2. Các cơ sở lưu trú đã được phân loại xếp hạng
2.3.2. Những hạn chế trong hoạt động du lịch Hà Nội và những nguyên nhân chủ yếu
chủ yếu
Bên cạnh những thành tựu đã nêu trên, du lịch Hà Nội vẫn còn tồn tại những hạn chế sau:
- Tài nguyên du lịch tuy phong phú đa dạng, nhưng thiếu điểm du lịch, khu du lịch, công viên vui chơi giải trí có quy mô lớn, hiện đại và thiếu một kết cấu hạ tầng phát triển ngang tầm của Thủ đô một số nước trong khu vực. Kết cấu hạ tầng của Thủ đô và các vùng phụ cận như: hệ thống giao thông thiếu đồng bộ, vào giờ cao điểm nhiều nút giao thông bị tắc nghẽn nghiêm trọng, cảng hàng không Nội Bài, đường sắt năng lực vận chuyển, chất lượng thấp; hệ thống cấp nước kém phát triển, thiết bị xử lý nước lạc hậu, chất lượng nước kém; hệ thống thoát nước, xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp vừa thiếu, vừa kém chất lượng dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; hệ thống điện vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cả về nguồn điện, lưới điện và chất lượng, chưa theo kịp tốc độ phát triển của kinh tế Hà Nội trong đó có sự phát triển của du lịch Thủ đô. Thời gian du khách đi trên đường tới các điểm du lịch còn chiếm nhiều thời giancho mỗi
chuyến đi do sự hạn chế tốc độ xe ô tô (mặc dù xe ô tô, đường sá tốt), ảnh hưởng không nhỏ tới thời gian nghỉ ngơi, thăm quan của khách.
- Phần lớn các doanh nghiệp du lịch có quy mô nhỏ nên số lượng, chủng loại sản phẩm du lịch không phong phú đa dạng thêm vào đó giá điện, nước, giá vé máy bay, giá phòng khách sạn, chất lượng lao động thấp (trình độ ngoại ngữ, trình độ chuyên môn, tinh thần thái độ, phong cách phục vụ thấp kém), chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đã đẩy giá tour lên cao làm cho các sản phẩm của du lịch Hà Nội có sức cạnh tranh thấp.
- Sau hơn 20 năm đổi mới, mặc dù ngành du lịch Hà Nội đã có sự phát triển vượt bậc cả bề rộng, lẫn chiều sâu nhưng cơ sở vật chất kỹ- thuật du lịch vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành trong tình hình mới như: thiếu các khách sạn có chất lượng dịch vụ cao từ 3 sao trở lên, do đó nhiều hãng lữ hành đã phải từ chối nhiều đoàn khách quốc tế đến Hà Nội, thiếu hệ thống các nhà hàng lớn, chất lượng các món ăn không cao (không hợp khẩu vị của khách, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đảm bảo, phương tiện vận chuyển khách du lịch đặc biệt là hệ thống xe ô tô 45 chỗ ngồi thiếu, nhất là vào mùa du lịch. Thêm vào đó, để tránh ùn tắc giao thông trong trung tâm thành phố, các ô tô chở khách lớn không được vào từ 6 giờ sáng đến 10 giờ sáng nên đã gây không ít khó khăn, phiền hà cho khách.
- Công tác xúc tiến du lịch còn nhiều hạn chế, chất lượng sản phẩm du lịch còn thấp chưa tương xứng với giá cả, cơ sở vật chất - kỹ thuật, trang thiết bị lạc hậu, đặc biệt là chất lượng lao động thấp, công suất phòng thấp, số ngày lưu trú bình quân của một khách không cao, chi tiêu bình quân của một khách du lịch thấp. Ngoài hai dịch vụ chính là lưu trú và ăn uống, khách gần như không tiêu dùng dịch vụ gì (không tính đến các khách sạn liên doanh).
- Sự phối hợp cơ chế chính sách và trình độ quản lý cả vĩ mô và vi mô còn nhiều bất cập.
