Tăng cường đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn Thủ đô

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Hà Nội pptx (Trang 79 - 83)

- Có chính sách ưu tiên, giảm, miễn tiền thuê đất, lãi suất ưu tiên vốn đầu tư đối với các dự án ưu tiên và tại các vùng trọng điểm phát triển du lịch.

3.2.4. Tăng cường đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn Thủ đô

Bất cứ ngành kinh tế nào muốn phát triển nhanh chóng cũng cần có sự đầu tư vốn thỏa đáng, ngành du lịch Hà Nội cũng vậy. Trên cơ sở quy hoạch du lịch, thành phố cần tính toán lượng vốn cần thiết để đầu tư.

Lý luận và kinh nghiệm đầu tư du lịch của nhiều nước trên thế giới cho thấy rằng đầu tư vốn cho du lịch Hà Nội là đầu tư phát triển, nhằm tăng cường cơ sở vất chất kỹ thuật - công nghệ theo hướng hiện đại cho ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô.

Đầu tư cho du lịch Hà Nội bao gồm: Đầu tư trực tiếp cho ngành du lịch Hà Nội và đầu tư gián tiếp cho các ngành khác có liên quan đến du lịch Hà Nội. Trong thời gian tới, chính quyền thành phố cần có quan điểm và theo đó là cơ chế, chính sách đầu tư mạnh mẽ hơn cho phát triển du lịch Hà Nội. Để có được một nguồn vốn đủ mạnh để đầu tư, thành phố cần có cơ chế, chính sách huy động vốn theo hướng đa dạng về nguồn vốn trong nước và quốc tế.

- Nguồn vốn từ ngân sách: Nguồn vốn này hiện nay tuy chưa lớn, nhưng rất quan trọng mang tính định hướng, có tác dụng thúc đẩy các nguồn vốn khác. Thành phố nên dành khoảng 20-30% ngân sách do ngành du lịch đóng góp để đầu tư trực tiếp cho ngành du lịch Hà Nội.

- Nguồn vốn tư nhân: cần tiếp tục có cơ chế và quyết sách mạnh mẽ hơn về đất đai, vốn, thuế để khuyến khích các doanh nghiệp du lịch tư nhân thuộc các thành phần kinh tế, hăng hái đầu tư vốn vào lĩnh vực du lịch phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu. - Nguồn vốn từ các tổ chức quốc tế, chính phủ, phi chính phủ theo hình thức viện trợ song phương hoặc đa phương, chính phủ và Thành phố cần dành một phần cho đầu tư phát triển du lịch.

- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho du lịch Hà Nội: Trong thời gian tới, trên cơ sở quy định mới về phân cấp thẩm định và cấp phép vốn đầu tư nước ngoài của Nhà nước. Thành phố và Sở Kế hoạch Đầu tư cần tiếp tục đổi mới về cơ chế theo hướng:

thông thoáng, thuận lợi và hấp dẫn hơn để có thể thu hút nhiều hơn nguồn vốn FDI vào các lĩnh vực của Hà Nội trong đó có lĩnh vực du lịch dưới nhiều hình thức đa dạng, kể cả đầu tư vào các khu du lịch, khu vui chơi giải trí và lữ hành. Khẩn trương hoàn tất các thủ tục để đẩy nhanh tiến độ xây dựng, đưa các công trình đang xây dựng vào kinh doanh. Cần hướng việc huy động vốn từ các tập đoàn, các công ty mạnh trong khu vực và trên thế giới. Để thu hút nguồn vốn đầu tư cho ngành du lịch Hà Nội từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, trước mắt Thành phố cần có kế hoạch ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch, rút ngắn thời gian làm thủ tục cho thuê đất, định giá, rút ngắn tối đa thời gian bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư triển khai tức thời.

Trong kế hoạch, chương trình và dự án đầu tư vốn xây dựng kết cấu hạ tầng, thành phố cần có sự phân chia vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho nền kinh tế quốc dân nói chung và phần vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho du lịch trên địa bàn Hà Nội, coi trọng hay ưu tiên cho những kết cấu hạ tầng liên quan đến việc tạo thuận lợi cho khai thác toàn diện và có hiệu quả tại các điểm, các khu du lịch ở Hà Nội.

