Kết quả đạt dược:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế huy động vốn tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Trang 52 - 54)

Nguồn vốn nội lực:

Công tác huy động nguồn vốn nội bộ là cơ sở bền vững trong việc đảm bảo nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh trong những năm qua, Tổng công ty dề ra những biện pháp tích cực nhằm động viên, khuyến khích các đơn vị thành viên tự tìm nguồn để bổ sung cho nhu cầu kinh doanh, một trong những hướng đi cơ bản cho việc huy động nội lực là tăng cường quản lý, kiểm soát và tận thu các nguồn thu, tiết kiệm chi phí, đó là biện pháp lâu dài có tính bền vững nhất để tăng khả năng tích tụ vốn đầu tư cho sản xuất. Trong những năm qua, Tổng công ty hàng không đã đạt được những kết quả tiến bộ trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, lợi nhuận hàng năm tăng. Năm 2002 Tổng công ty bổ sung vào vốn kinh doanh là 247 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận để lại; năm 2003 là 423 tỷ đồng và năm 2004 là gần 300 tỷ đồng. Như vậy nguồn vốn nội lực đã phần nào đáp ứng được nhu cầu vốn của Tổng công ty cho nhu cầu sản xuất kinh doanh.

Đối với nguồn vốn khấu hao cơ bản:

Do đặc điểm, phần lớn tài sản của Tổng công ty hàng không là tài sản cố dịnh mà chủ yếu là máy bay với giá trị lớn nên nguồn vốn khấu hao cơ bản tương đối lớn. Trên cơ sở trích lập hàng năm nguồn vốn này chủ yếu để lại đơn vị tái đầu tư tài sản cố định. Đối với nguồn vốn khấu hao cơ bản tập trung tại Tổng công ty chủ yếu đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chi phí đào tạo phi công và mua máy bay, toàn bộ vốn khấu hao có bản từ năm 2002 đến năm 2004 ước tính đạt trên 7.960,181 tỷ đồng trong đó năm 2002 là 2.175,176 tỷ đồng; năm 2003 là 2.550,210 tỷ đồng và năm 2004 là 3.234,795 tỷ đồng. Tất cả các nguồn vốn huy động trên điều được sử dụng vào mục đích bổ sung vào vốn kinh doanh hàng năm hoặc dùng để tái đầu tư. Nguồn vốn này góp phần quan trọng làm tăng nhanh năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ, từng bước hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành hàng không, góp phần duy trì, ổn định, tăng trưởng một cách bền vững trong mục tiêu chiến lược của mình.

Nguồn vốn huy động từ bên ngoài:

Nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của việc huy động vốn từ bên ngoài trong chiến lược huy động vốn, đáp ứng nhu cầu kinh doanh của Tổng công ty, các nhà quản lý cao cấp đã vạch ra một chiến lược có tính đến nhu cầu lâu dài trong chính sách huy động vốn của Tổng công ty. Ta đã biết nhu cầu phát triển đội bay của Tổng công ty hàng không là rất lớn, đòi hỏi Tổng công ty phải có một định hướng huy động vốn từ bên ngoài để đáp ứng trong khi vốn huy động từ nguồn nội bộ chưa đủ đảm bảo. Vốn huy động từ bên ngoài trong những năm vừa qua của Tổng công ty hàng không chủ yếu từ các tổ chức tín dụng quốc tế, các nhà sản xuất, thuê tài sản (máy bay). Ngày 30- 10-2002 tại Pari, Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã ký kết hợp dồng mua 5 chiếc máy bay A321-200 của tập đoàn sản xuất máy bay Airbus. Đây là hợp đồng lớn nhất của Tổng công ty đã ký với tập đoàn xản xuất máy bay của Châu Âu. 3 chiếc máy bay A321 đầu tiên đã được ngân hàng ABN – AMBRO tài trợ dưới sự bảo lãnh của các tổ chức tín dụng xuất khẩu hàng đầu Châu Âu và được Tổng công ty tiếp nhận đưa vào khai thác từ tháng 7 đến tháng 8 –2004. Chiếc máy bay A321-200 thứ năm sẽ được bàn giao vào năm 2005, nguồn vốn đảm bảo cho chiếc máy bay này sẽ do ngân sách Nhà nước cấp theo phương án vốn đã được Chính phủ phê duyệt. Còn tại thời điểm 22- 7-2003 tại Hà Nội, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, đại diện Ngân hàng xuất nhập khẩu Mỹ (Exim Bank), Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã ký kết hợp đồng tài trợ vốn mua máy bay B777 của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Đây là hợp dồng đầu tiên trong số 4 hợp đồng huy động vốn thuộc dự án Boeing 777 của Tổng công ty Hàng không Việt Nam trong chiến lược phát triển đội bay đã được Chính phủ phê duyệt, với tổng số vốn huy động trên 400 triệu USD. Exim Bank đã cam kết bảo lãnh tín dụng với các điều kiện ưu đãi nhất cho dự án mua B777 của Tổng công ty hàng không. Với các điều kiện bảo lãnh của Exim Bank, Tổng công ty hàng không đã huy động được nguồn vốn với mức lãi suất cố định trong thời hạn 12 năm dưới 4% cho chiếc máy bay đầu tiên. Ngày 14-9-2004 tại Gia lâm – Hà Nội, đã diến ra lế ký kết hợp đồng tài trợ vốn mua máy bay A321-200 thứ tư của Tổng công ty Hàng không Việt Nam với 4 ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam gồm: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Tổng số vốn tài trợ của hợp đồng này là 43 triệu USD thời hạn cho vay là 12 năm. Đây là thương vụ cho vay mua máy

bay đầu tiên của các ngân hàng trong nước với Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Đến nay Tổng công ty hàng không thực sự đã có được một đội bay hiện đại với hơn 34 máy bay các loại: B777, B767, Airbus A320, Airbus A321, ATR 72, Fokker 70… và dự kiến sẽ tăng thêm số lượng máy bay trong các năm tiếp theo. Như vậy nguồn vốn huy động từ bên ngoài thực sự đóng vai trò hết sức quan trọng đối với chiến lược phát triển kinh doanh của Tổng công ty Hàng không Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế huy động vốn tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w