Đẩy mạnh công tác quản lý nhân lực và đào tạo cán bộ

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG QUY TRÌNH ÁP DỤNG BASEL II VÀO QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 62)

Cổ phần hóa là điều kiện để BIDV thực hiện đồng bộ các chính sách, chế độ để nâng cao chất lượng cán bộ. Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu kinh doanh, khai thác triệt để mọi khả năng, tiềm năng của lao động, phát huy truyền thống văn hóa doanh nghiệp, tinh thần gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, quản lý nguồn nhân lực theo thông lệ quốc tế hiện đại phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Thực hiện chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài, bố trí nhân lực phù hợp, khoa học, chuyên môn hóa. Ngoài ra, các chế độ lương, thưởng cần gắn với trách nhiệm và hiệu quả công việc. Kiên quyết xử lý tình trạng cán bộ ngân hàng lợi dụng quyền hạn để mưu cầu toan tính cá nhân, gây thiệt hại và ảnh hưởng uy tín của ngân hàng.

Các kỹ năng cần đào tạo :

Theo từng cấp độ quản lý, từng nhóm công việc được giao mà bộ máy quản lý nói chung phải được đào tạo các kỹ năng (Required skills) và kiến thức (Knowledges) liên quan đến quản lý ngân hàng

Các kỹ năng cần thiết:

- Kỹ năng phân tích tài chính, dự án đầu tư, sản xuất kinh doanh - Kỹ năng quản lý thời gian và tiến độ

- Kỹ năng thương lượng và đàm phán - Kỹ năng quản lý nguồn lực

54 Các bước cần thiết phải đào tạo:

- Kiến thức chung về các quy định của pháp luật trong lĩnh vực tài chính tiền tệ. - Quy định về nghiệp vụ ngân hàng như tín dụng, huy động vốn....

- Quy định về đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử

Các lớp bồi dưỡng mở theo từng chuyên đề phù hợp với từng đối tượng. Giảng viên phải là những người vừa có trình độ vừa có thực tiễn. Thủ trưởng các đơn vị bắt buộc phải học qua các lớp quản lý chung trước khi được bổ nhiệm

3.3 Kiến nghị NHNN :

3.3.1 Nâng cao chất lượng trung tâm thông tin tín dụng

Nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin tín dụng tại Trung tâm Thông tin tín dụng của NHNN nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin cập nhật và chính xác về khách hàng. Cần có những biện pháp tuyên truyền thích hợp để các NHTM nhận thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thông tin tín dụng. Ban hành các văn bản hướng dẫn việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm ở từng ngân hàng cũng như việc thành lập và hoạt động của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập. Đối với các ngân hàng, NHNN cũng cần nêu rõ điều kiện tiên quyết để có thể xây dựng một hệ thống xếp hạng tín nhiệm độc lập. Những ngân hàng nào không đạt yêu cầu sẽ phải sử dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm độc lập của một tổ chức có uy tín do ngân hàng Nhà nước chỉ định. Định kỳ NHNN cũng hướng dẫn các ngân hàng thương mại bổ sung kịp thời các tiêu chí xếp hạng dựa trên chuẩn mực Basel II. Đối với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập, cho phép thành lập với nhiều hình thức sở hữu khác nhau nhưng cũng phải giám sát chặt chẽ để bảo đảm chất lượng của các kết quả xếp hạng tín nhiệm này. Không để xảy ra tình trạng thông đồng giữa tổ chức xếp hạng với tổ chức được xếp hạng. Những tiêu chí của tổ chức xếp hạng này cũng phải phù hợp với Hiệp ước Basel.

Tăng cường các quy chế công bố thông tin , nâng cao chất lượng và mức độ tin cậy của thông tin thông qua cải thiện chất lượng và hiệu quả hoạt động kiểm toán độc lập.

