Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Hà Nội pptx (Trang 83 - 85)

- Có chính sách ưu tiên, giảm, miễn tiền thuê đất, lãi suất ưu tiên vốn đầu tư đối với các dự án ưu tiên và tại các vùng trọng điểm phát triển du lịch.

3.2.5. Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch

Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch được hiểu là toàn bộ những hoạt động để duy trì và đưa chất lượng dịch vụ lên mức cao hơn trước, nhằm thỏa mãn những trông đợi của khách du lịch, xã hội và đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp.

Việc nâng cao chất lượng dịch vụ luôn là yếu tố quan trọng sống còn đối với các doanh nghiệp du lịch thể hiện ở chỗ Ban giám đốc phải xác định được bốn nguyên tắc cơ bản của việc nâng cao chất lượng dịch vụ:

Một là, xác định chất lượng là trước hết chứ không phải lợi nhuận là trước hết. Các doanh nghiệp cần xác định mục tiêu của mình được bắt đầu bằng lợi ích của dịch vụ đem lại cho khách hàng chứ không phải bằng lợi nhuận tài chính. Điều này được thể hiện rất rõ trong mô hình quản lý mới, mô hình hướng tới chất lượng, coi thỏa mãn khách hàng là mục tiêu cao chất lượng của một tổ chức. Mọi tác động của quản lý đều phải hướng về khách hàng, chứ không phải hướng về người sản xuất.

Hai là, coi trọng chất lượng đội ngũ lao động, cần áp dụng các biện pháp thích hợp để huy động hết tài năng của mọi người, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ.

Nâng cao chất lượng dịch vụ phải được giải quyết một cách tổng thể, đầy đủ các mặt các khâu, mọi nơi, mọi lúc của quá trình hình thành chất lượng, từ việc nghiên cứu nhu cầu, trông đợi của khách hàng để định ra các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ, đến việc thiết kế, sản xuất cung ứng dịch vụ.

Ba là, kiểm tra với mục đích hạn chế và ngăn chặn sai sót, tìm ra biện pháp khắc phục, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ. Trên cơ sở các nguyên tắc này, các doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một chương trình nâng cao chất lượng dịch vụ thích hợp với các nội dung:

- Cam kết của toàn thể doanh nghiệp từ lãnh đạo cao nhất đến mọi nhân viên về tính cấp thiết phải nâng cao chất lượng dịch vụ. Sử dụng các chính sách để huy động mọi người tích cực tham gia vào phong trào cải tiến chất lượng.

- Xác định các yếu tố cấu thành chất lượng, đo lường chi phí của chất lượng để cân đối giữa chất lượng và hiệu quả.

Các yếu tố cấu thành chất lượng:

Sự đa dạng của các loại hình dịch vụ.

Nói đến sự đa dạng, của các loại hình dịch vụ là nói đến số lượng, chủng loại nhiều hay ít của hệ thống các dịch vụ cung cấp. Sự đa dạng đem lại cho khách nhiều cơ hội lựa chọn. Với mỗi khu vực dịch vụ thì sự đa dạng được thể hiện theo những góc độ khác nhau. Nếu như ở khu vực dịch vụ lưu trú đó là số lượng phòng, cơ cấu phòng và các mức giá khác nhau, thì ở khu vực ăn uống đó là sự phong phú của thực đơn về số lượng cơ cấu

và định xuất ăn linh hoạt, hay khu vực lữ hành là số lượng tuyến, chương trình du lịch và sự đa dạng của các chương trình trên một tuyến.

Chất lượng của các điều kiện thực hiện dịch vụ.

Đây là yếu tố thuộc về cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng của nó chính là một phần của chất lượng của chính bản thân các trang thiết bị, mặt khác chính là sự đồng bộ và tổ chức hợp lý đảm bảo sự thuận lợi cho cả quá trình phục vụ của người lao động và thuận lợi cho khách trong cả quá trình tiêu dùng. Vị trí của cơ sở vật chất cũng được coi là yếu tố tạo nên chất lượng của điều kiện thực hiện dịch vụ. Tuy nhiên điều này phụ thuộc vào mỗi đối tượng khách, có khách thích ở khu trung tâm, có khách thích ở nơi vắng vẻ yên tĩnh.

Chất lượng của đội ngũ lao động.

Với đặc thù sản phẩm là dịch vụ, sản phẩm du lịch do yếu tố con người tạo ra là chính. Một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, dù có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phong phú và hiện đại đến mấy nhưng đội ngũ lao động lại tỏ ra yếu kém thì vẫn không đảm bảo được chất lượng dịch vụ. Chất lượng của đội ngũ lao động, được đánh giá chủ yếu vào trình độ của lao động (trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ học vấn, trình độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếp, tinh thần thái độ trong phục vụ đối với khách hàng và tinh thần tập thể trong thực hiện công việc)

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Hà Nội pptx (Trang 83 - 85)