Để tránh thất thoát vốn hoặc bỏ ngỏ trong xây dựng, trong chính sách đầu tư vốn nhà nước và thành phố cần thực hiện tốt sự phân công, phân nhiệm hợp lý giữa các ngành, các cấp có liên quan, nhất là ngành điện, nước, giao thông, môi trường, ngành văn hóa và ngành du lịch thành phố và các vùng phụ cận.

Việc cải tạo nâng cấp, xây mới cơ sở vật chất kỹ thuật cần theo các hướng sau: - Cải tạo nâng cấp và xây mới thêm các khách sạn mới đạt tiêu chuẩn quốc tế chất lượng cao (từ 3 sao trở lên), để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của lượng khách du lịch quốc tế đến Hà Nội. Bên cạnh đó, mức sống của người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện, nên nhu cầu chi trả của khách du lịch nội địa đến Hà Nội về các dịch vụ trong đó có dịch vụ lưu trú cũng tăng lên. Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2010, Hà Nội sẽ đón khoảng 2 triệu lượt khách quốc tế và khoảng 5-7 triệu lượt khách nội địa, thì việc cải tạo, nâng cấp, xây mới thêm khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế là một tất yếu khách quan.

- Nâng cao sức cạnh tranh của các công ty du lịch lữ hành, các công ty này giữ một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh du lịch, nó phản ánh một cách trung thực nhất trong việc đưa một tài nguyên du lịch ở dạng tiềm năng thành một sản

phẩm du lịch hoàn chỉnh được thị trường chấp nhận. Nó cũng cho thấy mức độ liên kết của các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch.

- Hỗ trợ về vốn và mức thuế ưu đãi: Thành phố nên có chính sách vốn vay ưu đãi ở mức trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp mới được thành lập. Cần nghiên cứu thay biện pháp ký quỹ bằng tiền mặt 250 triệu đồng đối với các công ty lữ hành quốc tế nên thay thế bằng một quy định hợp lý hơn. Có sự ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp thời gian đầu hoạt động, nên xác định những dịch vụ nào được coi là xuất khẩu tại chỗ, để có một chính sách thuế ưu đãi phù hợp, giống như các mặt hàng xuất khẩu thông thường khác.

- Hỗ trợ xúc tiến và tiếp cận thị trường: Sở Du lịch nên kết hợp với Sở Thương mại, tổ chức các hội chợ thương mại cho các ngành nghề, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế giới thiệu các sản phẩm hàng hóa, ký kết các hợp đồng kinh tế; Hội nghị, Hội thảo, Hội chợ du lịch quốc tế thường niên, mục đích tạo cơ hội cho các doanh nghiệp du lịch của thành phố có điều kiện tiếp xúc với các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài nước, mở rộng cơ hội giao lưu, quảng bá sản phẩm, tiếp cận thị trường quốc tế. Kết hợp với Hội hữu nghị với các nước của thành phố Hà Nội và của Trung ương tổ chức các buổi giao lưu giới thiệu văn hóa và tiềm năng của du lịch Hà Nội với bạn bè quốc tế. Kết hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức các chuyến khảo sát đến các thị trường tiềm năng cho chánh, phó giám đốc các hãng lữ hành trên địa bàn Thủ đô.

- Hỗ trợ công nghệ: thực tế cho thấy, hiện nay, công nghệ thông tin đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ, như: Đặt chỗ qua mạng, xử lý các số liệu kinh doanh, điều tra nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp nào càng tiếp cận nhanh với công nghệ hiện đại thì lợi nhuận thu được càng lớn. Vì vậy, Sở du lịch nên có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc nhập khẩu hay chuyển giao công nghệ mới từ các nước phát triển, đồng thời nên kết hợp với khoa Điện tử-Tin học trường Đại học Bách khoa và các Viện nghiên cứu, mở các cuộc thi viết các phần mềm về du lịch với giải thưởng cao để khuyến khích việc huy động chất xám từ đội ngũ trí thức trong nước. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế (ISO).

lại, tăng thời gian nghỉ ngơi của du khách, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường du lịch, cần phát triển nhanh đa dạng hệ thống giao thông và phương tiện vận chuyển.

+ Mở thêm các đường bay quốc tế từ Hà Nội tới các thành phố lớn trên thế giới để thu hút khách du lịch có khả năng thanh toán cao.

+ Tăng cường khả năng khai thác khách du lịch tàu biển từ Hải Phòng, Quảng Ninh bằng các phương tiện vận chuyển hiện đại nhanh chóng.

