Đổi mới tổ chức quản lý và nâng cao năng lực của các cơ sở kinh doanh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Hà Nội pptx (Trang 86 - 101)

- Có chính sách ưu tiên, giảm, miễn tiền thuê đất, lãi suất ưu tiên vốn đầu tư đối với các dự án ưu tiên và tại các vùng trọng điểm phát triển du lịch.

3.2.7. Đổi mới tổ chức quản lý và nâng cao năng lực của các cơ sở kinh doanh

du lịch trên địa bàn

Để phát triển du lịch ngày càng lớn mạnh, thì các doanh nghiệp du lịch có vai trò quan trọng đặc biệt. Do đó, cần tiếp tục củng cố và tăng cường năng lực hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước hiện có.

Trong thời gian tới, đối với các doanh nghiệp chưa có điều kiện tiến hành cổ phần hóa hoặc liên doanh liên kết, cần tổ chức sắp xếp lại trong nội bộ mỗi doanh nghiệp theo hướng mạnh và tinh gọn, thông qua học tập đào tạo, bồi dưỡng ngắn hoặc dài hạn, đào tạo tại chỗ hoặc gửi đi đào tạo, thi tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao năng suất lao động, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh, tăng cường khả năng thu hút khách, kéo dài thời gian lưu trú. Trên cơ sở đó doanh thu tăng, nộp ngân sách cho nhà nước cũng tăng theo.

Đối với các doanh nghiệp có đủ điều kiện để tiến hành cổ phần hóa thì tiến hành cổ phần hóa càng sớm càng tốt.

Tìm kiếm các đối tác mạnh trên thị trường du lịch quốc tế cùng với các doanh nghiệp du lịch nhà nước, hình thành các công ty liên doanh du lịch lớn và hiện đại theo luật đầu tư nước ngoài. thông qua liên doanh liên kết, góp phần xây dựng hình ảnh các

doanh nghiệp, các hãng du lịch của Hà Nội tiên tiến trên trường quốc tế. Từng bước hình thành các công ty, các hãng có thể độc lập tự chủ trong kinh doanh, xúc tiến các hoạt động trên các thị trường quan trọng. Trước mắt, tập trung hình thành 1 đến 2 doanh nghiệp lữ hành và 1 đến 2 doanh nghiệp vui chơi giải trí.

Nâng cao năng suất chất lượng hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp du lịch, khuyến khích các doanh nghiệp du lịch nghiên cứu cải tiến và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ với chất lượng ngày càng cao, trên cơ sở nghiên cứu thị trường thật cụ thể dựa trên nguyên tắc "bán những cái khách hàng cần, chứ không phải bán cái mình có". Tất nhiên trong kinh doanh du lịch, thì câu nói này không hoàn toàn phải là như vậy, bởi lẽ nếu làm tốt công tác xúc tiến quảng bá du lịch, khi khách du lịch đến Hà Nội, những sản phẩm du lịch mới của Hà Nội mà họ chưa biết tất yếu du khách sẽ nảy sinh nhu cầu mới. Trong trường hợp này lại có một nguyên tắc khác "chúng ta bán sản phẩm mà chúng tá có", nếu sản phẩm đó mang tính đặc thù và làm tốt công tác quảng bá, tiếp thị.

Các doanh nghiệp du lịch dựa trên cơ chế chính sách nhà nước cho phép và vận dụng hết sức sáng tạo vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mình để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực có năng lực hoàn thành tốt nhất chức năng và nhiệm vụ được phân công, thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm việc thực hiện quy trình nghiệp vụ, đi đôi với việc nhận thông tin phản hồi từ phía khách hàng, khắc phục nhanh những hạn chế yếu kém, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Bất kể khó khăn vướng mắc nào trong khâu phục vụ có liên quan đến các ngành khác thì phải ngồi bàn bạc, tháo gỡ để có phương thức và biện pháp giải quyết phù hợp. Chẳng hạn, khách phàn nàn về trật tự an toàn xã hội trong khu vực khách sạn, thì doanh nghiệp du lịch phải phối hợp với cơ quan công an địa phương để giải quyết. Việc duy trì quan hệ tốt với các ngành có liên quan, các nhà cung cấp dịch vụ là yếu tố quan trọng của việc giữ và nâng cao chất lượng của ngành du lịch.

