Tình hình thu nợ trung và dài hạn phân theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍNDỤNG TRUNG HẠN VÀ DÀIHẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HẬU GIANG (Trang 64)

trong ba năm (2006-2008) Đơn vị tính: % CHỈ TIÊU NĂM 2006 2007 2008 Hệ số thu nợ 78 105 137 1. Nông nghiệp 2.280 77 50 2. CN & TMDV 70 96 728 3. Ngành khác 175 188 7

(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh, năm 2009) Ghi chú

- CN&TMDV: Công nghiệp và thương mại dịch vụ;

4.3.3.1. Tình hình thu nợ trung và dài hạn phân theo ngành nông nghiệp

Nhìn vào bảng tổng hợp hệ số thu nợ trung và dài hạn phân theo ngành kinh tế chúng ta dễ dàng nhận ra hệ số này phân theo ngành nông nghiệp trong năm 2006 đạt mức rất cao lên đến 2.280%, một điều rất hiếm xảy ra đối với hệ số thu nợở tất cả các NHTM. Nguyên nhân của hiện tượng bất thường này là do trong năm 2006 doanh số cho vay vào lĩnh vực nông nghiệp có sự sụt giảm nhanh chóng và chỉđạt ở mức rất thấp. Sự sụt giảm nhanh chóng của doanh số cho vay là do trong năm hoạt động canh tác của đa phần hộ nông dân trên địa bàn đều mang lại hiệu quả rất cao nên thu nhập của họ đã tự đáp ứng được nhu cầu về vốn đầu tư sản xuất và không cần phải vay thêm vốn ngân hàng. Mặt khác, trong năm hoạt động sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao nên nhiều hộđã có đủ khả năng để trả nợ cho ngân hàng mặc dầu các khoản nợ của họ chưa đến hạn. Chính điều đó làm doanh số thu nợ tăng nhanh và đạt khá cao, trực tiếp tạo ra sụt gia tăng đột biến của hệ số thu nợ.

Tuy nhiên bước sang năm 2007 và năm 2008 hệ số này đã quay vềđúng với bản chất thực tế của nó, cụ thể chỉ đạt 77% năm 2007 và 50% năm 2008. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu vì trong năm 2006 phần lớn các khoản cho vay vào ngành này đều được khách hàng hoàn trả nên bước sang năm 2007 và cả 2008 doanh số thu nợ đều sụt giảm và đạt mức rất thấp. Mặt khác trong hai năm này nhiều hộ đã đẩy mạnh vay vốn ngân hàng để đầu tư cải tạo vườn chuyển sang

canh tác lúa và cây công nghiệp ngắn ngày nên doanh số cho vay trong hai năm này là khá cao. Chính hai nguyên nhân trên đã làm cho hệ số thu nợ trung và dài hạn của ngân hàng phân theo ngành nông nghiệp đạt mức rất thấp trong hai năm 2007 và 2008.

4.3.3.2. Tình hình thu nợ trung và dài hạn trong hai ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ

Nhìn chung tình hình thu nợ trung và dài hạn phân theo hai ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ có những chuyển biến trái ngược đối với ngành nông nghiệp. Thật vậy, năm 2006 trong khi hệ số thu nợ trung và dài hạn phân vào ngành nông nghiệp cao ngất ngưỡng thì hệ số này trong hai ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ lại đạt một mức rất thấp, chỉ 70% nguồn vốn đầu tư vào hai ngành này trong năm được thu hồi. Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỷ số này ở mức thấp là do trước năm 2006 trên địa bàn có rất ít thành phần kinh tế tham gia hoạt động trong hai ngành này, vì vậy lượng vốn đầu tư trung và dài vào đối tượng này cũng rất ít và doanh số cho vay đạt ở mức thấp là điều đương nhiên. Chính điều đó cũng đã làm cho doanh số thu nợ trung và dài hạn phân vào dạng này ở mức thấp trong năm 2006 và tăng chậm trong năm 2007. Mặt khác, trong hai năm 2006 và 2007 trên địa bàn Thị xã Vị Thanh nhu cầu về nguồn vốn trung và dài hạn của các thành phần kinh tế tham gia trong hai ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ có sự gia tăng đáng kể mà nguyên nhân của nó chính là do sựổn định và hấp dẫn của thị trường nội địa. Như vậy, trong hai năm này doanh số thu nợ thấp trong khi doanh số cho vay đạt mức khá cao thì hệ số thu nợ trong cho vay trung và dài hạn thấp là điều hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng bước sang năm 2008, trong khi doanh số cho vay có dấu hiệu giảm sút do sự mất ổn định của nền kinh tế thì các khoản cho vay vào hai ngành này trong những năm trước lại đến hạn thu hồi. Chính điều đó đã làm hệ số thu nợ trung và dài hạn trong hai ngành này tăng nhanh chóng và đạt đến 728%.

