Phân tích chỉ số nợ xấu trên dư nợ trung và dài hạn phân theo

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍNDỤNG TRUNG HẠN VÀ DÀIHẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HẬU GIANG (Trang 82)

hình doanh nghiệp

Bảng 19: Chỉ số nợ xấu trên dư nợ trung và dài hạn phân theo loại hình doanh nghiệp trong ba năm (2006-2008)

Đơn vị tính:% LOẠI HÌNH DN NĂM 2006 2007 2008 1. Công ty TNHH 0 0 59,8 2. DNTN 0 9,7 82,3 3. Hợp tác xã 0 0 100,0 4. Hộ cá thể 0,1 0,8 40,5

(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh, năm 2009) Chi chú: - DN: Doanh nghiệp; DNTN: Doanh nghiệp tư nhân

- TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

Việc phân tích chỉ số nợ xấu trên dư nợ trung và dài hạn phân theo loại hình doanh nghiệp có thể giúp ngân hàng biết được cho vay trung và dài hạn vào loại hình doanh nghiệp nào dễ xảy ra nợ xấu nhất và loại hình doanh nghiệp nào là ít xảy ra nợ xấu nhất trong quá khứ. Thông qua đó ngân hàng có thể dự báo được trong tương lai cho vay vào loại hình doanh nghiệp nào ít gặp phải rủi ro và đạt

hiệu quả cao hơn, từđó có những chính sách phát triển tín dụng một cách hợp lý nhất.

Trong năm 2006 nợ xấu trung và dài hạn là không đáng kể và chỉ xảy ra trong cho vay hộ cá thể nhưng với tỷ lệ rất thấp, 0,1% các khoản cho vay vào đối tượng này bị xếp vào nhóm nợ xấu mà nguyên nhân của sự việc này đã được giải thích nhiều ở phần trước. Bước sang năm 2007 có 9,7 % dư nợ cho vay trung và dài hạn vào DNTN và 0,8% cho vay vào hộ cá thể bị xếp vào nhóm nợ xấu còn các khoản cho vay vào các loại hình doanh nghiệp khác đều không phát sinh nợ xấu. Nhưng đến năm 2008 có đến bốn trong năm loại hình doanh nghiêp mà ngân hàng có đầu tư trung và dài hạn phát sinh nợ xấu. Trước hết là hợp tác xã với 100% dư nợđều là nợ xấu mà nguyên nhân của nó đã được giải thích rõ ràng trong phần phân tích nợ xấu vào hợp tác xã. Tiếp theo là các khoản đầu tư trung và dài hạn vào loại hình DNTN, có đến 82,3% các khoản cho vay vào loại hình doanh nghiệp này bị xếp vào nhóm nợ xấu mà nguyên nhân xâu xa của nó chính là sự bất ổn của nền kinh tếđã làm cho hầu hết các doanh nghiệp thuộc loại hình doanh nghiệp này trên địa bàn hoạt động không hiệu quả và không có khả năng trả nợ theo đúng cam kết với ngân hàng. Cũng trong năm này có đến 59,8% dư nợ cho vay trung và dài hạn vào công ty TNHH bị xếp vào nhóm nợ xấu, mà nguyên nhân của nó cũng tương tự như trường hợp của DNTN. Và cuối cùng là hộ cá thể, có đến 40,5% dư nợ cho vay trung và dài hạn vào đối tượng này là nợ xấu mà nguyên nhân của nó cũng chính là do sự bất ổn của nền kinh tế, cụ thể là sự sụt giảm về chất lượng của những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất ngân hàng… Trong năm 2008 chỉ có duy nhất một loại hình doanh nghiệp không xảy ra nợ xấu đó là loại hình DNNN, sở dĩ như vậy là vì dư nợ cho vay của ngân hàng vào đối tượng này trong năm là rất thấp chỉ có vài khoản vay và các khoản vay này đều được thu hồi đúng hạn.

4.5. TỔNG HỢP NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN

Nhìn chung hoạt động tín dụng trung và dài hạn cũng giống như hầu hết các NHTM khác đều chụi ảnh hưởng bởi những yếu tố sau đây:

- Chính sách điều tiết thị trường tài chính ngân hàng của NHNN, đặc biệt là chính sách lãi suất. Một khi lãi suất cơ bản theo quy định của NHNN thay đổi sẽ

kéo theo sự thay đổi của lãi suất huy động vì vậy cũng làm cho lãi suất cho vay của ngân hàng cũng giao động theo. Cho dù lãi suất này giao động theo chiều hướng tăng hay giảm đều gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng, đặc biệt là trung và dài hạn.