Cùng với các biện pháp cụ thể về nâng cao chất lượng và tính đa dạng của sản phẩm du lịch, một mặt các doanh nghiệp cần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, xây dựng định mức chi phí hợp lý, thực hiện giảm giá bán sản phẩm du lịch. Mặt khác, trên cơ sở vận dụng văn bản mới của chính phủ về việc thống nhất một giá các yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh nói chung không phân biệt về mức giá điện, nước, điện thoại, phấn đấu giảm giá thành du lịch, tăng sức cạnh tranh, thu hút ngày càng nhiều du khách đến du

lịch. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, cần tiếp tục đổi mới quản lý doanh nghiệp nhà nước, kiện toàn tổ chức bộ máy hiện có, nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý, sát nhập hoặc giải thể các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, cổ phần hóa các doanh nghiệp khi đã hội tụ đầy đủ các điều kiện.

Các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, cần rà soát lại toàn bộ cơ cấu tổ chức, đội ngũ lao động, tránh tình trạng nơi thừa, nơi thiếu lao động. Công tác tuyển dụng cần được thực hiện chặt chẽ, đúng nguyên tắc, lựa chọn chính xác, sử dụng đúng năng lực người lao động.

Thường xuyên kiểm tra chất lượng, hiệu quả công việc của từng người, cử người đi học những khóa bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, tiếp thu ứng dụng kỹ thuật mới để tránh bị tụt hậu, nhất là đội ngũ hướng dẫn viên du lịch và những người quản lý lữ hành, khách sạn, marketing du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách ngày càng tốt hơn.

Để nâng cao công tác và năng suất lao động du lịch, các trường đào tạo về du lịch cần:

Thứ nhất, tăng cường đối thoại trực tiếp giữa các doanh nghiệp với cơ sở đào tạo, thông qua các buổi tọa đàm, trao đổi, giao lưu thường xuyên giữa những người quản lý doanh nghiệp với các người quản lý đào tạo, giảng dạy và các sinh viên chuyên ngành. Trong đó các doanh nghiệp cung cấp cho cơ sở đào tạo những thông tin về doanh nghiệp, của ngành, làm cơ sở cho việc tổ chức đào tạo của các cơ sở đào tạo. Đây là nhân tố đảm bảo sự phù hợp giữa các cơ sở đào tạo với nhu cầu của thị trường cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu. Tránh tình trạng đào tạo tràn lan dẫn đến vừa thừa lại vừa thiếu. Thừa vì quy mô đào tạo quá lớn vượt nhu cầu của thị trường, thiếu vì chất lượng đào tạo không đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp. Ngoài ra, đây cũng là một hoạt động nhằm định hướng nghiên cứu và tiếp cận thực tiễn cho sinh viên chuyên ngành, đồng thời cũng khẳng định rằng: nội dung, chương trình, đào tạo đại học du lịch cần phải có sự tham gia của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp du lịch có thể tham gia vào đào tạo của các cơ sở đào tạo dưới hai hình thức:

- Về chương trình: Bên cạnh việc xây dựng khung chương trình đào tạo cơ bản, theo yêu cầu đào tạo chung (phần cứng), các cơ sở đào tạo cần một phần mềm cho việc điều chỉnh theo yêu cầu của chuyên ngành và của thị trường. Trên thực tế các cơ sở đào

tạo là các khoa chuyên ngành và chương trình đào tạo nằm trong khung chương trình của nhà trường nên còn thiếu phù hợp với yêu cầu của ngành. Xin đơn cử một ví dụ về chương trình học ngoại ngữ. Theo khung chương trình chung, mọi chuyên ngành đều học một khối lượng như nhau về học ngoại ngữ trong khi yêu cầu của xã hội đối với sinh viên du lịch ra trường về ngoại ngữ lại cao hơn.

