Tình hình tài sản

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍNDỤNG TRUNG HẠN VÀ DÀIHẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HẬU GIANG (Trang 39)

Ø Dự trữ thanh toán

Tại NHNo&PTNT Hậu Giang dự trữ thanh toán bao gồm tiền giấy và tiền kim loại dự trữ tại quỹ của ngân hàng, cùng với các chứng khoán có tính thanh khoản cao như tín phiếu KBNN và trái phiếu Chính phủ. Trong những năm qua quỹ dự trữ thanh toán của ngân hàng luôn được duy trì trong khoản 8.113 Trđ đến 9.116 Trđ, tuy có biến động nhưng ở mức khá thấp. Trong năm 2007 dự trữ thanh khoản tăng 1.003 Tr so với năm 2006, nguyên nhân là do trong năm này nền kinh tế khá ổn định các thành phần kinh tế điều đẩy mạnh đầu tư nên nhu cầu rút tiền từ tài khoản tiền gửi để đầu tư và thanh toán qua ngân hàng cũng tăng đáng kể. Vì vậy ngân hàng cần phải dự trữ thêm 1.003 Trđ để có thể đáp ứng đầy đủ những nhu cầu đó của khách hàng. Đến năm 2008 nền kinh tế có dấu hiệu chững lại làm cho nhu cầu vay vốn đầu tư và thanh toán qua ngân hàng của khách hàng cũng giảm đi. Nhận biết được điều này nên NHNo&PTNT Hậu Giang đã rút bớt quỹ dự trữ thanh toán xuống còn 8.650 Trđ nhưng vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản. Từ những nhận định trên có thể thấy công tác quản trị thanh khoản của NHNo&PTNT Hậu Giang trong những năm qua đã phát huy được hiệu nhất định, giúp ngân hàng dự trữ một lượng thanh khoản vừa phải, không để xảy ra rủi ro thanh khoản và góp phần tiết kiệm chi phí trong hoạt động cho ngân hàng.

Ø Dư nợ cho vay bằng VND

Bảng 3: Khung lãi suất cho vay bình quân dành cho TCKT và cá nhân trong ba năm (2006-2008)

Đơn vị tính: %/tháng

(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh, năm 2009)

Nhìn vào bảng tổng hợp tình hình tài sản (trang 27) và khung lãi suất cho vay bình quân dành cho TCKT và cá nhân chúng ta dễ dàng nhận ra tình hình dư nợ cho vay trong ba năm qua có quan hệ ngược chiều với lãi suất cho vay bình quân. Khi lãi

CHỈ TIÊU NĂM

2006 2007 2008

suất cho vay bình quân của ngân hàng càng tăng thì dư nợ cho vay càng giảm. Cụ thể như sau, năm 2006 khi lãi suất cho vay bình quân của ngân hàng là 1,04%/tháng thì dư nợ cho vay là 295.993 Trđ. Đến năm 2007 khi lãi suất cho vay bình quân lên 1,12%/tháng thì dư nợ cho vay giảm xuống còn 290.552 Trđ. Và đến năm 2008 lãi suất cho vay bình quân tăng lên 1,21%/tháng thì dư nợ cho vay chỉ còn 252.803 Trđ. Từ đó ta có thể khẳng định rằng khi khách hàng có nhu cầu vay vốn thì yếu tố đầu tiên mà khách hàng xem xét là lãi suất cho vay của ngân hàng.

Trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng thì dư nợ cho vay trung và dài hạn còn chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn, dưới 31%. Cụ thể trong năm 2006 là 28,6%, năm 2007 là 28,5% còn đến năm 2008 tăng lên được 30,3%. Điều này báo hiệu cho ngân hàng biết cần phải tập trung hơn nữa trong mãng tín dụng trung và dài hạn, vì đây là một nghiệp vụ mang lại nguồn thu ổn định và lâu dài cho ngân hàng.

Ø Chênh lệch nợ thanh toán nội bộ

Về khoản mục chênh lệch thanh toán nội bộ có sự sụt giảm có nguyên nhân xâu xa là từ sự suy thoái của nền kinh tế. Cụ thể, khi nền kinh tế bị suy thoái các thành phần kinh tế điều hạn chế hoạt động kinh doanh, từ đó việc thanh toán qua ngân hàng cũng giảm sút làm cho thanh toán nội bộ của ngân hàng với các ngân hàng khác cùng hệ thống cũng giảm theo, số dư chênh lệch thanh toán nhỏ.

