Những quy định của Basel II trong công tác quản trị rủi ro của các ngân hàng thương

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG QUY TRÌNH ÁP DỤNG BASEL II VÀO QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 25 - 26)

thương mại

Ủy ban Basel về giám sát nghiệp vụ ngân hàng là một Ủy ban bao gồm các chuyên gia giám sát hoạt động ngân hàng được thành lập vào năm 1974 bởi các Thống đốc Ngân hàng Trung ương của nhóm 10 nước (G10) xuất phát từ sau một loạt các cuộc khủng hoảng về tiền tệ quốc tế và thị trường ngân hàng, trong đó đáng chú ý nhất chính là sự sụp đổ của ngân hàng Herstatt ở Tây Đức lúc bấy giờ. Hiện nay, thành viên của Ủy ban này gồm các nước: Anh, Bỉ, Canada, Đức, Hà Lan, Hoa Kỳ, Luxembuorg, Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ và Ý. Các quốc gia được đại diện bởi ngân hàng trung ương hay cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng. Ủy ban Basel này được nhóm họp 4 lần trong một năm.

Quan điểm của Ủy ban là: sự yếu kém trong hệ thống ngân hàng của một quốc gia, dù là quốc gia phát triển hay đang phát triển, có thể đe dọa đến sự ổn định về tài chính trong cả nội bộ quốc gia đó và trên trường quốc tế. Vì vậy, nhu cầu nâng cao sức mạnh của hệ thống tài chính nhất thiết phải được nhiều quốc gia, tổ chức trên thế giới nói chung và Ủy ban Basel về giám sát nghiệp vụ ngân hàng nói riêng đặc biệt quan tâm.

Trong nhiều năm qua, Ủy ban Basel đã đưa ra các tiêu chuẩn giám sát rộng rãi toàn cầu, qua việc hợp tác chặt chẽ với nhiều ủy ban giám sát hoạt động ngân hàng của các nước không phải là thành viên. Vào năm 1997, Ủy ban Basel đã phát triển một tập hợp “Các nguyên tắc nòng cốt cho việc giám sát hoạt động ngân hàng hiệu quả” mà nó

cung cấp một khuôn khổ cho hệ thống giám sát hiệu quả. Dưới đây là những quy định và những nguyên tắc của Hiệp ước Basel II:

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG QUY TRÌNH ÁP DỤNG BASEL II VÀO QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w