3.3.2 Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát ngân hàng

Theo hiệp ước Basel II, ngân hàng Nhà nước đóng vai trò là cơ quan giám sát ngân hàng giữ vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định cho hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng, bao gồm cả mạng lưới các chi nhánh của ngân hàng nước ngoài cũng như ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Vì vậy, ngân hàng Nhà nước được quyền chủ động rất lớn,

55 bao gồm chủ động trong việc đưa ra quy định chi tiết cho toàn hệ thống, cấp phép hoặc ngừng cấp phép cho mỗi ngân hàng khi muốn lựa chọn một phương pháp đánh giá rủi ro, đồng thời có quyền ra phán quyết tối cao đối với tổ chức tín dụng. Khi phát hiện những sai phạm so với nội dung cấp phép. Để đảm nhiệm được trách nhiệm nặng nề này, trong thời gian tới cần nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra kiểm soát v à giám sát ngân hàng của NHNN Việt Nam.

Đầu tiên, hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra Ngân hàng theo ngành dọc từ trung ương xuống cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của NHNN. Quy tắc giám sát của bộ máy thanh tra dựa trên cơ sở ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động Ngân hàng của Ủy ban Basel đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt những quy tắc thận trọng trong công tác thanh tra.

Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế và tham gia các hiệp ước, thỏa thuận quốc tế về giám sát ngân hàng và an toàn hệ thống tài chính. Tăng cường trao đổ thông tin với các cơ quan giám sát ngân hàng và an toàn hệ thống tài chính. Tăng cường trao đổi thông tin với các cơ quan giám sát ngân hàng nước ngoài.

Thứ ba, phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát đủ về số lượng và có trình độ nghiệp vụ cao, có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, được trang bị đầy đủ kiến thức về pháp luật, quản lý và các công cụ thực thi nhiệm vụ.

Thứ tư, xây dựng và triển khai khuôn khổ quy trình và phương pháp thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở tổng hợp và rủi ro. Xây dựng hệ thống giám sát rủi ro trong hoạt động ngân hàng có khả năng cảnh báo sớm đối với các tổ chức tín dụng có vấn đề và các rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

Xây dựng hệ thống thanh tra giám sát rủi ro trong hoạt động ngân hàng có khả năng cảnh báo sớm đối với các tổ chức tín dụng. Thiết lập hệ thống các quy định, quy trình và sổ tay hướng dẫn trên cơ sở rủi ro, đồng thời tiến hành đánh giá tổng quan công tác thanh tra, giám sát của ngân hàng theo 25 nguyên tắc cơ bản của Ủy ban Basel.

3.3.3 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quản trị rủi ro.

Điều quan trọng để có thể tiến hành việc ứng dụng thành công quy trình giám sát và quản trị rủi ro theo những chuẩn mực của Basel II chính là vai trò cũng như trách nhiệm của NHTW trong việc đưa ra các nền tảng pháp luật hoàn thiện. Trong đó quy định rõ về thẩm quyền của các tổ chức cũng như những định nghĩa rõ ràng về các thuật ngữ hoặc chuẩn mực dùng làm cơ sở phân tích rủi ro. Hiện tại, hệ thống luật các tổ chức tín dụng

56 của Việt nam chưa có đủ tính cập nhật so với những quy định mới trong Basel, ngoài ra các quyết định có liên quan đến hoạt động ngân hàng còn rất rải rác, cần hình thành một bộ luật điều chỉnh về hoạt động của các tổ chức tín dụng trong đó định hướng rõ ràng về mọi hoạt động và chỉ tiêu của các tổ chức này.

Cải cách hệ thống kế toán ngân hàng hiện hành theo các chuẩn mực kế toán quốc tế, đặc biệt là các vấn đề phân loại nợ theo chất lượng, mức độ rủi ro, trích lập dự phòng rủi ro, hạch toán thu nhập, chi phí. Phối hợp với các Bộ, ngành hoàn thiện hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế . Xây dựng các giải pháp chính sách để hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng và tiến tới chuẩn mực quốc tế.

Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực của Ủy ban Basel trên cơ sở lựa chọn chuẩn mực thích hợp. Trong đó chú trọng đến các văn bản quy định về việc xếp hạng tín nhiệm nội bộ của mỗi ngân hàng thương mại, điều kiện tiên quyết để ngân hàng Nhà nước đồng ý. cho việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ. Đối với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập, ngân hàng Nhà nước tư vấn cho Chính phủ và Bộ Tài chính ra văn bản hướng dẫn cụ thể trên cơ sở quy định trong phương pháp chuẩn của hiệp ước Basel II. Bổ sung định hướng thực hiện hiệp ước Basel trong chính sách phát triển hệ thống ngân hàng 2010 – 2020, trong đó nêu cụ thể và chi tiết về lộ trình áp dụng, các điều kiện áp dụng.

Ngân hàng Nhà nước với vai trò một cơ quan giám sát cần tích cực hướng dẫn, đôn đốc các ngân hàng thương mại sớm ban hành quy định về tiêu chuẩn, yêu cầu tối thiểu đối với hệ thống quản trị rủi ro áp dụng tại ngân hàng, bao gồm hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ, hệ thống quản lý tài sản có, tài sản nợ, quản trị rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Những yêu cầu tối thiểu mà các ngân hàng cần đạt được chính là điều kiện tiên quyết giúp cơ quan giám sát nhà nước chấp thuận việc sử dụng hệ thống quản trị rủi ro tương ứng của ngân hàng.

3.3.4 Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các NHTM Nhà nước

Tiến trình cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương và Công thương đã được hoàn tất. Nhưng vẫn còn các ngân hàng thương mại nhà nước khác như Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần nhanh chóng cổ phần hóa. Đây là biện pháp cần thiết để tăng tính tự chủ, nâng cao năng lực quản lý điều hành trong hoạt động và tăng

57 cường năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại nhà nước trong thời gian tới trước khi chính thức áp dụng các chuẩn mực nâng cao theo hiệp ước Basel II. Một khi vẫn chưa được cổ phần hóa thì sự phụ thuộc vào chính sách và chiến lược kinh doanh của Nhà nước sẽ làm các ngân hàng thương mại nhà nước giảm lợi thế cạnh tranh. Đồng thời, việc không được chủ động trong tìm kiếm, lựa chọn khách hàng sẽ dẫn đến tình trạng rủi ro tăng cao trong hoạt động của một số ngân hàng Nhà nước hiện nay.

Trước mắt, nhằm cải thiện hệ số an toàn vốn đạt từ 8% trở lên và tiến tới là 12%, NHNN cần tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng này phát hành trái phiếu dài hạn, trái phiếu có khả năng chuyển đổi nhằm đáp ứng nhu cầu tăng vốn tự có.

Ngoài ra, với những ngân hàng thương mại Nhà nước có mục tiêu hoạt động giống nhau và mạng lưới chi nhánh trùng lắp, có thể áp dụng giải pháp sáp nhập, hợp nhất và các giải pháp khác để tập trung vốn nâng cao năng lực cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Song song với việc tiếp tục tiến hành sắp xếp lại hệ thống Ngân hàng, đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước cũng cần chú trọng gắn liền với việc niêm yết cổ phiểu trên thị trường chứng khoán để phân tán rủi ro và đổi mới cơ cấu sản phẩm dịch vụ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG III

Từ những tổng hợp và phân tích tình hình của chương II, chương III này đã trình bày những giải pháp cần thực hiện tại BIDV nhằm nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng hiệp ước Basel II trong thời gian sắp đến. Không chỉ có thế, chương này còn trình bày một số đề xuất kiến nghị các chuẩn mực quốc tế và thực hiện chức năng giám sát hoạt động của các ngân hàng. Lộ trình tiến đến ứng dụng Basel II đã gần kề, những giải pháp đề xuất ở phần này hi vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ vào công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế đối với lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam nói chung và việc ứng dụng hiệp ước này vào công tác quản trị rủi ro của các ngân hàng nói riêng