Ø Tài sản cốđịnh và tài sản khác

Trái ngược với sự sụt giảm của các khoản mục nêu trên, khoản mục tài sản cố định có sự gia tăng mạnh mẽ trong năm 2008. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong năm 2008 ngân hàng đã mạnh dạng đầu tư một hệ thống mạng nội bộ với nhiều máy tính hiện đại mang lại nhiều nhiều tiện ích, tăng cường nhiều máy rút tiền tự động (ATM) trên địa bàn và đầu tư cơ sở vật chất khá hiện cho Hội sở. Việc đẩy mạnh đầu tư mở rộng mạng lưới ATM trên địa bàn hứa hẹn sẽ cung cấp nhiều tiện ích cho tất cả khách hàng của NHNo&PTNT Hậu Giang, mang lại nhiều thuận lợi trong huy động vốn và cung cấp dịch vụ thanh toán trong tương lai gần.

Bảng 4: Tổng hợp tài sản của ngân hàng trong ba năm (2006-2008) Đơn vị tính: 1.000.000đ CHỈ TIÊU NĂM 2007 SO 2006 2008 SO 2007 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ I. Dự trữ thanh toán 8.113 9.116 8.650 1.003 12,4 -466 -5,1 Vốn có khả năng TT nhanh 8.113 9.116 8.650 1.003 12,4 -466 -5,1 - Tiền mặt 3.113 4.116 6.650 1.003 32,2 2.534 61,6 - Đầu tư tín phiếu và TP 5.000 5.000 2.000 - - -3.000 -60,0

II. DNCV bằng VND 295.993 290.552 252.803 -5.441 -1,8 -37.749 -13,0 TD đối vớ TCKT và cá nhân 295.993 290.552 252.803 -5.441 -1,8 -37.749 -13,0 - Ngắn hạn 211.050 207.994 176.061 -3.056 -1,4 -31.933 -15,4 - Trung và dài hạn 84.943 82.558 76.742 -2.385 -2,8 -5.816 -7,0 III. Tài sản 3.357 3.077 6.191 -280 -8,3 3.114 101,2 1. Tài sản cố định 3.178 2.874 5.026 -304 -9,6 2.152 74,9 2. Tài sản khác 179 203 1.165 24 13,4 962 473,9 IV.Chênh lệch nợ TTNB 32.988 29.813 4.348 -3.175 -9,6 -25.465 -85,4 1. Chênh lệch nợ TTLH - - 1.559 - - 1.559 -

2. Các khoản phải thu KH 2.615 5.826 2.087 3.211 122,8 -3.739 -64,2

CHỈ TIÊU NĂM 2007 SO 2006 2008 SO 2007

2006 2007 2008 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

4. Chênh lệch nợ TT khác 29.172 22.786 702 -6.386 -21,9 -22.084 -96,9

Tổng tài sản có (TS) 340.451 332.558 271.992 -7.893 -2,3 -60.566 -18,2

(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh, năm 2009)

Ghi chú:

- TT: Thanh toán

- TTLH: Thanh toán liên hàng

- TTNB: Thanh toán nội bộ - VND: Việt Nam đồng - KH: Khách hàng - TS: Tài sản - TD: tín dụng - DNCV: Dư nợ cho vay

3.5.3. Phân tích sơ nét về kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 5: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong ba năm (2006-2008) Đơn vị tính: 1.000.000đ CHỈ TIÊU NĂM 2007 SO 2006 2008 SO 2007 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ I. Thu nhập 55.751 62.464 141.912 6.713 12 79.448 127,2 1. Thu về HĐKD 45.780 52.909 130.633 7.129 15,6 77.724 146,9

- Thu lãi cho vay 45.364 52.375 129.950 7.011 15,5 77.575 148,1 - Thu dịch vụ 344 534 683 190 55,2 149 27,9 2. Thu khác 10.043 9.555 11.279 -488 -4,9 1.724 18,0 II. Chi phí 36.444 45.950 155.598 9.506 26,1 109.648 238,6 1. Chi về HĐKD 22.478 25.185 122.615 2.707 12 97.430 386,9 - Trả lãi tiền gửi 15.742 19.772 20.856 4.030 25,6 1.084 5,5 - Trả lãi tiền vay 6.736 5.413 101.759 -1.323 -19,6 96.346 1779,9 2. Chi nộp thuế 49 50 81 1 2 31 62,0

3. Chi nhân viên 3.130 4.775 5.004 1.645 52,6 229 4,8 4. Chi khác 10.787 15.940 27.898 5.153 47,8 11.958 75,0

III. Lợi nhuận 19.307 16.514 -13.686 -2.793 -14,5 -30.200 -182,9

(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh, năm 2009) Ghi chú: HĐKD: Hoạt động kinh doanh