- Hiện nay, mức thuế phải nộp còn cao, cách tính chưa hợp lý, khó tái đầu tư. Cụ thể cách tính thuế VAT với lữ hành và thuế thu nhập chưa phù hợp dựa trên những phân tích như:
Sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước trong khu vực, lãi gộp của các công ty lữ hành chỉ chiếm 10% giá tour. Trước đây thuế doanh thu tính 10% trên doanh thu sau khi đã trừ khoản chi hộ, nay thuế VAT tính trên tổng doanh thu ghi trên hóa đơn xuất, nhưng nhiều chi phí không được khấu trừ do đặc điểm du lịch đi tới vùng sâu, vùng xa, không đầy đủ hóa đơn, nhiều loại vé cầu, phà, đường, lệ phí lấy thẻ du lịch cho khách không được khấu trừ, một số dịch vụ cụ thể được khấu trừ ít hơn (dịch vụ vận chuyển chỉ được khấu trừ 5%). Trong khi đó một số đơn vị ngoài quốc doanh nộp thuế theo chế độ khoán, việc kiểm tra, kiểm soát không chặt chẽ dẫn đến sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, không công bằng. Trên thực tế, các doanh nghiệp lữ hành phải đóng thuế VAT cao hơn thuế doanh thu trước đây. Từ những đánh giá chung, nhất là những hạn chế có thể rút ra những nguyên nhân chính sau đây:
Thứ nhất, sự nhận thức chưa thật đầy đủ và thống nhất của các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của du lịch Hà Nội là Thủ đô của một nước, một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao trong nền kinh tế quốc dân. Đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Bởi vì, nhận thức chưa đúng, chưa thống nhất sẽ làm cho việc ban hành cơ chế chính sách và định hướng phát triển không ngang tầm, hợp lý, nhất quán và đồng bộ, khó tạo điều kiện để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Thứ hai, vốn đầu tư cho du lịch của Nhà nước chưa tương xứng, nhất là du lịch của Thủ đô. Cơ chế quản lý tài nguyên và chất lượng sản phẩm du lịch còn phân tán. Việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ và hiện đại. Hệ quả là đầu tư dàn trải, không tập trung, manh mún, không tạo được sức mạnh tổng hợp để tuyên truyền quảng bá, tôn tạo, nâng cấp sản phẩm du lịch hiện có và tạo dựng nên những sản phẩm du lịch mới, thậm chí còn gây ra sự lãng phí về nhân lực, thất thoát về vốn, xuống cấp nhanh chóng các di tích lịch sử - văn hóa và sự lạc hậu về trình độ, cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành, của xã hội.
Việc thiết lập và xử lý các mối quan hệ phối hợp giữa du lịch Hà Nội với các ngành, các địa phương, nhất là các địa phương vùng phụ cận, giữa du lịch Thủ đô với du lịch các nước trong khu vực và quốc tế. Thời gian qua, ngành du lịch đã có những tiến bộ nhất định như trong những năm gần đây đã có sự phối hợp giữa ngành du lịch của Hà Nội với các ngành khác nên đã đưa lại những thành công nhất định, góp phần khẳng định vị thế của ngành du lịch đối với Thủ đô. Đáng chú ý là sự phối hợp giữa ngành du lịch với ngành
Công an, Thuế, Hải quan, Điện, Xây dựng... mà nội dung chủ yếu nhằm giải quyết khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch đẩy mạnh kinh doanh và kinh doanh theo đúng pháp luật. Sự phối hợp giữa du lịch với các ngành văn hóa, thể thao, hàng không,... Chính là để phát huy lợi thế của mỗi ngành trong việc đẩy mạnh hoạt động xúc tiến tuyên truyền quảng bá về du lịch và thu hút khách du lịch. Đến nay, mối quan hệ giữa du lịch Hà Nội với các địa phương vùng phụ cận bước đầu có sự liên kết các điểm văn hóa du lịch để hình thành các tour du lịch.
Sự hợp tác quốc tế của du lịch Hà Nội trong những năm qua chưa được nhiều, nếu không muốn nói là còn hạn chế. Mặc dù trong thời gian gần đây ngành du lịch Hà Nội đã có nhiều cố gắng nhưng so với yêu cầu thực tiễn còn nhiều hạn chế. Thực tế những năm qua cho thấy, về mặt nhận thức chưa thấy được một cách đầy đủ tầm quan trọng của sự phối hợp và chắp nối các mối quan hệ nói trên là một trong những bí quyết để phát huy sức mạnh tổng hợp, tạo cơ hội để mở rộng và phát triển thị trường du lịch quốc tế và trong nước. Sự phối hợp giữa du lịch với các ngành khác phần lớn là quan hệ tình cảm tự phát chưa có cơ chế pháp lý được gắn với lợi ích kinh tế vì một mục tiêu chung về chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chưa có kế hoạch liên kết đầu tư để xây dựng các khu du lịch trọng điểm có chất lượng dịch vụ cao, vừa có khả năng thu hút khách, vừa có khả năng kéo dài được thời gian lưu trú của khách. Những thành tựu khiêm tốn và những hạn chế đó, đã làm cho lợi thế so sánh về du lịch của Hà Nội và các vùng phụ cận khai thác chưa được nhiều và những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng vốn có, chậm hội đủ các điều kiện cần thiết để đưa du lịch Hà Nội trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Chương 3
Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển du lịch Hà Nội thành ngành kinh tế mũi nhọn trong điều kiện hiện nay