Rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG QUY TRÌNH ÁP DỤNG BASEL II VÀO QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 26 - 29)

Rủi ro tín dụng theo định nghĩa Ủy ban Basel II đó là rủi ro xảy ra sự mất mát do người đi vay hoặc đối tác gây ra. Để đo lường và tính toán hệ số rủi ro đối với các khoản mục tài sản Có khi xem xét rủi ro tín dụng, theo Basel II có 3 phương pháp để lựa chọn sử dụng: phương pháp chuẩn, phương pháp dựa trên xếp hạng nội bộ cơ bản và phương pháp dựa trên xếp hạng nội bộ nâng cao.

- Phương pháp chuẩn

Phương pháp này quy định hệ số rủi ro cố định đối với từng khoản mục tài sản Có trên cơ sở bổ sung thêm việc sử dụng phần đánh giá xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức độc lập hoặc xếp hạng tín nhiệm nội bộ. Một điểm phát triển tương đối quan trọng trong phương pháp này chính là việc mở rộng các sản phẩm phái sinh để cầm cố, bảo lãnh, và cho vay đồng thời cũng đưa ra một số quy định riêng đối với hoạt động của các ngân hàng bán lẻ, các khoản vay phải thu với doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs)

- Phương pháp xếp hạng nội bộ IRB:

Theo các điều khoản của hiệp ước Basel II, các NHTM được chấp thuận sử dụng phương pháp dựa trên xếp hạng nội bộ IRB (IRB approach) để đánh giá rủi ro tín dụng. Phương pháp IRB này là một trong những nhân tố rất mới và đặc biệt của Basel II, cho phép tự bản thân các ngân hàng quyết định và ước tính những thành phần trong công thức tính toán nhu cầu vốn của họ. Từ đó, hệ số rủi ro hay phần tỉ lệ vốn sẽ quyết định thông qua sự kết hợp của các yếu tố đầu vào định lượng do cả ngân hàng lẫn cơ quan giám sát đưa ra cũng như các hàm số rủi ro được chỉ định bởi cơ quan giám sát. Phương pháp luận mới này phù hợp cho ngân hàng cho ngân hàng với nhiều quy mô khác nhau, nhiều cấu trúc doanh nghiệp khác nhau và danh mục rủi ro khác nhau.

Phương pháp IRB đề ra những nguyên tắc để đánh giá rủi ro tín dụng về mặt kinh tế. Nó đề xuất một sự xử lý tương tự với phương pháp chuẩn hóa cho rủi ro công ty, ngân hàng và quốc gia, cộng với các chương trình riêng cho khả năng bị rủi ro của ngân hàng bán lẻ, tài chính dự án và vốn cổ phần. Có hai phương pháp IRB: phương pháp “cơ bản” và phương pháp “nâng cao”.

Hiệp ước chấp nhận sự ghi nhập rộng hơn về kỹ thuật làm giảm rủi ro tín dụng, kể cả cầm cố, bảo đảm, và các phái sinh tín dụng, và tính giá trị ròng. Những đề xuất mới đưa ra sự giảm vốn cho các loại hình giao dịch khác nhau mà làm giảm rủi ro. Họ cũng đề ra các chuẩn mực hoạt động tối thiểu bởi vì công tác quản lý rủi ro hoạt động kém cỏi – kể cả rủi ro pháp lý – sẽ làm tăng nghi ngờ về giá trị thật của những nhân tố giảm nhẹ đó. Hơn nữa, các ngân hàng được yêu cầu nắm giữ vốn dựa trên những rủi ro còn lại tạo nên từ bất kỳ độ lệch nào đó giữa phòng ngừa rủi ro tín dụng và khả năng bị rủi ro tương ứng. Độ lệch đề cập đến sự chênh lệch về số lượng hay kỳ đáo hạn. Trong cả hai trường hợp, các yêu cầu về vốn sẽ áp dụng đối với các rủi ro còn lại.

- Vật cầm cố

Ủy ban đã chọn cho phương pháp chuẩn hóa một định nghĩa về vật cầm cố hợp lệ rộng hơn định nghĩa trong Hiệp ước năm 1988. Nói chung, các ngân hàng có thể công nhận vật cầm cố là: tiền mặt; một số loại hạn chế các chứng khoán nợ do các quốc gia, các tổ chức thuộc khu vực công, ngân hàng, các công ty chứng khoán, và các công ty cổ phần phát hành; các chứng khoán vốn được giao dịch trên các thị trường chính thống; các cổ phần của các quỹ hỗ tương; vàng.Để cầm cố, cần thiết phải tính đến thay đổi thời gian của giá trị cũng như khả năng bị rủi ro của vật cầm cố. “Mức vay thế chấp” xác định tài sản cầm cố bổ sung cần thiết đối với khả năng bị rủi ro để đảm bảo việc bảo vệ rủi ro tín dụng một cách hiệu quả, căn cứ vào các khoảng thời gian cần thiết để điều chỉnh lại mức độ cầm cố (cầm cố bổ sung), ghi nhận thất bại của đối tác trong việc thanh toán hoặc giao lợi nhuận và khả năng thanh lý vật thế chấp của ngân hàng. Hai loại mức vay thế chấp đã được phát triển để có một phương pháp toàn diện hơn đối với vật thế chấp: Những phương pháp được thành lập bởi Ủy ban (cụ thể như mức vay thế chấp được giám sát chuẩn); những thứ khác được dựa trên “ước tính về độ biến động của vật thế chấp của “chính ngân hàng” phụ thuộc vào yêu cầu tối thiểu. Có một sàn vốn, được ký hiệu là w, mà mục đích của nó gồm hai phần: khuyến khích các ngân hàng tập trung vào và giám sát chất lượng tín dụng của người đi vay trong các giao dịch cầm cố; phản ánh sự kiện rằng bất chấp mức độ thế chấp hóa quá mức, một giao dịch có thế chấp có thể không phải sẽ không gặp rủi ro. Một giá trị w bình thường là 0.15.