Trong hai năm 2006 và 2007 hoạt động của ngân hàng vẫn diễn ra bình thường và mang lại lợi nhuận khá cao (tuy năm 2007 có sự sụt giảm về lợi nhuận đôi chút so với năm 2006). Tuy nhiên, đến năm 2008 tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng đã gặp phải nhiều khó khăn, nguyên nhân là do nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng trì trệ, suy thoái cùng với sự bất ổn của hệ thống tài chính đã trực tiếp tạo ra những khó khăn trong mọi hoạt động của ngân hàng (từ hoạt động tín dụng, huy động vốn đến việc cung cấp các dịch vụ), từđó đã làm cho ngân hàng bị thua lỗđến 13.686 Trđ. Trong năm này, chi phí trả lãi của ngân

hàng tăng cao đột ngột khiến cho thu nhập từ cho vay và dịch vụ không thể bù đắp nổi. Chi phí trả lãi của ngân hàng tăng cao đột ngột có nguyên nhân xâu xa từ những chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ thông qua NHNN, cụ thể là thông qua lãi suất cơ bản. Bên cạnh đó trong thời gian này các NHTM có chi nhánh trên địa bàn đẩy mạnh chính sách cho vay và huy động khiến cho hoạt động của ngân hàng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt.

Nguyên nhân làm cho chi phí hoạt động của ngân hàng tăng cao trong năm 2008 là do công tác huy động vốn từ các TCKT và cá nhân gặp vấn đề và không mang lại hiệu quả, trong khi lãi suất huy động vẫn cao, vì vậy ngân hàng phải đi vay vốn từ các TCTD trong nước với chi phí cao đểđảm bảo cho hoạt động. Cụ thể trong năm 2008 ngân hàng đã phải bỏ ra 101.759 Trđ (tăng gần 20 lần so với năm 2007) để trả lãi tiền vay trong khi thu nhập từ tiền lãi chỉ có 141.912 Trđ (chỉ tăng hơn hai lần so với năm 2007).Việc vay vốn với chi phí cao để đầu tư cho vay không mang lại hiệu quả khiến ngân hàng phải gánh chịu thua lỗ và tiếp tục gặp khó khăn trong huy động vốn do mất nhiều khách hàng thân thiết. Thu nhập của ngân hàng trong ba năm qua tuy có sự gia tăng đáng kể nhưng không thể theo kịp tốc độ gia tăng của chi phí. Nguyên nhân của sự gia tăng trong thu nhập là do lãi suất cho vay tăng mạnh, đặc biệt là trong năm 2008, từ những khoản cho vay bằng nhau nhưng ngân hàng thu về khoản lãi cao hơn.

Nhìn vào kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hậu Giang chúng ta dễ dàng nhận ra ngân hàng chưa chú trọng nhiều đến mãng dịch vụ, cụ thể là thu nhập về dịch vụ tăng chậm và chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng thu nhập hoạt động (0,8% năm 2006, 1% năm 2007 và 0,5% vào năm 2008) điều đó đồng nghĩa với việc nguồn thu của ngân hàng chủ yếu dựa vào nghiệp vụ tín dụng, một nghiệp vụẩn chứa nhiều rủi ro và khó dự báo. Một khi nghiệp vụ tín dụng không mang lại hiệu quả sẽ dẫn đến thua lỗ cho ngân hàng vì không có nguồn thu khác để bù đắp, thực tếđiều đó đã xảy ra vào năm 2008.

Một khoản mục khác cũng gây được nhiều sự chú ý vì sự gia tăng khá nhanh chóng của nó, đó là khoản mục chi phí khác, tăng 47,8% vào năm 2007 và 75% vào năm 2008. Tính từ năm 2006 đến năm 2008 chi phí khác tăng gần ba lần và lên đến 27.898 Trđ. Nguyên nhân của sự gia tăng đó cũng không có gì khó hiểu khi trong khoản thời gian này nền kinh tế nước ta phải đối mặt với tình trạng

lạm phát cao, giá cả của hầu hết các mặt hàng điều tăng vọt từ thiết bị văn phòng, xăng dầu cho đến chi phí sinh hoạt đều trở nên đắt đỏđã trực tiếp đẩy khoản mục chi phí khác tăng nhanh và trở thành một gánh nặng về chi phí cho hoạt động của ngân hàng.

