Bảng 2.1: Quy mô vốn chủ sở hữu

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG QUY TRÌNH ÁP DỤNG BASEL II VÀO QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 34)

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2008 Thay đổi

Vốn điều lệ 10.499 8.756 1.743 19.9%

Vốn mua sắm tài sản cố định 1.916 1.597 319 20%

Quỹ của TCTD 3.922 2.041 1.881 92.1%

Chênh lệch tỷ giá hối đoái 165 84 81 95.7%

Chênh lệch đánh giá lại tài sản

(352) - (352)

Lợi nhuận chưa phân phối (2.173) (2.509) 336

Tổng vốn chủ sở hữu 13.977 9.969 4.008 40%

Tỷ VNĐ

Hình 2.1: VỐN CHỦ SỞ HỮU

Đến 31/12/2009, vốn chủ sở hữu của ngân hàng đạt 13.977 tỷ đồng, tương đương 779 triệu USD và tăng 40% so với 2008, đưa tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản tăng từ mức 4.1% năm 2008 lên 4.8% 2009 góp phần nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng.Có được như vậy là do vốn điều lệ và các quỹ tăng mạnh (3.624 tỷ ), kết quả lợi nhuận trong năm đạt được ở mức cao cũng làm giảm đáng kể khoản lỗ lũy kế từ những năm trước theo chuẩn mực quốc tế do có sự khác nhau về chuẩn mực trong việc trích lập dự phòng rủi ro theo chuẩn Việt Nam và thông lệ quốc tế. Những kết quả trên góp phần đưa hệ số CAR – hệ số an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng - tính theo báo cáo tài chính quốc tế IFRS đạt mức 7.55%, theo báo cáo tài chính chuẩn mực VAS Việt Nam là 9.53% (quy định tối thiểu theo Thông tư 13 của ngân hàng Nhà nước Việt Nam là 9%)

2.2.2 Quy mô tài sản và hoạt động tín dụng:

Đến 31/12/2009, tổng tài sản của BIDV đạt 292.198 tỷ tương đương 16.3 tỷ đô la Mỹ. Với quy mô tổng tài sản trên BIDV vẫn giữ vị trí thứ 2 trên thị trường nội địa sau Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam.

Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản là hoạt động tín dụng với tỷ trọng 68%. Đây là hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng. Tổng dư nợ trước dự phòng rủi ro đạt 206.402 tỷ tăng 28% so với 2008, chủ yếu là tăng từ các khoản cho vay thương mại (chiếm 95% dư nợ tăng thêm). Đặc biệt là nợ khoanh và chờ xử lý không còn, cho vay chỉ định và kế hoạch nhà nước giảm dần qua các năm. Lĩnh vực cho vay đa dạng trong

nhiều lĩnh vực ,ngành nghề như cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế biến, thương nghiệp, dịch vụ, du lịch, nông lâm thủy sản…..., tỷ trọng cho vay doanh nghiệp quốc doanh 21%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 65%, doanh nghiệp có vốn nước ngoài 3%, tư nhân cá thể 10%.

Mặc dù những dấu hiệu suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2009 ảnh hưởng nhiều đến tình hình tài chính khách hàng cũng như hoạt động kinh doanh ngân hàng, song chất lượng tín dụng của BIDV đã được cải thiện đáng kể, thể hiện:

- Tỷ lệ nợ xấu tiếp tục được khống chế ở mức thấp (dưới 3%): năm 2009 tổng dư nợ tăng them hơn 43.000 tỷ 28%, song tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 2.82%, có tăng nhẹ so với 2008 song là mức thấp so với mặt bằng chung trong bối cảnh kinh tế không thuận lợi, đặc biệt tiếp tục xu hướng giảm so với mức 3.98% năm 2007.

- Tỷ lệ nợ tốt (nợ nhóm 1) tăng lên đáng kể từ mức 77% năm 2008 lên 81% năm 2009, đồng thời tỷ lệ nợ nhóm 2 (nhoma nợ tiềm tàng có nguy cơ phát sinh nợ xấu cao) giảm được 4% từ mức 20% năm 2008 xuống 16% năm 2009.