- Về giảng dạy: Các cơ sở đào tạo hệ đại học nên mời các nhà quản lý tham gia vào quá trình giảng dạy với tư cách là những người kiêm giảng, để các em sinh viên có thể trực tiếp trao đổi, thảo luận, cách giải quyết các vấn đề trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua đó các em sinh viên sẽ học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ các nhà quản lý, rất bổ ích cho các em sau khi ra trường cọ xát với thực tế. Các cơ sở đào tạo nghề nên mời các nghệ nhân, đó là điều cần thiết vì có nhiều nội dung học nếu thực hiện "chay" trên lớp hoặc được hướng dẫn bởi những giáo viên bình thường, các em sẽ rất khó hình dung, lúng túng khi thao tác nhưng lại dễ dàng nắm bắt khi được thực hiện trong môi trường thực tế.

Thứ hai, tăng cường phối hợp trong việc chỉ đạo và hướng dẫn thực tập tốt nghiệp. Đây là môi quan hệ không thể thiếu, bởi lẽ đây chính là khoảng thời gian quan trọng để sinh viên vận dụng lý thuyết với thực tế. Đây chính là khoảng thời gian chuẩn bị những kiến thức thực tế cho các em khi đi làm. Vấn đề này từ trước đến nay chưa được nhà trường, các doanh nghiệp du lịch và đặc biệt là các em sinh viên xem nhẹ. do những nguyên nhân sau đây:

- Phía các cơ sở đào tạo; chưa có sự liên hệ chặt chẽ với các cơ sở thực tập trong việc xây dựng kế hoạch hướng dẫn và chỉ đạo thực tập. Bản thân giáo viên được phân công hướng dẫn, cũng bỏ mặc cho sinh viên muốn thực tập kiểu gì thì thực tập, không kiểm tra đôn đốc. Sự tiếp xúc trao đổi của giáo viên hướng dẫn với cơ sở thực tập cũng gần như không có.

- Phía các doanh nghiệp: Nhiều doanh nghiệp ngại, thậm chí có doanh nghiệp từ chối tiếp nhận sinh viên thực tập tại cơ sở của mình. Không muốn để sinh viên tiếp xúc với thực tế doanh nghiệp vì sợ bị lộ các bí mật trong kinh doanh. Mặt khác vì là sinh viên chưa có kinh nghiệm nên họ sợ làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp, do đó

cũng không mặn mà với học sinh thực tập, sinh viên đến thì cung cấp số liệu, miễn tham gia vào cá công việc thực tế. Từ những tồn tại trên đã dẫn đến tình trạng nhiều sinh viên bị buông lỏng quản lý, lơ là trong thực tập dẫn đến tình trạng tiêu cực trong quá trình làm chuyên đề tốt nghiệp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đào tạo.

Để đảm bảo sự kết hợp có hiệu quả và đạt chất lượng, đòi hỏi một số công việc sau:

Các cơ sở đào tạo cần xây dựng kế hoạch thực tập chi tiết về nội dung, yêu cầu, tiến độ, để các cơ sở nơi tiếp nhận các sinh viên thực tập nắm được và có kế hoạch phối hợp. Đồng thời các giáo viên hướng dẫn cần phải có sự liên hệ chặt chẽ với các cơ sở để phối hợp thực hiện và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế khi cần thiết.

Với các doanh nghiệp: triển khai kế hoạch của cơ sở đào tạo thành kế hoạch cụ thể để phối hợp thực hiện, xây dựng kế hoạch thực tập tại các bộ phận, cử người hướng dẫn. Điều này vừa đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, vừa đảm bảo thực hiện nghiêm túc nội dung, yêu cầu thực tập.

