Kiến nghị đối với NHNN

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍNDỤNG TRUNG HẠN VÀ DÀIHẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HẬU GIANG (Trang 94)

- Sự tồn tại và phát triển của các NHTM đòi hỏi phải có sự hổ trợ và quản lý chặt chẽ của NHNN thông qua các quy định, các chính sách, các công cụ thị trường mở…Vì thế NHNN cần có những quy định chặt chẽ và nhất quán về các chỉ số an toàn trong hoạt động, các quy định về lãi suất huy động, lãi suất cho vay nhằm tránh các ngân hàng tranh đua lãi suất giáp tiếp làm mất ổn định của cả nền kinh tế.

- Thực hiện các công cụ của thị trường mở một cách thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi để tất cả các NHTM quốc doanh cũng như ngoài quốc doanh tiếp cận được với nguồn vốn của NHNN một cách dễ dàng với chi phí thấp và thời gian cho vay hợp lý. Vì đây là nguồn vốn rất quan trọng giúp các ngân hàng giải quyết kịp thời nhu cầu thanh khoản và các nhu cầu sử dụng vốn đột xuất trong hoạt động kinh doanh.

- Về lãi suất cơ bản, NHNN cần nghiên cứu một cách cẩn trọng, dựa vào những biến động của thị trường để đưa ra một mức lãi suất cơ bản hợp lý vừa giúp các ngân hàng huy động được vốn vừa dễ dàng tìm được đầu ra cho nguồn vốn huy động đồng thời kích thích tăng trưởng của cả nền kinh tế.

- Để thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ NHNN không nên dựa vào các biện pháp hành chính mà phải thực hiện trên thị trường mở bằng cách huy động vốn thông qua bán chứng khoán với lãi suất hấp hẫn và thời gian rút vốn linh hoạt nhằm thu hút các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước tham gia thị trường mở.

6.2.2. Kiến nghịđối với NHNo&PTNT Việt Nam

- Ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam cần có chính sách điều chuyển vốn hợp lý và kịp thời nhằm tránh để xảy ra tình trạng thiếu vốn cục bộ của các ngân hàng chi nhánh cấp 1, như trường hợp đã xảy ra đối với NHNo&PTNT Hậu Giang trong năm 2008.

- Cần có những quy định cụ thể về thời gian tối đa để giải quyết yêu cầu điều chuyển vốn đến hoặc đi của các ngân hàng chi nhánh cấp 1, nhằm giúp các Ngân hàng chi nhánh chủ động hơn trong sử dụng nguồn vốn và nâng cao được hiệu quả hoạt động.

- Thường xuyên mở các lớp tập huấn nghiệp vụ cho tất cả cán bộ công nhân viên trong toàn hệ thống đặc biệt là cán bộ quản lý chủ chốt tại các chi nhánh cấp 1 vì đây là những người có vai trò đặt biệt và quyết định hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống NHNo&PTNT.

- Đề ra những chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh, các chỉ số đảm bảo an toàn phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh và đặc thù của từng chi nhánh.

- Và cuối cùng cần tăng cường sự hỗ trợ nghiệp vụ đối với những chi nhánh mới thành lập, như chi nhánh Hậu Giang nhằm tránh để xảy ra những sai lầm đáng tiếc do thiếu kinh nghiệm của nhân viên và cả Ban giám đốc.

6.2.3. Kiến nghịđối với các cơ quan chức năng

- Ủy ban nhân dân tỉnh cần trực tiếp chỉ đạo cho Sở Tài nguyên Môi trường khẩn trương hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho các cá nhân và doanh nghiệp trên địa bàn.

- Cần có những chính sách phù hợp để đẩy mạnh thu hút đầu tư, đặc biệt là các dự án lớn và các dự án có vốn đầu tư của nước ngoài.

- Thường xuyên thông báo thông tin về quy hoạch đất đai, giải tỏa cho tất cả mọi người dân được biết đặc biệt là các NHTM trên địa bàn.

- Phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên Môi trường cần đơn giản hoá thủ tục đăng ký thế chấp và giải chấp quyền sử dụng đất để tạo điều kiện thuận lợi cho mọi TCKT và cá nhân có nhu cầu vay vốn ngân hàng.

- Cần có những quy định cụ thể về việc thu phí xác nhận Đơn xin vay vốn của UBND các xã, phường trên địa bàn tỉnh nhằm tránh việc mõi nơi thu một mức gây những bức xúc trong quần chúng nhân dân.

- Việc xác nhận của UBND các xã phường về hồ sơ vay vốn của khách hàng phải tiến hành nhanh gọn, chính xác nhằm tránh gây ra những phiền hà cho khách hàng và thiệt hại cho ngân hàng.

6.2.4. Kiến nghịđối với Ban giám đốc NHNo&PTNT Hậu Giang

- Ban giám đốc cần thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các quy định của NHNN về đảm bảo an toàn trong hoạt động tại đơn vị mình và lập kế hoạch thời gian cụ thểđểđưa các chỉ số bịđánh giá là mất an toàn về mức an toàn.

- Lập danh sách nhân sự chưa đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn và có kế hoạch đào tạo phù hợp.

- Yêu cầu tất cả các chi nhánh cấp ba lập các kế hoạch kinh doanh hằng năm trong đó nêu lên những mục tiêu cần đạt được một cách rỏ ràng, cụ thể và đề ra những chỉ tiêu bắt buộc phải đạt được phù hợp với từng đơn vị.

- Tăng cường chính sách đãi ngộđể thu hút nhân tài từ nơi khác đến đồng thời tránh để xảy ra tình trạng chảy máu chất xám.

- Cần có chính sách luân chuyển cán bộ phù hợp nhằm trau dồi kinh nghiệm và nâng cao hiệu quả làm việc cho cán bộđang công tác tại đơn vị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lâm Ngọc Châu (2007). Luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Sóc Trăng, Đại học Cần Thơ.

2. Ths Thái Văn Đại (2007). Bài giảng Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại, tủ sách Đại học Cần Thơ.

3. Ths Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt (2008). Giáo trình Quản trị

ngân hàng thương mại, tủ sách Đại học Cần thơ.

4. Phạm Văn Được (2007). Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt

động tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Hòn Đất, Đại học Cần Thơ.

5. Đinh Thanh Trí (2007). Luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và trung hạn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quận Cái Răng, Đại học Cần thơ.

6. Ths Bùi Văn Trịnh, Ths Thái Văn Đại (2005). Bài giảng Tiền tệ ngân hàng, tủ sách Đại học Cần Thơ.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍNDỤNG TRUNG HẠN VÀ DÀIHẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HẬU GIANG (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)