a) Chỉ số phân tích tổng quát nguồn vốn
Chỉ số này sẽ giúp nhà phân tích biết được cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. Mỗi một khoản mục nguồn vốn có những yêu cầu khác nhau về chi phí, tính thanh khoản, thời hạn hoàn trả…Do đó, ngân hàng cần phải quan sát đánh giá chính xác từng loại nguồn vốn để kịp thời có những chiến lược huy động vốn tốt nhất trong từng thời kỳ nhất định.
b) Dư nợ trên tổng nguồn vốn
Chỉ số này cho biết trong 1 đồng nguồn vốn có bao nhiêu đồng ngân hàng đem cho khách hàng vay.
c) Hệ số thu nợ
Chỉ số này cho biết hiệu quả về mặt thu hồi vốn của ngân hàng, chỉ số này càng lớn chứng tỏ công tác thu nợ của ngân hàng đạt hiệu quả càng cao.
d) Nợ xấu trên tổng dư nợ Tỷ trọng % từng khoản mục nguồn vốn Tổng nguồn vốn Số dư từng khoản mục nguồn vốn = X 100% Dư nợ trên tổng nguồn vốn Tổng nguồn vốn Tổng dư nợ = Hệ số thu nợ
Doanh số cho vay Doanh số thu nợ = Nợ xấu trên tổng dư nợ Tổng dư nợ Nợ xấu = X 100%
Chỉ số này cho chúng ta biết trong tổng dư nợ của ngân hàng có bao nhiêu phần trăm là nợ xấu (nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 theo quyết định phân loại nợ của NHNN), một ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên 3% được coi là xấu và cần phải đề phòng rủi ro tín dụng có thể xảy ra.
e) Vòng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng càng nhanh.
Trong đó dư nợ bình quân được tính theo công thức sau:
f) Chỉ tiêu nợ xấu trên tổng quỷ dự phòng rủi ro
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng bù đắp tổn thất của ngân hàng một khi rủi ro tín dụng xảy ra. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng bù đắp tổn thất của ngân hàng càng lớn.