Đánh giá những điều kiện thực hiện Basel II tại BIDV

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG QUY TRÌNH ÁP DỤNG BASEL II VÀO QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 53)

2.4.1 Xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng nội

BIDV hiện nay đang từng bước thực hiện xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế, đặc điểm kinh doanh của các NHTM theo tinh thần của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của thống đốc NHNN. Đây là một bước tiến mới trong tiếp cận an toàn vốn, không chỉ nhằm mục đích phân loại nợ mà nhằm đánh giá rủi ro khoản vay, quản lý chất lượng tín dụng. Trên cơ sở hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ này BIDV đã được NHNN chấp thuận bằng băn bản

sau thời gian áp dụng thử nghiệm trong vòng một năm trước khi chính thức đưa vào thực hiện.

2.4.2 Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng

Quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, nợ cho vay của ngân hàng được phân ra làm năm nhóm với mức trích lập cụ thể từ 0-100% tùy mức độ rủi ro. Ngoài mức trích cụ thể này các ngân hàng phải trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ. Theo quyết toán hai năm liền kề 2008, 2009 BIDV đã trích đủ dự phòng rủi ro theo quy định của NHNN.

2.4.3 Đảm bảo đủ nguồn vốn để duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

Ngày 20/5/2010, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 13 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Thông tư này thay thế Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN và một số văn bản liên quan của Ngân hàng Nhà nước. Một quy định mới quan trọng trong thông tư trên, theo Điều 4, là các tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro của tổ chức tín dụng. Theo đó, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu mà các tổ chức tín dụng phải đảm bảo được nâng từ 8% lên 9%. Thời điểm bắt đầu áp dụng tỷ lệ mới là từ ngày 1/10/2010. Đến thời điểm hiện nay BIDV đã thực hiện tỷ lệ an toàn vốn là 9.53%.

2.4.4 Xây dựng mô hình tổ chức mới

Một trong những điều kiện để áp dụng Basel II vào quản trị ngân hàng là phải xây dựng được một mô hình tổ chức mới phù hợp với yêu cầu quản lý rủi ro ngân hàng trên các mặt : rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Muốn vậy, mỗi ngân hàng cần phải xây dựng riêng cho mình một mô hình tổ chức phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động cũng như chính sách, định hướng chiến lược riêng của từng ngân hàng, nhằm đảm bảo nâng cao công tác quản trị điều hành, ngăn ngừa rủi ro hiệu quả, mang lại nền tảng cho hoạt động ngân hàng. Nắm bắt được yêu cầu này BIDV đã thực hiện chuyển đổi mô hình tổ chức mới từ hội sở chính đến các chi nhánh theo mô hình chuẩn của một ngân hàng thương mại hiện đại giai đoạn 2007-2010 trên cơ sở khuyến nghị của các chuyên gia tư vấn thuộc các chương trình liên kết kỹ thuật nhằm hổ trợ tái cơ cấu BIDV giai đoạn 2 (gọi tắt là đề án TA2)

46

2.4.5 Đào tạo nguồn nhân lực

Một trong những khó khăn khi xem xét việc ứng dụng hiệp ước Basel II vào công tác quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam đó chính là sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là vấn đề chung đối với tất cả các ngân hàng thương mại và kể cả cơ đối với cơ quan giám sát ngân hàng thương mại như Ngân hàng Nhà nước. Thông qua tìm hiểu những chuẩn mực Basel II trong chương I, có thể thấy rằng để nắm vững và vận dụng được các chuẩn mực này đòi hỏi các chuyên gia trong lĩnh vực quản trị, giám sát ngân hàng và nhân viên phụ trách phải có một tầm hiểu biết nhất định, giỏi về ngoại ngữ lẫn kiến thức toán học và kiến thức quản trị. Ngoài ra các kỹ năng phân tích, dự báo cũng là những kĩ năng không thể thiếu. Đây thực sự là những yêu cầu cao đối với các chuyên gia ngân hàng Việt Nam tại thời điểm này.

