Giao thông vận tả

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Hà Nội pptx (Trang 33 - 34)

Hệ thống giao thông của Hà Nội khá đa dạng và tương đối phát triển cả về đường bộ, đường hàng không, đường thủy, đường sắt.

Về hệ thống đường bộ: Hà Nội là nơi hội tụ của các trục giao thông lớn của châu thổ sông Hồng và của cả nước, là nơi hội tụ của 6 tuyến đường sắt trong nước và quốc tế, 8 tuyến đường bộ, cách cảng Hải Phòng hơn 100 km, cảng Cái Lân 180 km. Trong những năm gần đây, hệ thống đường bộ ở Hà Nội đã được nâng cấp, cải tạo nhiều, nhờ chủ trương phát triển đô thị và sự hỗ trợ phát triển của các quốc gia khác, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng nói chung, hệ thống đường sá nói riêng đã được nâng cấp một bước rất quan trọng. Thành phố đã tập trung xây dựng và mở rộng các tuyến đường vành đai 1, vành đai 2, vành đai 3 và các tuyến đường xuyên tâm, đang hình thành tuyến đường vành đai 4. Các nút giao thông quan trọng của thành phố như: Ngã Tư Sở, Ngã Tư Vọng, Cầu Giấy đã được đưa vào sử dụng. Các tuyến đường quốc lộ 1, 2, 3, 4 và 5 đã và đang giai đoạn hoàn thiện hiện đại, giúp cho việc rút ngắn khoảng cách đến các điểm du lịch trong toàn quốc. Mặc dù Nhà nước đã có nhiều cố gắng củng cố và phát triển hệ thống giao thông đường bộ nhưng do kinh phí dành cho việc cải tạo, nâng cấp và phát triển hệ thống đường bộ còn hạn chế. Bên cạnh đó, do tốc độ đô thị hóa nhanh, nên hệ thống đường nội

thị bị quá tải, số lượng xe máy trong nội thành tăng cao, gây ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường do khí thải từ các phương tiện tham gia giao thông. Hệ thống giao thông đường bộ vẫn chưa theo kịp tốc độ phát triển về nhu cầu giao thông của xã hội.

Về đường hàng không: Hà Nội có cảng hàng không quốc tế Nội Bài thuộc huyện Sóc Sơn, cách trung tâm thành phố chừng 35 km. Các đường bay trong nước và quốc tế ngày càng được mở rộng với tần suất các chuyến bay ngày càng tăng, tạo thuận lợi thu hút khách trong nước và quốc tế đến Hà Nội. Các máy bay được trang bị mới, cơ sở vật chất kỹ thuật được cải thiện, đội bay cùng đội ngũ phục vụ được đào tạo cơ bản đã góp phần nâng cao chất lượng phục vụ. Cùng với sân bay Nội Bài còn có sân bay nội địa Gia Lâm cách trung tâm Hà Nội chừng 8 km, vốn là sân bay chính của Hà Nội từ những năm 70 của thế kỷ XX. Bây giờ, nơi đây là nhà ga sân bay trực thăng sẵn sàng phục vụ du khách những tour du lịch hấp dẫn.

Những tiến bộ nói trên góp phần quan trọng tạo ra những tiền đề cho việc mở rộng khai thác thị trường khách mới, đặc biệt là thị trường khách mới đến Việt Nam.

Hệ thống đường thủy: Hà Nội có nhiều con sông chảy qua như sông Hồng, sông Nhuệ, sông Tô Lịch. Từ lâu, Hà Nội là đầu mối giao thông đường thủy quan trọng, từ Hà Nội (bến Phà Đen) đi Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Việt Trì hoặc từ bến Hàm Tử Quan đi Phả Lại, đi thăm quan các làng nghề như: gốm sứ Bát Tràng, khu thương mại sầm uất một thời Phố Hiến... Tuy nhiên, hệ thống cầu cảng, đội tàu vận chuyển khách du lịch, đội ngũ nhân viên phục vụ, chưa được đầu tư thỏa đáng, xây dựng tour du lịch đường sông nghèo nàn, nên hình thức vận chuyển khách đường sông không thu hút được du khách bằng các phương tiện vận chuyển khác.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Hà Nội pptx (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)