- Lạm phát cũng có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của ngân hàng, một khi lạm phát ở mức cao sẽ làm cho hầu hết mọi thành phần kinh tế gặp khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh không mang lại hiệu quả và việc các khoản nợ xấu gia tăng là điều không tránh khỏi.

- Diễn biến tình hình thời tiết cũng trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng trung và dài hạn vì đa phần khách hàng đến vay vốn ngân hàng là nông dân sản xuất nông nghiệp nên hiệu quả của các khoản đầu tư này phụ thuộc vào thời tiết là điều đương nhiên.

- Sự biến động của hầu hết các thị trường hàng hóa dịch vụ đều có ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng từ thị trường dầu mỏ, nguyên vật liệu xây dựng, thị trường bất động sản, thị trường ngoại hối….Đáng chú ý nhất là sự biến động của thị trường vật tư nông nghiệp vì như đã trình bày đa phần khách hàng của ngân hàng là nông dân sản xuất nông nghiệp nên sự biến động gia tăng của giá cả các mặt hàng này làm cho hiệu quả sản xuất sụt giảm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của họ.

- Chính sách thu hút đầu tư của tỉnh nhà cũng có những tác động nhất định đối với hoạt động tín dụng trung và dài hạn nói riêng và cả hoạt động tín dụng của ngân hàng nói chung. Thật vậy, khi chính sách thu hút vốn đầu tư của tỉnh nhà hợp lý sẽ thu hút được nhiều dự án đầu tư mới và vì vậy cơ hội để ngân hàng cung cấp tín dụng cho những dự án đầu tư này cũng tăng theo và ngược lại.

Chương 5

NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

5.1. NHỮNG MẶT ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ CỦA NGÂN HÀNG 5.1.1. Những mặt đạt được của ngân hàng trong ba năm qua 5.1.1. Những mặt đạt được của ngân hàng trong ba năm qua

Ø Công tác quản trị thanh khoản đạt hiệu quả cao

Trong ba năm qua quỹ dự trữ thanh khoản của ngân hàng luôn được duy trì ở mức hợp lý (từ 8.113 Trđđến 9.116 Trđ) vừa đảm bảo khả năng thanh toán vừa đảm bảo tiết kiệm được chi phí hoạt động. Đáng chú ý nhất là trong năm 2008 mặc dầu nền kinh tế có nhiều biến động, lượng khách hàng đến gửi và rút tiền tăng giảm khó lường nhưng ngân hàng vẫn duy trì một lượng thanh khoản hợp lý (8.650 trđ) vừa đảm bảo không xảy ra rủi ro thanh khoản vừa góp phần tiết kiệm chi phí hoạt động.

Ø Vốn huy động có tốc độ tăng trưởng khá và ổn định

Là một NHTM Nhà nước nên NHNo&PTNT Hậu Giang dành được sự tin tưởng tuyệt đối của tất cả các khách hàng có nhu cầu gửi tiền trên địa bàn. Vì vậy công tác huy động vốn của ngân hàng gặp khá nhiều thuận lợi và đạt được kết quả khá khả quan. Thật vậy, tuy trong gần hai năm trở lại đây nền kinh tế có nhiều dấu hiệu của sự suy thoái nhưng công tác huy động vốn của ngân hàng vẫn đạt hiệu quả khá cao, cụ thể năm 2007 tăng 4,78% so với năm 2006 và năm 2008 tăng 11,55% so với năm 2007 và đạt đến 280.245 Trđ.

Ø Công tác thu hồi vốn luôn được chú trọng và đã phát huy được hiệu quả

Thật vậy trong ba năm qua ngân hàng luôn dành nhiều sự quan tâm đến công tác thu hồi vốn từ việc thu hồi những khoản nợ trong hạn, nợ xấu đến việc tận thu những khoản nợ đã xảy ra rủi ro, kết quả là hệ số thu nợ luôn đạt từ 92 đến 112%.

Ø Tổng giá trị tài sản đảm bảo luôn được duy trì ở mức hợp lý

Trong ba năm qua ngân hàng luôn chú trọng duy trì chỉ số tổng giá trị tài sản đảm bảo trên tổng dư nợ ở mức lớn hơn 1 và giá trị một khoản vay luôn từ 75% giá trị tài sản đảm bảo cho khoản vay đó trở xuống. Điều này có nghĩa là

một khi rủi ro tín dụng xảy ra ngân hàng vẫn đảm bảo thu hồi được 100% số vốn đã đầu tư.