Kết luận

Cùng với sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam, trong những năm qua du lịch Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, điều đó được thể hiện qua các chỉ tiêu về số lượt khách du lịch, doanh thu và nộp ngân sách đều tăng qua các năm, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp, rồi sau đó tiến tới cơ cấu dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp (ngành dịch vụ tăng lên mau chóng, ngành nông nghiệp giảm dần về tương đối nhưng tuyệt đối vẫn tăng), tạo ngày càng nhiều công ăn việc làm cho người lao động Thủ đô và các vùng phụ cận Hà Nội, góp phần giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho nhân dân qua khách du lịch nội địa và giới thiệu truyền thống lịch sử, văn hóa nghìn năm văn hiến của thủ đô Hà Nội cho du khách quốc tế. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, du lịch Hà Nội còn nhiều tồn tại và hạn chế. Nguyên nhân thì có nhiều, song theo tôi, nguyên nhân chủ yếu là sự nhận thức chưa thật đúng về vai trò của ngành kinh tế du lịch nhất là du lịch của Thủ đô nên chậm có chủ trương, chính sách, cơ chế kịp thời đưa du lịch Hà Nội thành ngành kinh tế mũi nhọn. Những tồn tại, hạn chế này đã nảy sinh từ những mâu thuẫn đã và đang cản trở tiến trình hội nhập và phát triển của du lịch Hà Nội, cần được giải quyết trong thời gian tới.

Để phát triển du lịch Hà Nội trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô. Điều quan trọng bậc nhất là phải nắm vững và vận dụng một cách sáng tạo các quan điểm, đường lối phát triển du lịch của Đảng ta, nhất là các quan điểm phát triển du lịch được nêu ra trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, lần thứ X; Trong các văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XIII, XIV. Cần thấu suốt các quan điểm như: Phát triển du lịch bền vững nhằm đạt mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng và an ninh. Đặt sự phát triển kinh tế du lịch Hà Nội trong tổng thể phát triển của các ngành, nhất là các ngành có liên quan đến phát triển du lịch, dựa trên cơ sở nền kinh tế nhiều thành phần, huy động mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước cùng tham gia đầu tư, phát triển du lịch. Gắn lộ trình phát triển du lịch Hà Nội với việc ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Lộ trình này được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn 2001- 2005 là giai đoạn tạo dựng xong những điều kiện cần và đủ để đưa du lịch Hà Nội thành ngành

kinh tế mũi nhọn; Giai đoạn 2006-2010 là giai đoạn hoàn thành về cơ bản việc đưa du lịch Hà Nội trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đặt du lịch Hà Nội với tư cách là một ngành kinh tế của Thủ đô, trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước.

Tính hiện thực của việc đưa du lịch Hà Nội trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong vài năm tới, trên mức độ lớn phụ thuộc vào việc thực hiện một cách đồng bộ, kịp thời và cương quyết các nhóm giải pháp như: Thống nhất về nhận thức; phát triển thị trường và xúc tiến du lịch; Nắm vững các đặc điểm thị trường khách du lịch; tăng số lượng, chất lượng sản phẩm du lịch; huy động và sử dụng vốn đầu tư; Nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch; nâng cao chất lượng và hiệu lực quản lý nhà nước của Sở Du lịch Hà Nội về lĩnh vực du lịch trên địa bàn thành phố.

Du lịch Hà Nội đang đứng trước những cơ hội và thách thức, trong quá trình hội nhập vào các nước trong khu vực và trên thế giới. Thực tiễn đòi hỏi vừa phải nắm bắt cơ hội lại vừa phải vượt qua thách thức. Nắm vững mối quan hệ biện chứng giữa cơ hội và thách thức là ở chỗ quá trình vượt qua thách thức chính là quá trình nắm bắt cơ hội. Đó chính là bí quyết làm cho du lịch Hà Nội có thể đứng vững và dành thắng lợi trong cạnh tranh trên thương trường du lịch trong nước và quốc tế, đưa du lịch Hà Nội nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Để góp phần thúc đẩy phát triển du lịch Hà Nội thành ngành kinh tế mũi nhọn, cần có sự hỗ trợ của các cấp, các ngành hữu quan. Tôi xin kiến nghị một số vấn đề sau:

Đối với Chính phủ:

Thành lập cảnh sát du lịch để đảm bảo an toàn cho khách du lịch, đồng thời phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, công an biên phòng, hải quan, an ninh văn hóa tư tưởng để kịp thời phát hiện, ngăn chặn những hành vi không đúng mực của du khách bảo vệ an ninh chính trị, chủ quyền quốc gia.

Đối với thành phố Hà Nội:

Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cần có những quyết sách mạnh mẽ và kịp thời hơn để sớm đưa du lịch Hà Nội trở thành ngành kinh tế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Hà Nội pptx (Trang 86 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)