Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn theo loại hình doanh nghiệp-

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍNDỤNG TRUNG HẠN VÀ DÀIHẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HẬU GIANG (Trang 72)

LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

4.4.1. Dư nợ trung và dài hạn phân theo loại hình doanh nghiệp

Bảng 17: Tình hình dư nợ trung và dài hạn phân theo loại hình doanh nghiệp Đơn vị tính: 1.000.000đ LOẠI HÌNH DN NĂM 2007 SO 2006 2008 SO 2007 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ 1. DN nhà nước 650 120 - -530 -81,5 -120 -100,0 2. Công ty TNHH 7.202 6.410 2.610 -792 -11,0 -3.800 -59,3 3. DNTN 37.042 25.664 14.152 -11.378 -30,7 -11.512 -44,9 4. Hợp tác xã 1.145 187 54 -958 -83,7 -133 -71,1 5. Hộ cá thể 38.904 50.177 59.926 11.273 29,0 9.749 19,4 Tổng 84.943 82.558 76.742 -2.385 -2,8 -5.816 -7,0

(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh, năm 2009) Ghi chú:

- DN: Doanh nghiệp

- TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

0,8% 0,1% 8,5% 8% Năm Năm 45,8% 2006 43,6% 60,7% 2007 31% 1,3% 0,2% DNTN 3% Công ty TNHH 18,5 % Hộ cá thể Năm 0,01% DNNN 2008 Hợp tác xã 78,49% CTCP, CTHD

Hình 6: Tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn phân theo loại hình doanh nghiệp

Nhìn vào bảng tổng hợp tình hình dư nợ cho vay trung và dài hạn phân theo loại hình doanh nghiệp ta dễ dang phát hiện ra có ba loại hình doanh nghiệp chưa có sựđầu tư của ngân hàng. Đó là loại hình công ty cổ phần, công ty hợp doanh và cuối cùng là loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Sở dĩ không có sựđầu tư của ngân hàng vào loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là vì trên địa Thị xã Vị Thanh nói riêng và tỉnh Hậu Giang nói chung chưa có sự xuất hiện của một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nào. Còn về công ty cổ phần và công ty hợp doanh cũng không có sựđầu tư của ngân hàng là vì trên địa bàn có rất ít công ty thuộc hai loại hình này và những công ty này cũng không có nhu cầu vay vốn ngân hàng để đầu tư vì nguồn lực tài chính của đa phần công ty dạng này khá mạnh. Một dẫn chứng sống động cho dạng công ty nói trên đó là Công ty Cổ phần mía đường Cần Thơđóng trên địa bàn Thị xã Vị Thanh.

4.4.1.1. Dư nợ cho vay trung và dài hạn vào DNNN

Dư nợ cho vay trung và dài hạn của ngân hàng vào các DNNN trong ba năm qua có sự sụt giảm khá mạnh và chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn. Cụ thể dư nợ thuộc dạng này trong năm 2006 là 650 Trđ và chiếm tỷ trọng là 0,8%, năm 2007 là 120 Trđ và chỉ chiếm 0,1% trong tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn. Và đến năm 2008 đã không có một khoản đầu tư trung và dài hạn nào của ngân hàng vào đối tượng này. Nguyên nhân làm cho dư nợ cho vay trung và dài hạn vào loại hình DNNN có sự sụt giảm nhanh chóng là do ngân hàng chủ động thắt chặt tín dụng đối với đối tượng này vì tính hiệu quả trong hoạt động của loại hình doanh nghiệp này không cao. Tuy vậy cũng có không ít DNNN trên địa bàn hoạt động khá hiệu quả đồng thời ban giám đốc cũng có đủ thiện chí để trả nợ như Công ty Bến xe tàu Hậu Giang, Công ty công trình đô thị Hậu Giang...Chính vì vậy trong tương lai gần ngân hàng cần nới lỏng điều kiện tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này để nó có thể tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng và đủ nguồn vốn đầu tư mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả hoạt động. Nếu thực hiện tốt điều này ngân hàng vừa có thể nâng cao thu nhập cho mình, tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNN phát triển, vừa có thể phục vụ cho lợi ích của nhân dân vì đa phần các dự án đầu tư của các DNNN đều nhằm mục đích cuối cùng là phục vụ nhân dân.

