2.2.2.1. Cơ sở pháp lý trong việc xây dựng cơ chế huy động vốn của Tổng côngty hàng không: ty hàng không:
a. Cơ sở pháp lý của Nhà nước:
Với mục tiêu động tối đa nguồn lực phục vụ sản xuất kinh doanh, định hướng chính sách huy động vốn của Tổng công ty nhằm khai thác tốt nhất vốn trong nội bộ và vốn từ bên ngoài. Xây dựng cơ chế huy động vốn của Tổng công ty hàng không đã phần nào đáp ứng được mục tiêu của công tác huy động vốn, đồng thời phù hợp với cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước. Việc xây dựng cơ chế huy động vốn một mặt đã dựa trên nền tảng pháp lý của Nhà nước, mặt khác đã cụ thể hoá các quan điểm kinh tế, chính sách của Đảng và Nhà nước, tuân thủ pháp luật, phù hợp với đặ điểm của Tổng công ty trên cơ sở đáp ứng những nhiệm vụ chiến lược, chiến thuật của Tổng công ty trong quá trình phát triển.
Trong những năm gần đây Nhà nước đã tạo điều kiện thông thoáng hơn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các Tổng công ty Nhà nước. Nhà nước cho phép các Tổng công ty được thành lập công ty tài chính nhằm thực hiện chức năng huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp có quyền chủ động hơn trong huy động vốn, dưới góc độ pháp lý, hệ thống văn bản của Nhà nước quy định cơ chế quản lý tài chính, cơ chế huy động vốn đối với Tổng công ty, các doanh nghiệp có quyền huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh: vay vốn ngân hàng; các tổ chức tín dụng; cá doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; phát hành trái phiếu… Tuy nhiên, trên thực tế Tổng công ty hàng không vẫn bị ràng buộc bởi nhiều lý do chủ quan và khách quan tác động đến quá trình triển khai và thực hiện cơ chế huy động vốn. Nếu nhìn từ góc độ pháp lý, hệ thống văn bản của Tổng công ty về cơ chế huy động vốn, việc huy động vốn xuất phát từ lợi ích quốc gia, lợi ích của nền kinh tế đồng thời trên
cơ sở đáp ứng những định hướng chiến lược phát triển của Tổng công ty. Nhưng thực tế do sự thay đổi thường xuyên của hệ thống văn bản của Nhà nước, sự triển khai hướng dẫn thực hiện theo hệ thống văn bản, thường hiểu theo một chiều, thậm trí trái ngược, tính định hướng của hệ thống pháp luật không rõ ràng, vận dụng tuỳ tiện, cơ quan hành pháp nhiều khi không căn cứ vào hệ thống văn bản của Nhà nước, xử lý theo ý chủ quan, chính điều đó phần nào đã tác động đến chiến lược huy động vốn dài hạn của Tổng công ty, gây tâm lý bị động, ỷ lại, cản trở chính Tổng công ty không dám mạnh dạn trong hoạt động huy động vốn. Đó chính là những tác động tiêu cực của môi trường luật pháp đến huy động vốn của Tổng công ty Nhà nước nói chung và của Tổng công ty hàng không nói riêng.
b. Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp trong việc xây dựng cơ chế huy động vốn:
Trên cơ sở hành lang pháp lý mà Nhà nước đã tạo cho các doanh nghiệp - tiền đề để Tổng công ty xây dựng cơ chế huy động vốn phục vụ cho nhiệm vụ kinh doanh của mình, với mục tiêu nhằm khai thác tối đa nguồn lực sẵn có để phục vụ nhu cầu kinh doanh. Để tận dụng tối đa khả năng đó, Tổng công ty đã chú trọng xây dựng cơ chế huy động vốn, đây là văn bản có tính pháp lý cao nhất áp dụng cho mọi thành viên của Tổng công ty nhằm dần dần đưa công tác huy động vốn vào nề nếp và có thể kiểm soát được.
Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty quy định rõ: Hội đồng quản trị phê duyệt kế hoạch huy động vốn dưới mọi hình thức, xem xét, quyết định bảo lãnh vay nợ, quyết định trình các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp tài sản của đơn vị thành viên theo quy định của Nhà nước. Đồng thời đề ra những quy định cụ thể đối với mỗi một nguồn vốn được huy động, chính những văn bản này đã tạo cho daonh nghiệp thành viên Tổng công ty thực hiện huy động vốn trên cơ sở quyền hạn và trách nhiệm của mình. Đây chính là mối liên kết ràng buộc của các đơn vị thành viên trong Tổng công ty với nhau, nhằm khai thác tối đa tiềm năng sẵn có trong nội bộ Tổng công ty, việc tạo ra hành lang pháp lý, quy dịnh chế độ chính sách, các biện pháp cụ thể, để mỗi đơn vị thành viên trong Tổng công ty có cơ sở thực hiện huy động tôt nguồn lực sẵn có, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Trong khi hệ thống văn bản pháp quy trong Tổng công ty quy định chặt chẽ các ràng buộc trong hoạt động huy động vốn, tạo dựng mối liên kết về vốn giữa Tổng công ty với các doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp thành viên với nhau. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện do
sự tác động của cơ chế quản lý Nhà nước, mối quan hệ giữa các thành viên trong nội bộ bị điều chỉnh, Tổng công ty thực sự không dễ dàng liên kết các đơn vị thành viên thành một khối liên kết và tích tụ vốn theo đúng ý tưởng thành lập Tổng công ty.
Đó chính là những mặt hạn chế tác động đến cơ chế huy động vốn của Tổng công ty Hàng không Việt Nam.