Ø Cơ cấu dư nợ trung và dài hạn phân theo ngành kinh tế có những chuyển biến theo chiều hướng tích cực

Là một NHTM mang trên mình sứ mạng phát triển nền nông nghiệp nước nhà nhưng cơ cấu đầu tư trung và dài hạn vào ngành nông nghiệp còn chiếm một tỷ trong rất nhỏ trong những năm trước đây. Vì vậy trong vài năm trở lại đây ngân hàng luôn chú trọng tăng dần tỷ trọng đầu tư vào ngành nông nghiệp. Kết quả là dư nợđầu tư trung và dài hạn của ngân hàng vào ngành nông nghiệp có sự gia tăng với tốc độ khá cao làm cho tỷ trọng đầu tư trung và dài hạn vào ngành này của có sự gia tăng đáng kể.

Ø Tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn có sự gia tăng

Trong vòng ba năm trở lại đây ngân hàng luôn dành nhiều sự quan tâm cho hoạt động tín dụng trung và dài hạn, kết quả là trong ba năm qua dư nợ cho vay trung và dài hạn luôn chiếm khoảng 30% trong tổng dư nợ. Tuy nhiên kết quả này vẫn chưa làm cho Ban lãnh đạo ngân hàng cảm thấy hài lòng vì vậy ngân hàng đã đặt ra mục tiêu tăng tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn lên 40% trong năm 2009.

Ø Tổng quỹ dự phòng có chiều hướng giảm

Quỹ dự phòng là nguồn tài chính dự trữ để ngân hàng bù đắp thiệt hại khi xảy ra rủi tín dụng và nó được trích lập theo những quy định cụ thể của NHNN. Sự sụt giảm của tổng quỹ dự phòng chứng tỏ các khoản đầu tư của ngân hàng có mức độ rủi ro thấp hơn những năm trước. Đồng thời sự sụt giảm của quỹ dự phòng còn giúp ngân hàng tiết kiệm được một lượng chi phí đáng kể trong hoạt động.

Ø Mức độ nhận biết của khách hàng về ngân hàng là rất cao

Là một trong những NHTM xuất hiện sớm nhất trên địa bàn Thị xã Vị Thanh nên NHNo&PTNT Hậu Giang có một lượng khách hàng truyền thống đông đảo và cũng vì vậy mức độ nhận biết về ngân hàng của hầu hết người dân trên địa bàn là rất cao, cao nhất trong các NHTM có mặt trên địa bàn. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho mọi hoạt động của ngân hàng từ huy động vốn đến hoạt động tín dụng và cả những dịch vụ cung cấp. Sở dĩ có được thành tựu này là

do trong nhiều năm nay tập thể cán bộ công nhân viên của NHNo&PTNT Hậu Giang không ngừng nổ lực học hỏi và phục vụ tận tình đối với mọi khách hàng có nhu cầu giao dịch với ngân hàng.

Ø Thực hiện tốt vay trò điều tiết vĩ mô của một NHTM

Do là một NHTM Nhà nước và có một lượng khách hàng truyền thống đông đảo nên hầu hết những chính sách điều tiết vĩ mô của Chính phủ liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân hàng đều được NHNo&PTNT Hậu Giang tuân thủ và phổ biến trực tiếp đến tất cả các khách hàng của mình, qua đó gián tiếp phổ biến những chính sách này đến tất cả mọi người dân Hậu Giang.

5.1.2. Những mặt còn hạn chế

Ø Tổng dư nợ và dư nợ trung và dài hạn của ngân hàng có sự sụt giảm nghiêm trọng

Trong ba năm qua tổng dư nợ cũng như dư nợ cho vay trung và dài hạn của ngân hàng đều có sự sụt giảm nhanh chóng. Cụ thể tổng dư nợ giảm từ 295.993 Trđ năm 2006 xuống còn 252.803 Trđ năm 2008. Trong khi đó dư nợ cho vay trung và dài hạn giảm từ 84.943 Trđ năm 2006 xuống chỉ còn 76.742 Trđ trong năm 2008.

Ø Nợ xấu trung và dài hạn có sự gia tăng nhanh chóng

Trong ba năm qua nợ xấu trung và dài hạn có sự gia tăng với một tốc độ đáng kinh ngạc. Trong khi năm 2006 tổng nợ xấu trung và dài hạn chỉ có 50 Trđ nhưng đến năm 2007 con số này đã là 2.903 Trđ. Không dừng lại ởđó, đến năm 2008 tổng nợ xấu trung và dài hạn của ngân hàng đã tăng lên đến 37.547 Trđ và nợ xấu chiếm đến 48,9% trong tổng dư nợ trung và dài hạn.

