Hướng phát triển của du lịch thế giớ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Hà Nội pptx (Trang 61 - 63)

2. Các cơ sở lưu trú đã được phân loại xếp hạng

3.1.1.2. Hướng phát triển của du lịch thế giớ

Trong bối cảnh hiện nay, ngành du lịch trên thế giới phát triển theo nhiều xu hướng. Dưới đây là một số hướng chủ yếu.

Một là, du lịch trở thành một hiện tượng kinh tế, xã hội phổ biến do phương tiện vận chuyển khách hiện đại, nhanh chóng, chính trị ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Theo số liệu của Tổ chức Du lịch thế giới (WTO), trong 10 năm qua (1990 - 2000), hàng năm lượng khách đi du lịch nước ngoài từ 458 triệu lượt khách lên 698,3 triệu lượt khách bình quân tăng 5%/ năm, thu nhập của du lịch quốc tế từ 266 tỷ USD lên 476 tỷ USD, với mức tăng bình quân 9,1%/năm. Đặc biệt từ năm 2000 đến nay, số lượng khách du lịch quốc tế vẫn tiếp tục giữ vững mức độ tăng trưởng từ 4,5% đến 5%/ năm.

Theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), số lượng khách du lịch năm 1995 chỉ đạt 566 triệu lượt người, năm 2000 đạt 692 triệu lượt khách và dự báo đến năm 2010 đạt 1.047 triệu người và năm 2020, số lượt khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới sẽ vượt con số 1.602 triệu lượt người (xem hình 3.1).

566 692 1047 1047 1602 0 300 600 900 1200 1500 1800 1995 2000 2010 2020 L- î t kh¸ch quèc tÕ (triÖu)

Hình 3.1: Hiện trạng và dự báo lượng khách du lịch quốc tế trên thế giới đến năm 2020

Nguồn: Tổ chức Du lịch thế giới (WTO).

Hai là, có sự thay đổi hướng của khách du lịch quốc tế. Nếu trước đây vài thập kỷ, khách du lịch chủ yếu đi nghỉ dưỡng ở các vùng biển nổi tiếng thế giới, thì ngày nay nguồn khách này đã tỏa đi các vùng ở những nước mới phát triển du lịch như câu á - Thái Bình Dương, Caribê v.v.. Theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), tốc độ tăng trưởng khách khu vực này những năm tới tăng từ 22,1% - 27,3% giai đoạn 2010 - 2020 (xem bảng 3.1).

Bảng 3.1: Hiện trạng và dự báo tổng số khách quốc tế đến các khu vực trên thế giới - Giai đoạn 2000-2020

Khu vực 2000 2010 2020 Triệu khách % Triệu khách % Triệu khách % Châu Âu 402,7 57.7 526 50,3 717,6 44,8

Đông á - Thái Bình Dương 111,6 16,0 231 22,1 437,3 27,3 Châu Mỹ 129,8 18,6 194,5 18,6 286,7 17,7 Phần còn lại 53,9 7,7 94,5 8,1 160,6 10,2

Tổng số 698 100 1046 100 1602 100

Nguồn: Tổ chức Du lịch thế giới.

Ba là, mức chi tiêu của một khách du lịch ngày càng tăng và cơ cấu chi tiêu có thay đổi. Tỷ trọng chi tiêu của khách cho các dịch vụ cơ bản (ăn, uống, lưu trú, vận chuyển) giảm dần, tỷ trọng chi tiêu cho các dịch vụ bổ sung như mua sắm hàng hóa, tham quan, vui chơi giải trí tăng lên. Kết quả điều tra về mức độ chi tiêu của du khách tại nhiều nước trên thế giới cho thấy: nếu như trước đây, khách du lịch dành 60%-70% cho tiêu dùng các dịch vụ cơ bản và 30%- 40% cho chi phí các dịch vụ bổ sung thì nay tỷ lệ đó ngược lại: chi 40%-50% cho dịch vụ ăn uống, lưu trú, vận chuyển và chi 50%-60% cho dịch vụ mua sắm hàng hóa, tham quan, giải trí, các dịch vụ khác. Một chuyến đi du lịch của một khách du lịch Nhật Bản chi tiêu bình quân 1.700 USD, chi tiêu bình quân của một

khách Đức là 1.600 USD.

Bốn là, tỷ lệ khách du lịch sử dụng dịch vụ du lịch trọn gói có xu hướng giảm với sự phát triển của hệ thống đặt chỗ qua mạng Internet và website. Tỷ lệ khách tự tổ chức và chỉ sử dụng một phần dịch vụ của các tổ chức kinh doanh du lịch có xu thế ngày càng tăng.

Năm là, sự hợp tác song phương, đa phương về xúc tiến phát triển du lịch giữa các nước ngày càng mở rộng. Hiện nay, ngoài Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourism Organization), còn có nhiều tổ chức du lịch khu vực, liên khu vực ra đời như: Hiệp hội Du lịch Thái Bình Dương (PATA), Hiệp hội Du lịch vùng Caribe (CTA), Hiệp hội Du lịch Nhật Bản (JATA), Hiệp hội Du lịch khu vực châu Mỹ (APTA).

Sáu là, du lịch sinh thái đang là xu thế phát triển mạnh. Bước vào thế kỷ XXI, công nghiệp hóa của các nước trên thế giới đã làm cho môi trường sống bị ô nhiễm, đe dọa đến sức khỏe, môi trường sống của con người. Vì vậy, được tiếp cận với thiên nhiên, được nghỉ ngơi ở những vùng có môi trường sinh thái tốt là nguyện vọng của mọi tầng lớp dân cư. Công nghệ và tự nhiên, hai thách thức đối với du lịch trong những năm đầu của thế kỷ XXI.

Ngoài các xu hướng trên do cuộc cạnh tranh nguồn khách giữa các quốc gia diễn ra gay gắt nên nhiều nước đã giảm đến mức tối thiểu các thủ tục. Nhận biết các xu hướng trên có ý nghĩa thiết thực để phát triển ngành du lịch Việt Nam và du lịch Hà Nội.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Hà Nội pptx (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)