Một nguyên nhân khác làm cho dư nợ cho vay này luôn ở mức thấp là do Hậu Giang là một tỉnh mới chia tách và cón kém phát triển nên trên địa bàn có rất ít DNNN hoạt động và nhu cầu về nguồn vốn trung và dài hạn của các doanh nghiệp này là không lớn. Tuy nhiên, trong những năm sắp tới nhu cầu về nguồn vốn của các doanh nghiệp này có thể tăng đột biến vì có thể các công ty mẹ của những công ty này không đáp ứng nổi nhu cầu về nguồn vốn của các công ty con và vay vốn ngân hàng như một yêu cầu bắt buộc của các doanh nghiệp này. Đơn cử như công ty điện lực Hậu Giang có nhu cầu về nguồn vốn trung và dài hạn rất lớn để đầu tư mở rộng mạng lưới điện ở nhiều địa bàn nông thôn nhưng Tổng công ty Điện lực Việt Nam vẫn chưa phân bổ nguồn vốn kịp thời và vay ngân hàng là một giải pháp đã được Ban lãnh đạo Công ty điện lưc Hậu Giang nghĩ đến.

4.4.1.2. Dư nợ cho vay trung và dài hạn vào hộ gia đình và cá thể

Trong tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn của NHNo&PTNT Hậu Giang thì cho vay vào hộ gia đình và cá nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất và có tốc độ gia tăng khá nhanh. Năm 2006 dư nợ cho vay trung và dài hạn vào đối tượng này là 38.904 Trđ chiếm 45,8% trong tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn. Năm 2007 dư nợ này đã là 50.177 Trđ và chiếm đến 60,7% trong tổng dư nợ trung và dài hạn. Và đến năm 2008 dư nợ này tăng lên 59.926 Trđ trong khi tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn lại giảm làm cho tỷ trọng của nhóm dư nợ này lên đến 78%. Sở dĩ dư nợ cho vay trung và dài hạn vào đối tượng này chiếm tỷ trọng cao đến như vậy là do các nguyên nhân sau đây.

Thứ nhất, kinh tế của tỉnh Hậu Giang đa phần phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp mà cho vay nông nghiệp cũng đồng nghĩa với cho vay hộ gia đình vì hầu hết người dân sản xuất nông nghiệp theo hộ gia đình, ít canh tác theo loại hình hợp tác xã. Thứ hai, phần lớn các cơ sở sản xuất công nghiệp và TMDV trên địa bàn đều mang tính manh múng, nhỏ lẻ và do các cá nhân và hộ gia đình đầu sản xuất kinh doanh. Vì vậy cho vay vào lĩnh vực công nghiệp và TMDV cũng đa phần là cho vay vào đối tượng này. Thứ ba, tuy cá nhân và hộ gia đình thường vay với số vốn rất ít nhưng phần đông khác hàng đến nộp đơn xin vay vốn ngân hàng là cá nhân và hộ gia đình. Chính vì những điều đó đã làm cho dư nợ cho vay trung và dài hạn vào đối tượng cá nhân và hộ gia đình luôn chiếm tỷ trọng cao nhất.

Còn về sự gia tăng đều đặn của loại dư nợ này có thể được giải thích bằng những nguyên nhân sau đây. Như đã trình bày, trong năm 2007 cùng với sựổn định của thị trường các cá nhân và hộ gia đình đã đẩy mạnh hoạt động đầu tư trên mọi lĩnh vực từ nông nghiệp đến công nghiệp và TMDV với hy vọng mang lại một nguồn thu nhập cao và ổn định. Điều đó đã tạo ra sự gia tăng nhanh chóng trong dư nợ cho vay trung và dài hạn vào đối tượng này trong năm 2007 (29%). Bước sang năm 2008 loại dư nợ này vẫn có sự gia tăng với tốc độ khá cao (19,4%) nguyên nhân là do thị trường có những diễn biến phức tạp trong hơn 10 tháng đầu năm làm cho nhiều hộ gia đình và cá nhân không trảđược nợ cho ngân hàng vì thua lỗ. Trong khi đó một lượng không nhỏ khách hàng lại tăng cường vay vốn ngân hàng để sửa chữa và xây mới nhà ở do giá cả các mặt hàng vật liệu

xây dựng đột ngột sụt giảm vào những tháng cuối năm. Tất cả đã tạo ra sự gia tăng của dư nợ cho vay trung và dài hạn trong năm 2008. Tuy nhiên, trong nhưng năm sắp tới ngân hàng cần thận trọng trong cho vay cá nhân và hộ gia đình vì đa phần nhóm khách hàng này có trình độ quản lý tài chính thấp, quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ không chịu nổi áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường. Cộng thêm việc trong những năm gần đây thị trường có nhiều diễn biến phức tạp và rất khó dự báo điều gì xảy ra trong những năm sắp tới đặc biệt là trong năm 2009 và việc không trảđược nợ cho ngân hàng của nhóm khách hàng này là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