+ Tổ chức khai thác thị trường khách du lịch Trung Quốc, Nga bằng đường sắt liên vận, bằng đường bộ.

+ Nâng cấp xây dựng các khu vui chơi giải trí, thực tế trong những năm gần đây lượng khách du lịch đến Hà Nội tăng nhanh nhưng các dịch vụ vui chơi giải trí tốc độ tăng không tương xứng với lượng khách du lịch. Với mục tiêu thu hút khách du lịch quốc tế khoảng 1,6-2triệu lượt khách và 5-7 triệu lượt khách du lịch nội địa vào năm 2010, thì việc nâng cấp, xây mới các khu vui chơi giải trí là một tất yếu khách quan. Để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch, du lịch Hà Nội cần phải:

Thành phố tiếp tục đầu tư nâng cấp, xây dựng mới theo các dự án đã có trong kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch Hà Nội, nhanh chóng đưa các sản phẩm du lịch đã được xây dựng đi vào hoạt động như: Khu vui chơi giải trí Mễ Trì với trị giá trên 200 triệu USD, được xây dựng hiện đại, quy mô lớn nhất Thủ đô phục vụ khách du lịch các tỉnh phía Bắc, khách du lịch quốc tế.

Khu nghỉ ngơi cuối tuần Sóc Sơn với trị giá 200 tỷ đồng, công trình này bao gồm: các khu nghỉ dưỡng kết hợp với các công trình vui chơi nhẹ nhàng, gắn liền với cảnh quan thiên nhiên.

Thành phố Hà Nội, cần phải tôn tạo, bảo vệ và nâng cấp các công trình sẵn có, đặc biệt là các di tich lịch sử, văn hóa, cảnh quan trọng điểm. Một vấn đề đặt ra là việc trùng tu, tôn tại như thế nào mà vẫn giữ được các giá trị nguyên bản của di tích. Trong thực tế nhiều công trình di tích lịch sử, văn hóa có giá trị sau khi trùng tu đã bị biến đổi làm mất đi toàn bộ hình ảnh ban đầu.

Khu dịch vụ du lịch Cổ Loa (Đông Anh) trị giá 300 tỷ đồng. Đây là khu di tích nổi tiếng có một không hai của cả nước, cho phép khai thác các khía cạnh lịch sử, huyền thoại thể hiện truyền thống giữ nước, dựng nước của dân tộc Việt Nam.

Về việc kè hồ Tây, song song với việc xây dựng kè, nhà nước cũng tiến hành đồng thời đầu tư nâng cấp các sản phẩm du lịch quanh hồ Tây gồm: các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh, các làng nghề cổ khu vực quanh hồ Tây, xây dựng các sản phẩm đặc trưng của hồ Tây, vừa kết hợp truyền thống dân tộc với hiện đại có sự kế thừa có chọn lọc. Biến hồ Tây và các làng xung quanh hồ thành khu du lịch đặc sắc của Thủ đô có sức thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.

Xây dựng tuyến du lịch sông Hồng trị giá 50 tỷ đồng, nhằm hình thành một chương trình du lịch cho phép khai thác các điểm du lịch các khu du di tích lịch sử cách mạng, các làng nghề truyền thống đặc sắc theo tuyến sông Hồng trong vài năm tới.

Cải tạo cơ sở hạ tầng xã hội (nhất là cơ sở hạ tầng giao thông đến các điểm du lịch), mở rộng và tạo ra những loại hình dịch vụ vui chơi giải trí độc đáo, mới lạ.

Nâng cấp các công viên vui chơi giải trí hiện có theo từng chuyên đề, phục vụ thích ứng với từng đối tượng. Chẳng hạn như: Công viên tĩnh, công viên văn hóa phục vụ nghỉ ngơi thư giãn, nghiên cứu…, công viên động và hiện đại phục vụ cho tầng lớp thanh thiếu niên và du khách quốc tế.

Tiếp tục triển khai Dự án đầu tư tái tạo, khai thác các khu phố cổ Hà Nội; Hoàn thiện đường phố ẩm thực; Hoàn thiện phố đi bộ, chợ đêm; Khôi phục một số làng nghề, làng cổ xung quanh Hà Nội biến nó thành các điểm du lịch, khu du lịch.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Hà Nội pptx (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)