BẢNG 2.2 : CƠ CÁU DƯ NỢ THEO LOẠI HÌNH NGHIỆP VỤ

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2008 Tăng trưởng %

Cho vay thương mại 193.962 150.725 43.237 29

Cho thuê tài chính 2.878 2.501 377 15

Cho vay ODA 8.268 6.009 2.259 38

Cho vay ủy thác đầu tư 539 500 39 8

Cho vay theo chỉ định của Chính phủ, KHNN

755 1.246 - 491 -39

Nợ cho vay được khoanh nợ và chờ xử lý

0 1.2 -1.2 -100

BẢNG 2.3: CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA BIDVĐơn vị: tỷ đồng Đơn vị: tỷ đồng 2008 2009 Thay đổi Nợ đủ tiêu chuẩn 118.837 76.93 % 159.918 80.93% 41.081 4% Nợ cần chú ý 31.452 20.36% 32.108 16.25% 656 - 4.11%

Nợ dưới tiêu chuẩn 2.833 1.83% 3.531 1.79% 698 -

0.05%

Nợ nghi ngờ 413 0.27% 864 0.44% 451 0.17%

Nợ không thu hồi được 937 0.61% 1.173 0.59% 236 - 0.01% Tổng 154.472 100% 197.594 100% 43.122 Nợ xấu 4.183 2.71% 5.568 2.82% 1.385 0.11% Tỷ lệ Quỹ DPRR/Nợ xấu 199% 163%

Nguồn: báo cáo thường niên 2009

Ghi chú: tổng dư nợ được phân loại không bao gồm cho vay ODA, cho vay ủy thác đầu tư

- Tỷ lệ bù đắp rủi ro (quỹ dự phòng rủi ro/nợ xấu) đảm bảo > 1, đạt 163%, giảm so với mức 199% năm 2008 cho thấy quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đảm bảo bù đắp tổn thất nợ xấu, chất lượng tín dụng được đảm bảo nên tỷ lệ trích lập/nợ xấu có xu hướng giảm.

Theo báo cáo kiểm toán BIDV đã thực hiện trích đủ dự phòng rủi ro (DPRR) trong năm 2008, với mức trích là 2.554 tỷ, năm 2009 trích dự phòng rủi ro thấp hơn 2008 do tỷ lệ nợ xấu tiếp tục được kiểm soát ở mức thấp.

Về hiệu quả tín dụng: tổng thu nhập từ các hoạt động năm 2009 là 9.983 tỷ đồng tăng 1.463 tỷ so với 2008, trong đó thu lãi ròng đạt 6.948 tỷ (70%), thu phi lãi là 3.035 tỷ (30%).

Về nền khách hàng: 2009 là năm thứ 4 BIDV triển khai thực hiện phân loại nợ và trich lập DPRR theo điều7 quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Có 6.387 khách hàngđược xếp hạng, tăng 769 khách hàng so với năm 2008, trong đó khách hàng xếp loại A trở lên là 2.509 khách hàng chiếm 39.3% tổng số khách hàng, giảm 5.7% so với năm 2008; Khách hàng xếp loại từ B đến BBB là 3.761 khách hàng chiếm 58.9% tổng số khách hàng, tăng

6.5% so với năm2008; Khách hàng xếp loại từ CCC trở xuống là 117 khách hàng chiếm 1.8% tổng số khách hàng, giảm 0.76% so với năm 2008.

Bên cạnh đó, BIDV đã triển khai có hiệu quả chương trình hổ trợ lãi suất, góp phần bình ổn và kích thích tăng trưởng trong hoạt động sản xuất kinh doanh đối với khách hàng vay vốn.

2.2.3 Khả năng sinh lời:

BẢNG 2.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2008 So sánh

Tuyệt đối Tương

đối

Tổng tài sản 292.198 242.316 49.882 21%

Vốn chủ sở hữu 13.977 9.969 4.008 40%

Tổng thu nhập ròng 9.983 8.520 1.463 17%

Chênh lệch thu chi trước dự phòng rủi ro

4.735 5.228 -493 -9.4%

Chi phí DPRR (1.539) (3.087) (1.549) 50%

Lợi nhuận trước thuế 3.196 2.141 1.055 49%

Lợi nhuận ròng trong năm 2.520 1.780 739 42%

ROA (LNST/TTSbq) 0.94% 0.8%

ROE (LNST/Vốn CSHbq) 21.04% 19.38%

Khả năng bù đắp rủi ro CAR 7.55% 6.62%

Nguồn: báo cáo thường niên 2009.

2.2.4 Khả năng thanh khoản và huy động vốn:

Năm 2009, những biến động trong môi trường kinh doanh, chính sách kinh tế vĩ mô đã tác động mạnh đến tình hình huy động vốn, thanh khoản và tăng trưởng của hệ thống Ngân hàng thương mại.