4.4.1.3. Dư nợ cho vay trung và dài hạn vào DNTN và công ty TNHH

Nhìn chung dư nợ cho vay trung và dài hạn vào DNTN và công ty TNHH đều rơi vào những hoàn cảnh khá giống nhau. Chiếm tỷ trọng khá trong tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn nhưng dư nợđầu tư của ngân hàng vào hai loại hình doanh nghiệp này luôn có sự sụt giảm trong hai năm qua. Trong khi dư nợ cho vay trung và dài hạn vào DNTN chiếm tỷ trọng cao thứ hai sau dư nợ cho vay vào cá nhân và hộ gia đình (chiếm tỷ trọng 43,6% năm 2006, 31% năm 2007 và 18% năm 2008) thì tỷ trọng dư nợ cho vay này vào công ty TNHH lại đứng vị trí thứ ba trong tổng dư nợ trung và dài hạn (chiếm 8,5% năm 2006, 8% năm 2007, 3% năm 2008).

Sở dĩ dư nợ cho vay vào hai loại hình doanh nghiệp này chiếm tỷ trong khá cao như vậy là vì trên địa bàn Thị xã Vị Thanh hai loại hình doanh nghiệp nay rất phổ biến, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội ở địa phương và loại hình phổ biến hơn là loại hình DNTN. Điều này cũng phần nào nói lên được tại sao tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn vào DNTN lại cao hơn công ty TNHH. Một lý do khác cũng làm cho dư nợ cho vay trung và dài hạn vào DNTN lớn hơn vào công ty TNHH là vì trên địa bàn hầu như những công ty TNHH đều kinh doanh trong lĩnh vực TMDV nên nhu cầu về nguồn vốn trung và dài hạn là không cao. Trong khi đó đa phần các DNTN trên địa bàn là các cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp nhỏ lẻ nên nhu cầu về nguồn vốn để mở rộng đầu tư là rất lớn đặc biệt là nguồn vốn có thời hạn dài.

Còn về phần sụt giảm của hai loại dư nợ này trong những năm gần đây được giải thích bằng các nguyên nhân sau đây. Thứ nhất là do trong những năm

này nền kinh tế có những biểu hiện bất thường làm cho các DNTN và công ty TNHH chủ động thu hẹp hoạt động và cắt giảm đầu tư. Thứ hai là do trong hai năm 2007 và 2008 lãi suất ngân hàng luôn có những biến động theo chiều hướng gia tăng làm cho các DNTN và công ty TNHH e ngại vay vốn vì không thể chịu nổi gánh nặng về chi phí trả lãi tiền vay.Và cuối cùng là do trong giai đoạn này nguồn vốn kinh doanh của NHNo&PTNT Hậu Giang còn hạn chế nên ngân hàng hạn chế cho vay đối với hai đối tượng này thay vào đó là đẩy mạnh cho vay ngắn hạn vào lĩnh vực nông nghiệp theo đúng sứ mạng phát triển nông nghiệp của mình. Tuy nhiên trong những năm sắp tới ngân hàng cần chủ động tăng cường cho vay trung và dài hạn vào hai loại hình doanh nghiệp này vì đây là những khoản đầu tư ít tốn chi phí nghiệp vụ do các khoản vay của các đối tượng này khá lớn nhưng lại nguồn thu khá ổn định và lâu dài. Mặt khác theo dự báo của nhiều chuyên gia kinh tế môi trường kinh doanh của Việt Nam trong những năm sắp tới sẽ có nhiều khởi sắc và các doanh nghiệp sẽ hoạt động hiệu quả hơn vào sự khởi sắc này.