Ø Cơ cấu dư nợ trung và dài hạn phân theo loại hình doanh nghiệp chưa hợp lý

Trong tổng dư nợ của ngân hàng nói chung và dư nợ cho vay trung và dài hạn nói riêng đa phần là đầu tư vào hộ cá thể và DNTN, đây là những đối tượng có năng lực quản trị nguồn vốn thấp và hiệu quả sử dụng vốn không cao. Vì vậy cho vay vào hai nhóm đối tượng này mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng hơn đầu tư vào các loại hình doanh nghiệp khác như công ty TNHH, DNNN và CTCP.

Ø Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ trong cho vay trung và dài hạn năm 2008 quá cao và vượt xa mức an toàn theo quy định của NHNN

Năm 2008 tỷ lệ này lên đến 48,9% vượt xa mức an toàn theo quy định của NHNN (tối đa 3%) và đặt ngân hàng vào trạng thái mất an toàn nghiêm trọng.

Ø Cho vay trung và dài hạn vào hai ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ gặp nhiều khó khăn

Trong ba năm qua trong khi dư nợ cho vay trung và dài hạn vào hai ngành này có sự sụt giảm khá nhanh thì nợ xấu có sự gia tăng với tốc độ chóng mặt. Cụ thể trong khi dư nợ giảm từ 73.808 Trđ năm 2006 xuống 57.727 Trđ năm 2008 thì nợ xấu lại tăng từ 50 Trđ năm 2006 lên đến 27.377 Trđ năm 2008.

Ø Đầu tư trung và dài hạn vào loại hình hộ cá thểđạt hiệu quả thấp

Trong khi dư nợđầu tư trung và dài hạn vào loại hình hộ cá thể chỉ tăng đôi chút và chỉđạt 59.926 Trđ năm 2008 thì nợ xấu khi cho vay vào loại hình này lại gia tăng với tốc độ nhanh chống và lên đến 24.283 Trđ.

Ø Tiềm lực tài chính còn yếu

Tuy là chi nhánh cấp 1 của một NHTM Nhà nước nhưng nguồn vốn do NHNo&PTNT TW phân bổ còn rất hạn chế và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển chung của ngân hàng. Tính đến năm 2008 nguồn vốn phân bổ của NHNo&PTNT TW cho NHNo&PTNT Hậu Giang bằng không và tổng nguồn vốn của ngân hàng chỉ có 271.922 Trđ, một con hết sức khiêm tốn khi so sánh với một số chi nhánh của các NHTM khác có mặt trên địa bàn. Đây thật sự là một yếu điểm của ngân hàng trong việc cạnh tranh với các đối thủ trên địa bàn về một nghiệp vụ cần một lượng vốn đầu tư lớn như nghiệp vụ tín dụng. Đồng thời điều đó cũng đã gây ra không ít khó khăn cho ngân hàng trong việc đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm phục vụ cho sự phát triển của ngân hàng trong tương lai. Mặt khác một khi nguồn lực tài chính yếu thì ngân hàng không thểđầu tư vào những dự án lớn cần nhiều vốn đồng thời bỏ qua những cơ hội đầu tư hiệu quả.

Ø Chênh lệch thu nhập lãi còn thấp và có chiều hướng giảm

Trong năm 2006 chênh lệch thu nhập lãi của ngân hàng là 0,45%, năm 2007 là 0,40% và đến năm 2008 chỉ còn 0,15%. Việc chênh lệch thu nhập lãi quá thấp khiến ngân hàng phải gánh chịu thua lỗ trong năm 2008 vì thu nhập này không

đủ để chi trả cho những chi phí hoạt động khác ngoài lãi của ngân hàng như chi phí nhân viên, chi phí văn phòng, và nhiều chi phí khác…

Ø Chi phí hoạt động của ngân hàng có sự gia tăng nhanh chóng

Trong ba năm qua chi phí hoạt động của ngân hàng có sự gia tăng với tốc độ chóng mặt trong đó đa phần là do sự gia tăng của chi phí trả lãi. Tổng chi phí hoạt động của ngân hàng trong năm 2006 chỉ là 36.444 Trđ nhưng đến năm 2008 đã tăng lên 155.598 Trđ và đây cũng chính là nguyên nhân gây ra sự thua lỗ hơn 13.000 Trđ trong năm 2008 của NHNo&PTNT Hậu Giang.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍNDỤNG TRUNG HẠN VÀ DÀIHẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HẬU GIANG (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)