BIDV vẫn có chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, nhân viên nhằm nâng cao kỹ năng tác nghiệp, kiến thức chuyên môn cũng như khả năng quản trị điều hành các cấp, tuy nhiên hạn chế lớn nhất là cơ chế tiền lương, thưởng vẫn theo quy định của doanh nghiệp nhà nước nên phần nào làm mất đi một phần nguồn nhân lực của ngân hàng.

2.4.6 Thực hiện chuẩn mực kế toán quốc tế

Từ năm 2006 ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) đã tiếp tục kí hợp đồng với tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập nước ngoài Moody’s Investors Service xếp hạng cho ngân hàng. Bảng báo cáo cân đối kế toán phải lập theo 2 hệ thống tiêu chuẩn là: Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và Chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS). Và kết quả từ 2 hệ thống chuẩn mực này có độ chênh lệch nhất định. Lấy ví dụ là giá trị tài sản theo IFRS và VAS khác nhau khoảng 3,428 tỷ đồng do chênh lệch quỹ dự phòng rủi ro theo hai chuẩn mực . Sự khác biệt này đã dẫn đến phần đánh giá vốn tự có của BIDV nếu theo VAS là 6.530 tỷ đồng năm 2005, so với tổng quy mô tài sản Có là chiếm tỷ trọng là 5.4% trong khi đó nếu đánh giá theo IFRS thì vốn tự có chỉ là 3.150 tỷ, chiếm tỷ trọng là 2.7%, Điều này sẽ dẫn đến khó khăn rất lớn cho BIDV nói riêng và hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung trong việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế vào đánh giá hoạt động quản trị rủi ro đồng thời tạo ra một sự lãng phí rất lớn trong việc duy trì cùng một lúc hai hệ thống

47 Đối với các ngân hàng của các nước thuộc OECD, hiệp ước Basel I đã chỉ định rõ thời hạn áp dụng theo toàn bộ chuẩn mực của hiệp ước là vào cuối năm 2006. Tuy nhiên, tại thời điểm này, theo báo cáo của ngân hàng Trung ương châu Âu, chỉ có khoảng 20% số ngân hàng trong toàn bộ hệ thống là đảm bảo được đầy đủ theo chuẩn mực Basel , các ngân hàng còn lại sẽ được xem xét áp dụng song song giữa phương án cũ và mới cho đến năm 2009. Trong quá trình áp dụng, cần phải hết sức tuân thủ theo các quy tắc do cơ quan giám sát ngân hàng đưa ra, Đối với Mỹ, một trong những quốc gia được xem là có thế mạnh và tiềm lực rất lớn trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng cũng đã báo cáo rằng chỉ có các ngân hàng có tổng giá trị tài sản hơp nhất trên 250 tỷ USD và hoạt động chi nhánh nước ngoài là 10 tỷ USD mới chịu sự bắt buộc áp dụng các phương pháp nâng cao để đánh giá rủi ro, còn khoảng 6500 ngân hàng với quy mô vừa và nhỏ thì dự kiến sẽ áp dụng theo Basel II vừa duy trì theo Basel I cho đến khi đạt tiêu chuẩn Basel II

Theo thống kê chính thức của phó trưởng đại diện văn phòng ngân hàng BIS tại khu vực châu Á, Ông Eli Remolona trong tài liệu nghiên cứu công bố vào tháng 3 năm 2006, hệ thống ngân hàng khu vực châu Á đã xây dựng một lộ trình gấp rút để áp dụng các phương pháp đo lường và kiểm soát rủi ro theo chuẩn mực Basel II

Tại một số quốc gia như Úc, Nhật Bản, Hàn quốc, tất cả các ngân hàng của những quốc gia này sẽ áp dụng hiệp ước Basel II trễ nhất vào cuối năm 2007 với các phương pháp có thể áp dụng như phương pháp chuẩn ( đối với rủi ro tính dụng và rủi ro hoạt động), phương pháo IRB cơ bản và nâng cao, phương pháp chỉ số cơ bản BIA, phương pháp đo lường nâng cao AMA

Nhóm những nước được coi là phát triển tương đối mạnh trong khu vực châu Á như Singapore, HongKong, Trung Quốc, Đài Loan sẽ có một số phương pháp đựợc đưa vào áp dụng ngày từ thời điểm cuối năm 2006 như phương pháp chuẩn ( rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động) , phương pháp IRB cơ bản và phương pháp chỉ số cơ bản BIA, các phương pháp nâng cao dự kiến được áp dụng vào cuối năm 2007 như các quốc gia trên.

