Đây là con đường lai xa kèm theo đa bội hoá, nghĩa là trong tế bào của thể đa bội có bộ nhiễm sắc thể 2 loài bố, mẹ. Cơ thể lai xa thường bắt thụ vì bộ NST của 2 loài khác nhau thường không giống nhau về số lượng, hình thái và cách sắp xếp, do vậy ở kỳ đầu của lần phân bào thứ nhất của giảm phân không xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các NST cùng nguồn, trở ngại cho quá trình phát sinh giao tử. Tuy nhiên, nếu xảy ra đa bội hoá (từ 2n - 4n) thì quá trình giảm phân có thể tiến hành và cơ thể lai xa có khả năng sinh sản hữu tính.
Sơ đồ 2: Minh hoạ hiện tượng đa bội hoá khác nguồn
Lai xa và đa bội hoá là con đường phổ biến cho sự hình thành loài cùng khu ở thực vật.
Ví dụ:
Loài mận gai x Loài mận
Prunus Spinoa ↓ Prunus Đivaricata 2n = 32 2n = 16
Loài mận trồng 2n = 48
Phương thức này ít gặp ở động vật, vì ở động vật cơ chế cách ly sinh sản giữa 2 loài rất phức tạp, nhất là động vật bậc cao, sự đa bội hoá thường gây những rối loạn về giới tính...
Câu hỏi chương 9:
1. Loài và những dấu hiệu chung của loài sinh học là gì?
2. Nêu ra và giải thích việc sử dụng các tiêu chuẩn phân biệt hai loại gần nhau? 3. Nhìn nhận các loại theo quan điểm di truyền học?
4. Trình bày cấu trúc và tính toàn vẹn của loài. Loài trong các cấp độ tổ chức của sinh giới?
5. Bản chất của quá trình hình thành loài mới, hình thành loài cùng khu và loài khác khu?