4.3.3.3. Tình hình thu nợ trung và dài hạn phân theo nhóm ngành khác

Nhưđã trình bày trước đó, đa phần các khoản cho vay vào nhóm ngành này là cho vay tiêu dùng mà đặc biệt là sửa chữa nhà ở và cải thiện đời sống. Vì vậy một khi thu nhập của các tầng lớp dân cư ổn định thì lượng khách hàng đến vay vốn nhằm mục đích tiêu dùng sẽ giảm và nhóm khách hàng đến trả nợ cho những

khoản vay này tăng lên và trực tiếp tạo ra sự gia tăng của hệ số thu nợ. Điều đó có nghĩa là hệ số thu nợ trung và dài hạn phân theo nhóm ngành khác có sự biến động cùng chiều với thu nhập của đại đa số tầng lớp dân cư. Thật vậy, trong hai năm 2006 và 2007 nền kinh tế nước ta khá ổn định và phát triển khá nhanh, mọi thành phần kinh tếđều ăn nên làm ra nên nhu cầu về nguồn vốn trung và dài hạn để tiêu dùng và cải thiện đời sống có sự sụt giảm đáng kể và điều này đã làm cho doanh số cho vay trong hai năm 2006 và 2007 đạt khá thấp. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu làm cho hệ số thu nợ trung và dài hạn phân vào nhóm ngành khác đạt mức khá cao trong hai năm 2006 và 2007. Đến năm 2008, thị trường có nhiều biến động bất thường, nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ, hầu hết các thành phần kinh tếđều gặp nhiều khó khăn, thu nhập của mọi tầng lớp dân cư không ổn định trong khi lại gánh chịu một áp lực chi phí sinh hoạt khá lớn do lạm phát quá cao. Chính những nguyên nhân trên đã làm cho doanh số cho vay vào nhóm ngành này có sự gia tăng đồng thời doanh số thu nợ có sự sụt giảm nhanh chóng và điều đó đã trực tiếp làm cho hệ số thu nợ có sự sụt giảm nhanh chóng và chỉ đạt mức rất thấp 7% trong năm 2008.

4.3.4. Nợ xấu trung và dài hạn phân theo ngành kinh tế

Bảng 15: Tình hình nợ xấu trung và dài hạn phân theo nghành kinh tế trong ba năm (2006-2008) Đơn vị tính: 1.000.000đ NGÀNH KINH TẾ NĂM 2007 SO 2006 2008 SO 2007 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ 1. Nông nghiệp - - 639 - - 639 - 2. CN&TMDV 50 1,503 27,377 1453 29.060 25.874 1.721,5 3. Ngành khác - 1,400 9,531 1400 - 8.131 580,7 Tổng 50 2,903 37,547 2.853 57.606 34.644 1.193,4

(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh, năm 2009) Ghi chú: CN&TMDV: Công nghiệp và thương mại dịch vụ

Năm 48,2% Năm 51,2% 2006 2007 100% x b 1,8% 25,4% Công nghiệp và TMDV Năm 2008 Nông nghiệp 72,8% Ngành khác

Hình 5: Tỷ trọng nợ xấu trung và dài hạn phân theo ngành kinh tế 4.3.4.1. Nông nghiệp

Nhìn vào bảng tổng hợp tình hình nợ xấu và đồ thị biển diễn tỷ trọng nợ xấu phân theo ngành kinh tế chúng ta dễ dàng nhận ra trong hai năm liên tiếp 2006 và 2007 ngành nông nghiệp không có một khoản nợ xấu trung và dài hạn nào. Sở dĩ như vậy là vì trong hai năm này hoạt động nông nghiệp của hầu hết hộ nông dân trên địa bàn đều đạt hiệu quả tương đối và mang lại thu nhập khá cao. Hoạt động nông nghiệp mang lại hiệu quả như vậy là nhờ sự thuận lợi của các yếu tố thời tiết cộng với sựổn định vềđầu ra và giá cả của thị trường nông sản trong khi chi phí sản xuất (phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc…) còn khá thấp và ổn định. Mặt khác trong hai năm này lãi suất cho vay của ngân hàng còn khá thấp và ít biến động giúp những hộ có vay vốn trung và dài hạn của ngân hàng giảm bớt được gánh nặng trả lãi và chủ động được chi phí sản xuất nên hầu hết đều trả được nợ gốc và lãi đúng hạn cho ngân hàng. Một nguyên nhân khác làm không phát sinh nợ xấu trung và dài hạn phân theo ngành nông nghiệp là do trong hai

năm này dư nợ cho vay trung và dài hạn vào đối tượng này rất ít nên công tác thẩm định khách hàng và kiểm tra sau cho vay khá nhẹ nhàn, chính xác và phát huy được hiệu quả tối đa, góp phần hạn chếđến mức thấp nhất nợ xấu.