4.4.1.4. Dư nợ cho vay trung và dài hạn vào hợp tác xã

Nhìn chung trong ba năm qua tỷ trọng cho vay trung và dài hạn của NHNo&PTNT Hậu Giang vào loại hình hợp tác xã chiếm rất thấp và đang có chiều hướng sụt giảm nhanh. Cụ thể, trong năm 2006 dư nợ cho vay trung và dài hạn vào loại hình này là 1.145 Trđ và chiếm 1,3%, nhưng đến năm 2007 dư nợ này giảm xuống còn 187 Trđ và chỉ chiếm tỷ trọng 0,2%. Bước sang năm 2008 sự sụt giảm đó tiếp tục xảy ra và dư nợ cho vay này chỉ còn 54 Trđ và tỷ trọng chỉ có 0,01% trong tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn. Sở dĩ có sự sụt giảm này là do trong những năm gần đây hầu hết các hợp tác xã trên địa bàn đều hoạt động kém hiệu quả khiến cho ngân hàng chủ động thu hồi vốn và thắt chặt điều kiện tín dụng đối với loại hình này. Nguyên nhân làm cho hoạt động của các hợp tác xã kém hiệu quả là do cơ chế quản lý chưa được rõ ràng, vai trò của chủ nhiệm hợp tác xã còn mờ nhạt, nhiều xã viên không giữ đúng cam kết đã ký khi gia nhập hợp tác xã. Có thể đơn cử như sự việc của hợp tác xã trồng khóm xã Hỏa Tiến Thị xã Vị Thanh, vài năm trước khi giá khóm còn bất bênh và hiệu quả trồng khóm còn thấp nhiều hộ đã gia nhập hợp tác xã để nhận sự giúp đỡ về kỷ thuật và cam kết bán khóm theo hợp đồng mua bán được ký kết giữa hợp tác xã

và khách hàng. Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây nhiều hộđổ xô bán khóm cho các thương lái khi giá khóm trên thị trường cao hơn giá của hợp tác xã đã ký kết với bên mua trước đó. Điều này đã làm cho hợp tác xã không đủ lượng hàng để bán cho bên mua và phải chịu những mức phạt vì không thực hiện đúng theo hợp đồng thương mại.

Một nguyên nhân khác khiến cho ngân hàng thắt chặt điều kiện tín dụng đối với hợp tác xã là do nhiều hợp tác xã được thành lập nhưng không đi vào hoạt động hoặc hoạt đồng cầm chừng để vay vốn ngân hàng phục vụ cho những mục đích khác nhau của xã viên, không thực hiện đúng theo mục đích sử dụng vốn được ký kết theo hợp đồng tín dụng. Điều đó đã khiến ngân hàng mạnh dạng thu hồi vốn trước hạn tạo ra sự sụt giảm nhanh chóng trong dư nợ cho vay trung và dài hạn vào loại hình hợp tác xã.

4.4.2. Phân tích tình hình nợ xấu trung và dài hạn phân theo loại hình doanh nghiệp doanh nghiệp

Bảng 18: Tổng hợp tình hình nợ xấu trung và dài hạn phân theo loại hình doanh nghiệp trong ba năm (2006-2008)

Đơn vị tính: 1.000.000đ LOẠI HÌNH DN NĂM 2007 SO 2006 2008 SO 2007 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ 1. Công ty TNHH 1.560 1.560 2. DNTN 2.500 11.650 2.500 9.150 366,0 3. Hợp tác xã 54 54 4. Hộ cá thể 50 403 24.283 353 706,0 23.880 5.729,0 Tổng 50 2.718 37.547 2.853 5.706,0 34.644 1.193,0

(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh, năm 2009) Ghi chú:

- TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

13,9% Năm Năm 2006 2007 100% 86,1% 4,2% DNTN Hộ kinh doanh cá thể Năm DNNN 2008 31% Công ty TNHH 64,7% Hợp tác xã 0,1% DN có vốn ĐTNN Công ty cổ phần, hợp danh

Hình 7: Tỷ trọng nợ xấu trung và dài hạn phân theo loại hình doanh nghiệp

Nhìn vào hai bảng tổng hợp tình hình dư nợ và nợ xấu trong cho vay trung và dài hạn phân theo loại hình doanh nghiệp chúng ta dễ dàng nhận ra có một loại hình doanh nghiệp tuy có vay vốn ngân hàng nhưng không có nợ xấu trong ba năm qua đó là loại hình DNNN. Mặc dầu hoạt động của các doanh nghiệp thuộc loại hình này đạt hiệu quả không cao trong những năm gần đây nhưng ngân hàng không để xảy ra một khoản nợ xấu nào. Từđó cho thấy ngân hàng rất chú trọng đến công tác thẩm định và lựa chọn những khách hàng thuộc loại hình

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍNDỤNG TRUNG HẠN VÀ DÀIHẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HẬU GIANG (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)