Chương 4

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NHNo&PTNT HẬU GIANG

4.1. PHÂN TÍCH TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG Bảng 6: Tổng hợp tình hình hoạt động tín dụng trong ba năm (2006-2008) Đơn vị tính: 1.000.000đ CHỈ TIÊU NĂM 2007 SO 2006 2008 SO 2007 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ - Dư nợ 295.993 290.552 252.803 -5.441 -1,8 -37.749 -13,0 - Ds cho vay 322.205 341.500 327.946 19.295 6,0 -13.554 -4,0 - Ds thu nợ 297.010 346.941 365.695 49.931 16,8 18.754 5,4 - Nợ xấu 2.414 8.571 76.955 6.157 255,1 68.384 797,9 - Giá trị TSĐB 697.522 542.564 378.765 - 154.958 -22,2 - 163.799 -30,2 - Quỹ dự phòng 29.362 16.159 11.364 -13.203 -45,0 -4.795 -29,7

(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh, năm 2009) Ghi chú: TSĐB: Tài sản đảm bảo

Nhìn vào bảng tổng hợp tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng trong ba năm qua chúng ta dễ dàng nhận ra hoạt động tín dụng của ngân hàng đang trên đà lao dốc không phanh và không có dấu hiệu nào của sự phục hồi. Thật vậy, từ dư nợ đến doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều có dấu hiệu giảm sút, trong khi đó nợ xấu của ngân hàng không ngừng gia tăng với tốc độ chóng mặt, báo hiệu khả năng xảy ra rủi ro tín dụng nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Điều đó đã cảnh báo cho Ban giám đốc biết rằng đã đến lúc cần phải có những chính sách, chiến lược đặc biệt để vực dậy hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động của ngân hàng nói chung. Muốn làm được điều này đòi hỏi ngân hàng cần phải có những phân tích thật sự chi tiết nguyên nhân dẫn đến những hậu quả kể trên, từđó mới có huy vọng tìm ra những giải pháp thực sự hữu hiệu. Sau đây là những phân tích về tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Hậu Giang trong ba năm qua.

4.1.1. Về tình hình dư nợ, vòng quay vốn tín dụng và hệ số thu nợ

Nhưđã đề cập, tổng dư nợ của ngân hàng không ngừng sụt giảm trong hai năm qua với tốc độ càng lúc càng nhanh. Cụ thể, năm 2007 tổng dư nợ chỉ giảm 1,8% so với năm 2006, nhưng đến năm 2008 tốc độ này đã là 13% và tổng dư nợ chỉ đạt 252.803 Trđ giảm 43.190 Trđ so với năm 2006. Nguyên nhân sụt giảm trong tổng dư nợ là do trong khoản thời gian từ nửa cuối năm 2007 đến cuối năm 2008 nền kinh tế có nhiều biến động và rơi vào suy thoái (sự biến động liên tục cũa lãi suất, lạm phát gia tăng, giá vàng, giá xăng dầu, vật liệu xây dựng, phân bón, thuốc trừ sâu…đều có những biến động khó lường) làm cho hầu hết các thành phần kinh tếđều gặp phải nhiều khó khăn từđó phải cắt giảm đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư có vay vốn từ ngân hàng. Một khi khách hàng không mạnh dạng vay vốn đầu tư mà thay vào đó là tìm kiếm những nguồn vốn khác và tranh thủ trả nợ ngân hàng vì không chịu nổi áp lực về lãi suất vay vốn thì sự sụt giảm trong tổng dư nợ là đều tất yếu và không có gì đáng ngạc nhiên.

Một nguyên nhân khác làm cho tổng dư nợ bị sụt giảm là do trong giai đoạn này nhiều TCKT và cá nhân hoạt động kém hiệu quả và được ngân hàng đánh giá là không đủ khả năng trả nợ gốc và lãi đúng hạn, vì thế ngân hàng chủ động thắt chặt điều kiện và hạn mức tín dụng đối với nhóm khác hàng này. Bên cạnh đó, cùng với sự xuất hiện nhiều chi nhánh NHTM như Phương Nam, Đầu tư và Phát triển Việt Nam, NHTMCP Liên Việt… với những sản phẩm tín dụng đa dạng, phong phú và hiện đại đã làm cho thị phần của NHNo&PTNT Hậu Giang bị thu hẹp cũng trực tiếp gây ra sự sụt giảm trong tổng dư nợ. Mặt khác, đại đa số khách hàng của ngân hàng là nông dân vay vốn để đầu tư sản xuất nông nghiệp, một ngành sản xuất có tỷ suất sinh lợi rất thấp vì vậy họ rất nhạy cảm với lãi suất cho vay của ngân hàng. Trong thời gian này lãi suất ngân hàng tăng liên tục, giá phân bón cao ngất ngưỡng nhưng giá lúa gạo lại bắp bênh đã làm cho đại đa số khách hàng là nông dân không dám vay vốn ngân hàng để đầu tư sản xuất nông nghiệp, vã lại còn tranh thủ nguồn vốn để trả nợ cho ngân hàng từđó đã làm cho tổng dư nợ của ngân hàng bị sụt giảm. Một nguyên nhân không kém phần quan trọng tạo ra sự sụt giảm của tổng dư nợ là do chính sách thắt chặt tiền tệ của

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍNDỤNG TRUNG HẠN VÀ DÀIHẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HẬU GIANG (Trang 39)