Nhưng bước sang năm 2008, thời tiết có nhiều diễn biến thất thường, dịch bệnh liên tục bùng phát, thị trường các sản phẩm nông nghiệp và nguyên liệu đầu vào sản xuất nông nghiệp liên tục biến động theo chiều hướng tiêu cực đã làm cho hoạt động sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Nhiều hộ gia đình trên địa bàn bị thất thu thậm chí còn mất trắng do thời tiết và dịch bên kéo dài. Điều này đã làm cho nhiều hộ gia đình không đủ nguồn thu để trả nợ cho ngân hàng theo cam kết và các khoản nợ của họ được phân vào nhóm nợ xấu. Đây chính là nguyên nhân xâu xa nhất tạo ra sự gia tăng nhanh chónh của nợ xấu cho vay trung và dài hạn vào ngành nông nghiệp.

4.3.4.2 Công nghiệp và Thương mại dịch vụ

Nhìn chung trong ba năm qua nợ xấu trung và dài hạn của ngân hàng phân theo hai ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ luôn có sự gia tăng nhanh chóng và chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nợ xấu trung và dài hạn. Trong năm 2006 nợ xấu trung và dài hạn vào hai lĩnh vực này là 50 Trđ và chiếm 100% tổng nợ xấu trung và dài hạn. Nhưđã trình bày, trong năm 2006 nền kinh tế phát triển khá nhanh và ổn định, hầu như mọi thành phần kinh tế đều ăn nên làm ra nên phần lớn khoản vay của các khách đều được hoàn trả đúng cam kết với ngân hàng. Tuy nhiên cũng có một số ít hộ vay vốn đầu tư vào tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn bị thua lỗ do trong thời gian đó đầu ra của mặt hàng này chưa cao và chưa ổn định. Vì vậy làm cho số ít hộ này gặp thua lỗ dẫn đến nợ xấu trung và dài hạn trong năm 2006 là 50 Trđ và tất cả đều là các khoản nợ đầu tư vào tiểu thủ công nghiệp.

Tuy nhiên, đến năm 2007 nợ xấu trung và dài hạn phân theo hai ngành này có sự gia tăng nhanh chóng và lên đến 1.503 Trđ. Trong năm, mặt dầu nền kinh tế phát triển khá nhanh và khá ổn định nhưng nhiều doanh nghiệp cũ kinh doanh trên địa bàn vẫn gặp phải nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do sự cạnh tranh của các doanh nghiệp từ các địa phương khác mới đến với công nghệ máy móc hiện đại hơn, cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ tốt hơn và có nguồn tài chính mạnh mẽ hơn. Có thể dễ dàng nêu ra những ngành nghề xảy ra thực trạng như trên như

dịch vụ mua bán điện thoại di động với sự xuất hiện của nhiều công ty hàng đầu Việt Nam như Vietel, Samsungvina, FPT. Nghề đóng ghe tàu cũng có sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp mới từ các tỉnh lân cận như hai công ty Kiên Giang Composite và Cà Mau Composite, về dịch vụ giao thông vận tải cũng có sự tham gia của nhiều công ty hàng đầu Viêt Nam như: CTCPGTVT Mai Linh, CTCPGTVT Sài Gòn…Tất cả đã làm cho các doanh nghiệp củ trên địa bàn không thể cạnh tranh nổi và gặp phải nhiều khó khăn trong hoạt động trực tiếp dẫn đến sự gia tăng của nợ xấu trung và dài hạn phân theo hay ngành này trong năm 2007.