58

KẾT LUẬN

Quản trị rủi ro là một phần quan trọng trong quản lý ngân hàng ở tất cả các nước. Trong giai đoạn hiện nay, quản trị rủi ro ngân hàng tại Việt Nam hết sức quan trọng vì hoạt động ngân hàng là huyết mạch tài chính tiền tệ của nền kinh tế quốc gia., góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế, thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, vì vậy Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Vấn đề đặt ra cho ngân hàng là làm sao quản trị rủi ro ngày một tốt hơn trong điều kiện kinh tế thị trường. Quản trị rủi ro tốt là tiền đề để tăng trưởng và phát triển bền vững. Luận văn đã bước đầu trình bày hiệp ước Basel II và các phương pháp quản trị rủi ro trong ngân hàng. Đồng thời trình bày thực trạng và đánh giá quản trị rủi ro tại hệ thống Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam.Từ đó Luận văn đã đề xuất xây dựng quy trình quản trị rủi ro tại BIDV với 5 nhóm giải pháp và 4 kiến nghị, tác giả hy vọng rằng hiệu quả quản trị rủi ro sẽ được nâng cao, đáp ứng kỳ vọng của BIDV và NHNN. Quản trị rủi ro hiệu quả sẽ cải thiện chất lượng tín dụng, hạn chế các nhân tố rủi ro ảnh hưởng hoạt động ngân hàng, giúp ngân hàng tăng trưởng bền vững, từ đó vững bước hội nhập kinh tế thế giới.

Hạn chế của đề tài:

Phạm vi nghiên cứu giới hạn trong hệ thống Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, chưa xem xét tới điều kiện của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Do có giới hạn về thời gian nghiên cứu nên đề tài chỉ phân tích tình hình hoạt động trong hai năm 2008, 2009 của BIDV.

59

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa –“ Hiệp ước Basel mới và vấn đề kiểm soát rủi ro trong các ngân hàng thương mại” - Tạp chí phát triển kinh tế 6/2008.

2. Biên dịch Khúc Quang Huy – “ Basel II – Sự thống nhất quốc tế về đo lường và các tiêu chuẩn vốn” – NXB Văn hóa thông tin năm 2008.

3.PGS.TS Nguyễn thị Ngọc Trang – “ Quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ hậu WTO”

4. PGS.TS Trần Ngọc Thơ và Th.S Hồ Quốc Tuấn – “Một cỡ cho tất cả” – Tạp chí kinh tế phát triển

5. Th.S Nguyễn Thị Thùy Linh – “Ứng dụng hiệp ước an toàn vốn Basel II vào công tác quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam” – năm 2006

6. TS. Nguyễn Văn Tiến – “Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng” – NXB Thống kê

7. TS Trần Huy Hoàng – “Quản trị ngân hàng thương mại” – NXB Thống kê 2006

8. Huỳnh Thế Du – “Sự hình thành và hoạt động của Basel” – Chương trình giảng dạy FullBright niên khóa 2005-2006

9. TS Trần Huy Hoàng – “ 25 nguyên tắc cơ bản của Ủy ban Basel về thanh tra – giám sát ngân hàng” – Tạp chí Ngân hàng

10. “Được và mất khi áp dụng Basel II” – www . vne c o nomy.com.vn

11. Báo cáo thường niên Ngân Hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam 2008, 2009. 12. Thời báo kinh tế Sài gòn, Thời báo kinh tế Việt Nam

13. Tạp chí Ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

14. Tạp chí Thông tin và phát triển của Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam

Tiếng Anh

15. Basel Committee on Banking Supervision – “The New Basel Capital Accord” – 31 May 2001

16. LSE Financial Markets Group an ESRC Research Centre Special Paper Series – “ An Academic Response to Basel II” – May 2001

PHỤ LỤC 1

Basel II – Tổng quan về hiệp ước quốc tế về tiêu chuẩn an toàn vốn

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG QUY TRÌNH ÁP DỤNG BASEL II VÀO QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w