Hoàn thiện hệ thống thông tin

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG QUY TRÌNH ÁP DỤNG BASEL II VÀO QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 60 - 61)

Đối với rủi ro tín dụng, BIDV phải xây dựng một hệ thống thông tin với kỹ thuật phân tích có khả năng đo lường được rủi ro trong tất cả các hoạt động nội bảng và ngoại bảng cân đối tài sản. Thang đo lường rủi ro tín dụng cần xét tới các yếu tố: tính chất của khoản tín dụng, các điều kiện tài chính và hợp đồng như thời hạn, lãi suất tham chiếu, rủi ro thất thoát có thể xảy ra cho tới khi đến hạn khoản vay do những biến động của thị trường, tài sản thế chấp hoặc bảo lãnh, xếp hạng tín nhiệm nội bộ…Việc xếp hạng tín dụng đối với khách hàng nhằm đánh giá xác suất không trả được nợ, tính mức tổn thất dự kiến, từ đó, xác định mức giá khác nhau đối với từng loại khách hàng. Để bù đắp rủi ro về tín dụng, ngân hàng thu tiền lãi vay theo lãi suất các ngân hàng áp dụng cho thấy mức độ rủi ro mà ngân hàng phải chịu.

Để đo lường rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường, cần có một hệ thống thông tin tương đối phức tạp hơn. Hệ thống thông tin này phải kết hợp được các dữ liệu từ những giao dịch đơn lẻ thành một hệ thống cấu trúc có thể ước tính được rủi ro tổng thể của đơn vị. Đồng thời, thu thập dữ liệu về tổng rủi ro của nhiều ngân hàng theo thời gian. Như vậy, để có thể đo lường tổng thể rủi ro thị trường, dữ liệu về rủi ro phải được trao đổi chéo giữa nhiều ngân hàng với nhau.

Việc xây dựng một hệ thống tin phục vụ việc quản trị rủi ro phải đáp ứng một số yêu cầu cơ bản như sau:

* Thứ nhất: hệ thống này phải hệ thống này phải hỗ trợ được việc tính toán giá trị tại rủi ro Var

* Thứ hai: thông tin lưu trữ giúp thực hiện phân tích chuỗi sự kiện theo trình tự thời gian, từ những sự kiện đơn lẻ.

* Thứ ba: có khả năng đo lường được giá trị hoạt động hiện tại và tương lai với từng đối tác khác nhau.

52 * Thứ tư: đáp ứng được cả ba yêu cầu trên với nhiều cấp độ quy mô hoạt động ngân hàng khác nhau, nhiều nhóm rủi ro khác nhau, nhiều loại sản phẩm khác nhau và nhiều đối tác khác nhau.

Đây là một thử thách lớn cho việc quản trị rủi ro trong việc hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ nhu cầu của ngân hàng. Thông tin từ đối tác thứ ba căn cứ vào hồ sơ vay của khách hàng cũng rất quan trọng. Phát triển hệ thống thông tin tập trung và quản lý rủi ro này chịu sự giám sát của Thanh tra chuyên ngành ngân hàng.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG QUY TRÌNH ÁP DỤNG BASEL II VÀO QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 60 - 61)