Đối với một ngân hàng để đạt được bất kỳ sự trợ giúp về vốn nào đó từ việc nhận các sản phẩm phái sinh tín dụng hoặc vật bảo đảm, việc bảo đảm tín dụng phải là trực tiếp, rõ ràng, không thể hủy ngang và không có điều kiện. Ủy ban này ghi nhận rằng các ngân hàng chỉ chịu thiệt hại trong các giao dịch được đảm bảo khi có sự vỡ nợ của cả người mắc nợ và người bảo đảm. Ảnh hưởng “sự vỡ nợ của cả hai” sẽ giảm rủi ro tín dụng nếu có tương quan thấp giữa xác suất vỡ nợ của người mắc nợ và người bảo lãnh. Ủy ban này xem xét rằng khó đánh giá tình huống này và không đưa ra sự ghi nhận đối với ảnh hưởng ảnh hưởng “vỡ nợ kép”. “Phương pháp thay thế” này đã đưa ra trong Hiệp ước 1988 áp dụng cho những người được bảo đảm và các phái sinh tín dụng, mặc dù có áp dụng sàn vốn tăng thêm, w. Phương pháp thay thế đơn giản thay thế rủi ro của người bảo lãnh cho rủi ro của người đi vay phụ thuộc vào sự ghi nhận đầy đủ khả năng có hiệu lực của người được đảm bảo.

- Tính giá trị ròng ngoài bảng cân đối kế toán

Tính giá trị ròng ngoại bảng cân đối kế toán trong sổ sách ngân hàng là có thể phụ thuộc vào các chuẩn mực hoạt động nào đó. Phạm vi của nó được giới hạn ở việc tính giá trị ròng của các khoản cho vay và ký gửi với của một đối tác duy nhất.

- Khả năng kết thành danh mục

Ủy ban này đề xuất việc mở rộng khác của Hiệp ước 1988 trong đó yêu cầu vốn tối thiểu không chỉ phụ thuộc vào tính chất của khả năng bị rủi ro của cá nhân mà còn phụ thuộc vào “rủi ro tập trung” của danh mục cho vay của ngân hàng. Sự tập trung chỉ rõ những quy mô lớn về khả năng bị rủi ro đối với những người đi vay đơn lẻ, hoặc các nhóm những người đi vay có quan hệ chặt chẽ với nhau, về mặt tiềm năng gây ra thiệt hại lớn. Hiệp ước này đưa ra một chỉ tiêu đo lường tính kết thành danh mục (granularity) và gắn nhân tố rủi ro này vào phương pháp IRB bằng cách điều chỉnh vốn giám sát chuẩn được áp dụng cho mọi khả năng bị rủi ro, ngoại trừ những khả năng trong danh mục bán lẻ. Xử lý này không bao gồm ngành, địa lý, hoặc các dạng tập trung rủi ro tín dụng hơn là tập trung về quy mô. Điều chỉnh “tính kết thành danh mục” áp dụng đối với toàn bộ những tài sản được điều chỉnh rủi ro ở cấp độ ngân hàng hợp nhất, được dựa trên sự so sánh về danh mục tham khảo với granularity đã biết.

Các vấn đề chứng khoán khác hóa liên quan đến rủi ro hoạt động. Sự chứng khoán hoá quay vòng có đặc điểm trừ dần trong giai đoạn đầu, hoặc các dòng thanh khoản được cung cấp cho các sản phẩm phái sinh (structures) (các cam kết để cung cấp tính thanh khoản cho việc tài trợ structure này theo những điều kiện nào đó), tạo ra một vài rủi ro còn lại. Có một khoản vốn bị phạt áp dụng cho rủi ro phi hệ thống nào đó.

Ủy ban xem tài chính dự án đòi hỏi phải có sự xử lý cụ thể. Hiệp ước này cũng đặt ra các phương pháp nhạy cảm với rủi ro cho các vị thế vốn cổ phần được nắm giữ trong sổ sách của ngân hàng. Mục đích là cứu vãn khả năng các ngân hàng có thể hưởng lợi từ một tỷ lệ vốn quy định thấp hơn khi họ nắm giữ vốn cổ phần hơn là nợ.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG QUY TRÌNH ÁP DỤNG BASEL II VÀO QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w