TỷVNĐ

Hình 2.2 : TIỀN GỬI VÀ CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ KHÁCH HÀNG

Đầu năm 2009, để chặn đà suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, cắt giảm liên tục lãi suất cơ bản từ 12% xuống 7%, duy trì đến hết tháng 11/2009 rồi tăng lên 8% trong tháng 12, đồng thời Chính phủ thực hiện gói chính sách kích cầu hổ trợ lãi suất. Quy mô tín dụng tăng lớn hơn quy mô tăng trưởng nguồn vốn dẫn đến khó khăn trong thanh khoản, áp lực cạnh tranh chia sẻ thị phần khiến các ngân hàng suy giảm tốc độ tăng trưởng huy động vốn. Các chỉ tiêu ở bảng trên đều giảm so với 2008

BẢNG 2.5: CÁC CHỈ SỐ VỀ THANH KHOẢN

Chỉ tiêu 2009 2008

Dư nợ/Tiền gửi (*) 94.6% 83%

TS thanh khoản/Tổng nợ phải trả 7.1% 7.9%

Tiền gửi khách hàng/Tổng nợ phải trả 73.8% 79.4%

Tăng trưởng tiền gửi 11.2% 27.3%

Nguồn: báo cáo thường niên 2009

Ghi chú: (*) Tiền gửi gồm tiền gửi của dân cư và tổ chức kinh tế, phát hành giấy tờ có giá, không bao gồm tiền gửi Bộ Tài Chính, Kho Bạc Nhà Nước, tiền gửi và tiền vay các TCTD khác

2.2.5 Hoạt động dịch vụ:

Năm 2009, thu dịch vụ ròng của ngân hàng đạt hơn 1.300 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 35% so với năm trước, thu dịch vụ ròng bình quân đầu người đạt 97 triệu /người, tăng 20% so với 2008

BẢNG 2.6: CƠ CẤU THU HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ

TT Chỉ tiêu % Tăng trưởng % Tỷ trọng

1 Hoạt động thanh toán 44 45

2 Hoạt động bảo lãnh 20 39

3 Hoạt động ngân quỹ 3 1

4 Dịch vụ đại lý 17 1

5 Dịch vụ khác 39 14

6 Tổng thu 32 100

Nguồn: báo cáo thường niên 2009

Hoạt động bảo lãnh là dòng sản phẩm có thế mạnh của BIDV, năm 2009 thu hơn 560 tỷ chiếm 39% tổng thu và tăng 20% so với 2008; Hoạt động thanh toán (bao gồm các dịch vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu, trong đó: doanh số thanh toán trong nước đạt gần 4 triệu tỷ đồng, tăng 53% so với 2008; doanh số chuyển tiền quốc tế đạt gần 450 ngàn tỷ đồng (quy đổi) tăng 87% so với 2008; Doanh số tài trợ xuất khẩu khoảng 1.200 triệu USD, doanh số tài trợ nhập khẩu khoảng 5.100 triệu USD, thu ròng từ hoạt động này đạt hơn 230 tỷ đồng, tăng 51% so với 2008 và các hoạt động dịch vụ khác như thẻ, bảo hiểm… cũng thu hơn 200 tỷ đồng tăng 39% so với 2008.

Tóm lại, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng trong năm 2009 gặp nhiều khó khăn, thách thức do những diễn biến bất lợi trong môi trường kinh doanh. Song với mục tiêu duy trì sự ổn định và phát triển, hướng tới cổ phần hóa, năm 2009 BIDV đã nổ lực đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh theo đúng đường lối, kế hoạch đã đặt ra.

Tỷ VNĐ

Hình 2.3 : THU DỊCH VỤ RÒNG2.3 Đánh giá rủi ro và các công cụ quản trị rủi ro tại BIDV: 2.3 Đánh giá rủi ro và các công cụ quản trị rủi ro tại BIDV: 2.3.1 Rủi ro tín dụng:

Hiện nay hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Năm 2010, thị trường vẫn còn xuất hiện khó khăn cùng chủ trương khống chế tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước không quá 25% buộc các ngân hàng phải hạn chế cho vay xuống mức cho phép. Để đối phó với những biến động của môi trường kinh doanh, vấn đề quản lý rủi ro được đặt lên hàng đầu. Để giảm thiểu rủi ro tín dụng, BIDV đã thực hiện một số công cụ quản trị rủi ro sau:

- Ban hành Sổ tay tín dụng quy định về chính sách tín dụng, quy trình cho vay và quản lý tín dụng, chính sách khách hàng, định giá tiền vay, bảo đảm tiền vay....mục đích nhằm chuẩn hóa việc tuân thủ các quy trình nghiệp vụ, nâng cao chất lượng tín dụng đồng đều trong hệ thống.