Đối với Thái Lan, Philipin, Malaysia và Indonesia, thời hạn triển khai áp dụng Basel I sẽ lùi lại sau một năm, nghĩa là vào cuối năm 2008. Những phương pháp nâng cao và phức tạp có thể được áp dụng vào cuối năm 2009 hoặc 2010 tùy điều kiện thực tế của từng quốc gia, Đặc biệt là với những phương pháp đòi hỏi cao như AMA ( rủi ro thị trường), AIRB ( rủi ro tín dụng) thời điểm áp dụng tại các quốc gia này chưa xác định được.

48 Tuy nhiên, trái ngược với những xu thế chung của các quốc gia nói trên, Trung Quốc đã chọn một hướng đi rất khác là áp dụng theo chuẩn mực Basel 1.5. Nghĩa là kết hợp các chuẩn mực trong hiệp ước Basel I với quy tắc 2 và 3 trong Basel II. Lúc này tất cả các phương pháp mới được đề cập trong Basel II để đánh giá rủi ro tín dụng hoàn toàn không được quốc gia này lựa chọn áp dụng. Cho đến cuối năm 2007, Trung quốc sẽ hoàn thành việc áp dụng đầy đủ theo Basel I về đánh giá rủi ro tín dụng.

Song với tình hình khủng hoảng tài chính với quy mô toàn cầu, lộ trình áp dụng Basel II đã bị thực hiện chậm lại. Hầu hết ở các quốc gia đang tạm thời hoãn việc áp dụng hiệp ước này, nhằm củng cố tiềm lực tài chính vượt qua cơn khủng hoảng này, sau đó mới thiết lập hệ thống quản trị rủi ro hiện đại theo Basel II nhằm tránh khỏi những rủi ro khôn lường trong tương lai.

Kết luận chương 2

Chương 2 của luận văn giới thiệu về BIDV và công tác quản trị rủi ro của ngân hàng. Là một trong những ngân hàng quốc doanh hàng đầu của Việt Nam, BIDV luôn quan tâm đến công tác quản trị rủi ro. Các công cụ quản trị rủi ro mà ngân hàng sử dụng là: Xây dựng và ban hành Sổ tay tín dụng, Sắp xếp chuyển đổi mô hình tổ chức, ban hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, Xây dựng quy trình quản lý rủi ro tác nghiệp, Ban hành quy định về hệ thống giám sát tài chính đảm bảo an toàn trong hoạt động Kết quả của hoạt động quản trị rủi ro đã giúp cho BIDV đạt được những thành tựu trong 2 năm 2008, 2009. Tuy nhiên, trong lộ trình gia nhập WTO ngành ngân hàng Việt Nam phải chấp nhận cạnh tranh với các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế. Để tồn tại và phát triển BIDV phải có bước chuyển mình hơn nữa trong công tác trị rủi ro theo chuẩn mực của hiệp ước Basel II. Những đánh giá tại chương 2 là cơ sở để tác giả phân tích những nội dung cần thiết để ứng dụng thành công hiệp ước Basel II này vào công tác quản trị rủi ro của mình. Từ đó giúp BIDV vững tin phát triển trong hội nhập kinh tế quốc tế.

49

CHƯƠNG 3

XÂY DỰNG QUY TRÌNH ÁP DỤNG BASEL II VÀO NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.1 Xây dựng quy trình quản trị rủi ro tại BIDV

Hiện nay BIDV đã có hầu hết các quy trình liên quan đến các mặt hoạt động chính để các chi nhánh thực hiện. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chủ yếu, và thu nhập từ tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của ngân hàng, do đó quản trị tín dụng là công việc quan trọng trước mắt cần quan tâm.

