b/ Tần số tương đối của các alen trong quần thể giao phố
7.7. SỰ CÁCH LY
Sự trao đổi đến giữa các quần thể trong loài, hoặc giữa các nhóm phân ly từ một quần thể gốc bị hạn chế hoặc bị cản trở hoàn toàn do một nhóm nhân tố gọi chung là cơ chế cách ly. Có thể phân biệt các dạng cách ly như sau:
Cách ly không gian: Các quần thể trong loài bị ngăn cách nhau bởi các chướng ngại địa lý như núi, biển đối với động vật ở cạn, dải đất liền đối với động vật ở nước (cách ly địa lý). Các quần thể trong loài còn có thể cách ly nhau bởi những khoảng cách lớn hơn tầm hoạt động kiếm ăn và sinh dục của các cá thể trong loài (cách ly khoảng cách).
Cách ly sinh thái: Mỗi nhóm cá thể trong quần thể hoặc mỗi quần thể trong loài có sự phân ly thích ứng với những điều kiện sinh thái khác nhau trong cùng một khu vực địa lý, do đó giữa chúng hình thành sự cách ly tương đối, không giao phối với nhau do chênh lệch về mùa sinh sản (thời kỳ ra hoa, đẻ trứng).
Cách ly sinh sản
Theo M. Mayr (1970) có thể phân biệt các mức độ như sau:
a. Cách ly trước giao phối
Không giao phối được do khác nhau về tập tính hoạt động sinh dục (cách ly tập tính) hoặc do không có tương hợp về cơ quan giao cấu (cách ly cơ học).
b. Cách ly sau giao phối
Giao phối được nhưng không xảy ra sự thụ tinh do giao tử bị chết. Thụ tinh được nhưng hợp tử bị chết. Hình thành hợp tử nhưng con bị chết ngay sau khi lọt lòng hoặc chết trước tuổi trưởng thành.
Con lai sống được đến tuổi trưởng thành nhưng không có khả năng sinh sản. Trong các trường hợp nêu trên, nguyên nhân cơ bản là do không có sự tương hợp giữa
hai bộ nhiễm sắc thể của bố mẹ về số lượng, hình thái, cấu trúc. Vì vậy còn được gọi là cách ly di truyền.
Sự cách ly ngăn ngừa sự giao phối tự do, do đó củng cố, tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong quần thể ban đầu. Cách ly không gian chia quần thể thành một số nhóm nhỏ, trong mỗi nhóm đó xảy ra giao phối gần, làm cho các alen lặn nằm trong cặp gen dị hợp được biểu hiện. Cách ly địa lý kéo dài là điều kiện cần thiết để mỗi nhóm đã phân hoá tích luỹ đột biến, làm cho kiểu trên sai khác nhau ngày càng nhiều. Cách ly địa lý, cách ly khoảng cách là điều kiện thuận lợi dẫn đến sự cách ly sinh thái. Cách ly di truyền và nhân tố quan trọng, kết thúc quá trình tiến hoá nhỏ. Trên thực tế, các cơ chế cách ly nói trên thường phối hợp với nhau, ít khi thấy sự cách ly giữa các loài được hình thành chỉ do một trong các cơ chế đó.
Câu hỏi chương 7:
1. Các nhân tố tiến hóa cơ bản: nhân tố tạo nguồn nguyên liệu tiến hóa, nhân tố ảnh hưởng vốn gen của quần thể, nhân tố quy định chiều hướng và nhịp độ tiến hóa và nhân tố tăng cường phân hóa nội bộ quần thể?
2. Vai trò của đột biến và giao phối trong tiến hóa là gì?
3. Vai trò của du nhập gen, sóng quần thể và biến động di truyền trong tiến hóa? 4. Phân tích nhân tố chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa?
5. Nêu các hình thức chọn lọc tự nhiên. Vai trò của các nhân tố tách ly trong tiến hóa?
Chương 8