- Chuyển đổi mô hình tổ chức : với mục tiêu hiện đại hóa mô hình hoạt động theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, từ tháng 9/2008 BIDV đã thực hiện chuyển đổi mô hình tổ chức theo đề án TA2 – đề án chuyển đổi mô hình tổ chức BIDV giai đoạn 2007-2010 được xây dựng trên cơ sở khuyến nghị của các chuyên gia tư vấn thuộc Các chương trình liên kết kỹ thuật nhằm hổ trợ tái cơ cấu BIDV giai đoạn 2 – chuyển từ mô hình phân tán theo chiều ngang (theo các mảng nghiệp vụ tín dụng, huy động vốn, dịch vụ) sang mô

hình tập trung theo chiều dọc, phù hợp với cơ cấu tổ chức của một định chế tài chính hiện đại, hướng vào khách hàng và hướng vào sản phẩm.Theo mô hình mới mảng nghiệp vụ tín dụng bao gồm ba khối:

Khối ngân hàng bán buôn: chịu trách nhiệm duy trì và phát triển quan hệ với các khách hàng doanh nghiệp lớn, các định chế tài chính, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khối ngân hàng bán buôn không có thẩm quyền phê duyệt bất kỳ một khoản tín dụng nào, mọi đề xuất phải thông qua Khối quản lý rủi ro – là nơi rà soát, phê duyệt các đề xuất tín dụng của Khối ngân hàng bán buôn

Khối ngân hàng bán lẻ : phụ trách các sản phẩm tín dụng và dịch vụ cho các khách hàng cá nhân và hộ gia đình

Khối quản lý rủi ro: chịu trách nhiệm kiểm soát tất cả các rủi ro tín dụng và các rủi ro khác của ngân hàng, đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, định giá tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định và xử lý nợ xấu.

Khối tác nghiệp : là nơi hoàn tất các giao dịch sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có nhiệm vụ kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ và các điều kiện của hồ sơ giải ngân cho vay, bảo lãnh và trực tiếp thực hiện hạch toán kế toán.

Ưu điểm của mô hình TA2 là khắc phục hạn chế của mô hình trước khi chuyển đổi, đó là chức năng quản lý rủi ro được thiết kế nằm trong các quy trình nghiệp vụ, quản lý rủi ro sẽ là nơi phê duyệt trước khi nghiệp vụ kinh doanh thực sự tiến hành chứ không phải đứng ngoài quy trình thực hiện chức năng giám sát sau khi nghiệp vụ đã thực sự phát sinh, mô hình mới vận hành theo nguyên tắc không có nhân viên nào vừa đàm phán với khách hàng lại vừa có trách nhiệm chi trả. Đây là sự bảo vệ rất cơ bản và mang tính nền tảng đối với ngân hàng, sẽ luôn luôn có hai người báo cáo cho hai khối khác nhau để cùng thực hiện một khoản thanh toán. Khối ngân hàng bán buôn và bán lẻ hoạt động trên nguyên tắc cơ bản là giao dịch, thương lượng với khách hàng nhưng không thể nhập dữ liệu vào tài khoản mà chỉ có thể tham khảo thông tin về các tài khoản đó. Còn các Khối quản lý rủi ro, Khối tác nghiệp hoạt động trên nguyên tắc cơ bản là không liên hệ với khách hàng và có nhiêm vụ nhập dữ liệu vào tài khoản (trả tiền, nhận tiền và chuyển tiền), hổ trợ về rủi ro, tác nghiệp và tài chính.

Mục đích : phân loại nợ, trích lập dự phòng và phục vụ quản lý chất lượng tín dụng, kết quả xếp loại khách hàng là một trong những căn cứ ra quyết định cấp tín dụng và thực hiện chính sách khách hàng, góp phần giúp cho công tác quản trị kinh doanh của ngân hàng vững vàng khi hội nhập kinh tế quốc tế.

Phương pháp xếp hạng: hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của từng khách hàng; kết hợp với phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê để xếp hạng khách hàng. Trong mỗi nhóm chỉ tiêu tài chính hoặc phi tài chính sẽ bao gồm nhiều chỉ tiêu nhỏ. Số lượng các chỉ tiêu nhỏ; thang điểm và trọng số của mỗi chỉ tiêu sẽ khác nhau đối với mỗi loại khách hàng hay ngành kinh tế khác nhau. BIDV xây dựng 3 hệ thống chấm điểm khác nhau cho 3 loại khách hàng chính là: tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế và cá nhân.

Căn cứ vào tổng số điểm đạt được, khách hàng sẽ được phân loại vào một trong các mức xếp hạng sau:

STT Mức xếp hạng Ý nghĩa

1 AAA

Là khách hàng đặc biệt tốt, hoạt động kinh doanh có hiệu quả rất cao và liên tục tăng trưởng mạnh; tiềm lực tài chính đặc biệt mạnh đáp ứng được tốt mọi nghĩa vụ trả nợ; Cho vay đối với khách hàng này có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

2 AA

Là khách hàng rất tốt, hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao và tăng trưởng vững chắc; tình hình tài chính tốt đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đã cam kết. Cho vay đối với khách hàng này có khả

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG QUY TRÌNH ÁP DỤNG BASEL II VÀO QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w