Quy trình tín dụng của BIDV hiện nay được khái quát như sau:

(1) Tiếp thị và nhận hồ sơ: Cán bộ phòng quan hệ khách hàng là đầu mối tiếp thị; Tiếp nhận nhu cầu từ Khách hàng và hướng dẫn khách hàng lập Hồ sơ tín dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đánh giá về tình hình tài chính của khách hàng, chấm điểm tín dụng khách hàng để áp dụng chính sách cấp tín dụng. Ngoài ra, cần tham khảo thêm thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN để đánh giá thêm về khách hàng. Phân tích, đánh giá về Phương án sản xuất, kinh doanh; Dự án đầu tư; Khả năng vay trả của khách hàng để xác định hình thức cấp tín dụng phù hợp. Đánh giá về tài sản bảo đảm theo quy định. Đánh giá toàn diện rủi ro và các biện pháp phòng ngừa

(2) Sau khi đánh giá, phân tích Hồ sơ tín dụng của khách hàng Cán bộ quan hệ khách hàng lập Báo cáo đề xuất tín dụng

(3) Lãnh đạo Phòng kiểm tra lại các nội dung trong Báo cáo đề xuất, ghi ý kiến, ký kiểm soát

(4) Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt: Phó giám đốc, Giám đốc, Hội đồng tín dụng (5) Sau khi được duyệt, cán bộ quan hệ khách hàng thực hiện thương thảo với khách hàng về các điều kiện tín dụng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt . Nếu khách hàng đồng ý sẽ ký kết Hợp đồng tín dụng, bảo lãnh; Hợp đồng bảo đảm và các văn bản tín dụng có liên quan khác và bàn giao hồ sơ cho cán bộ quản trị tín dụng.

(6) Cán bộ Quản trị tín dụng chịu trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ giải ngân, cũng như các điều kiện đã được phê duyệt, nếu đầy đủ thì lập tờ trình giải ngân

(7) Lãnh đạo Phòng kiểm tra lại các nội dung trong tờ trình giải ngân, ghi ý kiến và ký kiểm soát.

(8) Trình ban giám đốc phê duyệt (9) Giải ngân.

50 Mặc dù quy trình trên đã tách bạch giữa khâu đề xuất tín dụng và giải ngân là do hai cán bộ thực hiện để kiểm tra lẫn nhau, tránh tình trạng chủ quan, tùy tiện của cán bộ tín dụng trong việc cho vay đối với khách hàng. Tuy nhiên, tính trung thực và khách quan chưa cao, lý do cả hai cán bộ đề xuất và giải ngân đều cùng chung một phòng, cùng lãnh đạo kiểm soát và phó giảm đốc phê duyệt nên thiếu kiên quyết và mang tính gia đình trong giải quyết công việc.

Quy trình đề nghị chỉnh sửa là tách hai khâu đề xuất tín dụng và giải ngân thành hai phòng riêng biệt, độc lập và do hai phó giảm đốc phụ trách, bên cạnh đó cần chú ý việc phối hợp giữa hai phòng để không kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ cho khách hàng.

Đối với rủi ro hoạt động : hiện nay Quy trình quản lý rủi ro tác nghiệp được tập trung chủ yếu tại hội sở chính như sau:

- Sử dụng phương pháp định tính và phương pháp định lượng để đo lường rủi ro theo nguyên tắc chỉ sử dụng phương pháp định tính đối với những dấu hiệu rủi ro không thể sử dụng phương pháp đo lường định lượng, xác định mức độ ảnh hưởng của từng loại rủi ro. Phân loại theo 3 mức độ: rủi ro cao, rủi ro trung bình và rủi ro thấp. Xác định khả năng khắc phục rủi ro của BIDV đối với các dấu hiệu rủi ro cao.Xác định được mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và mức độ rủi ro không thể chấp nhận được của từng dấu hiệu, từng nghiệp vụ và từng đơn vị

- Thực hiện các biện pháp triển khai để phòng ngừa và giảm nhẹ rủi ro như: chỉnh sửa, hoàn thiện chính sách, quy định nghiệp vụ; Biện pháp về sắp xếp, bố trí, luân chuyển, đào tạo cán bộ; Biện pháp liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin và các biện pháp khác để phòng ngừa và giảm nhẹ rủi ro.

- Giám sát rủi ro thông qua hệ thống báo cáo giữa Trụ sở chính và chi nhánh, thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ và thông qua số liệu thống kê về dữ liệu rủi ro tác

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG QUY TRÌNH ÁP DỤNG BASEL II VÀO QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 53)