Bước sang năm 2008 nền kinh tế bắt đầu rơi vào tình trạng suy thoái khiến hầu hết các TCKT và cá nhân hoạt động trong hai ngành công nghiệp và TMDV đều gặp phải nhiều khó khăn và rơi vào tình trạng thua lỗ. Mà minh chứng sống động nhất cho sự thua lỗ này chính là Xí nghiệp chế biến lương thực Hậu Giang, Xí nghiệp in báo Hậu Giang, DNTN Huỳnh Bé...Vì vậy việc trả nợ của nhóm khách hàng này gặp rất nhiều hạn chế và đa phần các khoản nợ của họđược xếp vào nhóm nợ xấu là điều không tránh khỏi. Điều này đã trực tiếp làm cho nợ xấu cho vay trung và dài hạn vào hai ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ trong năm 2008 có sự gia tăng nhanh chóng, cụ thể là tăng gần 20 lần so với năm 2007 và lên tới 27.377 Trđ.

4.3.4.3. Ngành khác

Trong năm 2006 khoản mục nợ xấu trung và dài hạn phân vào nhóm ngành khác là bằng không. Sở dĩ như vậy là vì như đã trình bày ở trên, khoản mục cho vay vào ngành khác đa phần là cho vay tiêu dùng vào mục đích cá nhân mà trong năm này hoạt động của hầu hết ngành kinh tế đều mang lại hiệu quả, thu nhập của nhiều cá nhân khá ổn định và họđủ khả năng trả nợ ngân hàng. Chính vì vậy trong năm đã không phát sinh một khoản nợ xấu trung và dài hạn phân theo ngành khác nào. Tuy nhiên, bước sang năm 2007 khoản mục này đã là 1.400 Trđ và chiếm đến 48,2% trong tổng nợ xấu trung và dài hạn. Sự gia tăng này là do trong năm có không ít hộ nông dân vay vốn nhằm mục đích sửa chữa và xây mới nhà ở bị mất mùa do dịch bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hoành hành vào những tháng cuối năm 2007. Vì vậy nhóm khách hàng này đa phần không đủ khả năng trả nợ theo những điều khoản trong hợp đồng tín dụng và các khoản nợ của họ

được xếp vào nhóm nợ xấu là điều tất nhiên tạo ra sự gia tăng đột biến của khoản mục nợ xấu phân theo nhóm ngành khác.

Bước sang năm 2008 tình hình còn diễn biến tồi tệ hơn, hầu hết khách hàng cá nhân vay vốn nhằm mục đích chi tiêu thuộc mọi thành phần kinh tế đều gặp phải những khó khăn do sự suy thoái chung của cả nền kinh tế. Nông dân thì được mùa nhưng không bán được lúa do giá quá thấp đôi khi còn không có người mua, trong khi chi phí sản xuất và lãi ngân hàng lại quá cao. Công nhân viên chức thì điêu đứng vì cơn bảo lạm phát trong khi thu nhập của họ không tăng bao nhiêu so với trước đó. Những hộ kinh doanh nhỏ lẻ không kiếm được bao nhiêu đồng lời do mọi cá nhân đều thắt chặt chi tiêu. Tất cả đã làm cho nhóm khách hàng này không đủ khả năng để trả các khoản nợ đã vay theo đúng cam kết với ngân hàng và nợ xấu được phân vào nhóm này cũng có sự gia tăng nhanh chóng và lên đến 9.531 Trđ chiếm 24,5% trong tổng nợ xấu trung và dài hạn. Ngoài những nguyên nhân khách qua do nền kinh tế tạo ra thì sự gia tăng của nợ xấu trung và dài hạn vào lĩnh vực này còn có phần lỗi do chính sách tín dụng của ngân hàng. Thật vậy, trong năm 2008 ngân hàng chủ động đẩy mạnh chính sách cho vay có bảo lãnh đối với công nhân viên chức nhà nước trong khi lại không thẩm định chính xác khả năng tài chính của từng khách hàng. Năm 2008 khi cơn bảo giá xảy ra và kéo dài gần hết năm đã làm cho thu nhập vốn ít ỏi của họ đã không đủ để trả nợđúng hạn cho ngân hàng vì phải gánh chịu ấp lực khá lớn về chi phí sinh hoạt và nợ xấu phân vào nhóm này có sự gia tăng là điều tất yếu.

4.3.4. Phân tích chỉ số nợ xấu trên dư nợ trung và dài hạn phân theo ngành kinh tế

Việc phân tích chỉ số nợ xấu trên dư nợ trung và dài hạn phân theo ngành kinh tế có thể giúp ngân hàng biết được trong tổng số tiền ngân hàng cho vay vào một ngành nào đó có bao nhiêu phần trăm là nợ xấu. Từđó ngân hàng có thể biết

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍNDỤNG TRUNG HẠN VÀ DÀIHẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HẬU GIANG (Trang 64)