Đặc điểm nguồn vốn của Tổng công ty Hàng không Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế huy động vốn tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Trang 43 - 47)

Quy mô vốn của Tổng công ty hàng không là quy mô vốn lớn, tăng liên tục qua các năm, trong đó vốn trong sản xuất kinh doanh tăng nhanh nhất. Đối với ngành hàng không, để đảm bảo có thể hoạt động ở mức bình thường nhất, một doanh nghiệp vận tải hàng không cần có số vốn pháp định tối thiểu là 5 triệu USD tương đương với hơn 70 tỷ đồng Việt nam.

Tổng công ty hàng không có quy mô vốn rất lớn, năm 1996 Tổng công ty đã được nhà nước đầu tư số vốn là 1.298 tỷ đồng và đến năm 2003 số vốn này đã lên tới 4.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó quy mô vốn của Tổng công ty không ngừng được mở rộng trong những năm tiếp theo. Trong năm 2002, vốn kinh doanh của Tổng công ty là 2.632, 487 tỷ dồng trong đó vốn cố định

hơn 2.000 tỷ, vốn lưu động gần 600 tỷ đồng, còn lại là vốn khác. Đến năm 2004, vốn kinh doanh đã tăng lên dến 3.626,424 tỷ đồng tăng 137,6% so với năm 2002. Đây chính là chỉ tiêu phản ánh mức độ tăng trưởng sản xuất kinh doanh của Tổng công ty càng ngày càng phát triển mở rộng. Bên cạnh đó vốn kinh doanh còn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn. Vốn dùng cho sản xuất kinh doanh chiếm 79,91% năm 2002 và 89,97% năm 2004, tiếp đến là quỹ đầu tư phát triển, tỷ trọng cơ cấu vốn phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty qua các năm và phù hợp với cơ chế tài chính của Nhà nước đối với các doanh nghiệp. Quỹ phát triển kinh doanh là hiệu số của lợi nhuận để lại trừ đi hai quỹ khen thưởng, phúc lợi. Như vậy hàng năm Tổng công ty đã trích lập quỹ phát triển kinh doanh từ lợi nhuận để lại, chính nguồn quỹ này lại bổ sung vào quỹ phát triển kinh doanh và quỹ đầu tư xây dựng cơ bản.

Bảng số1:

Cơ cấu vốn kinh doanh của Tổng công ty Hàng không Việt Nam giai đoạn 2002 – 2004

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nội dung 2002 2003 2004

Vốn sản xuất kinh doanh Vốn đầu tư phát triển Quỹ phát triển kinh doanh.

2.632,487 464,079 197,592 2.709,821 578,749 390,964 3.626,424 139,484 254,558 Tổng vốn 3.294,158 3.679,534 4.030,466

(Nguồn : Số liệu báo cáo tài chính năm 2002 – 2004)

Nếu phân chia theo cơ cấu vốn kinh doanh thành vốn cố định và vốn lưu động thì vốn cố định chiếm tỷ trọng cao nhất.

- Cơ cấu vốn cố định:

Tổng giá trị tài tản cố định (nguyên giá) năm 2002 là 3.902,047 tỷ đồng trong đó khối hạch toán tập trung là 3.381,916 tỷ đồng; năm 2003 là 7.925,845 tỷ đồng trong đó khối hạch toán tập trung là 7.276,808 tỷ đồng; năm 2004 là 15.393,138 tỷ đồng trong đó khối hạch toán tập trung là 14.644,026 tỷ đồng. Trong cơ cấu tài sản cố định, máy bay chiếm khoảng 67% đến 85% giá trị tài sản cố định, bình quân mỗi năm tăng khoảng 30% – 40%. Mặt khác tài sản cố định là máy bay rất hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến. Nếu so sánh một cách khách quan thì Tổng công ty có một đội ngũ

máy bay vào loại hiện đại nhất, trẻ nhất, điều đó khẳng định chất lượng và uy tín của Hàng không Việt Nam trong những năm qua không ngừng tăng lên.

Nếu so sánh quy mô vốn giữa các Tổng công ty Nhà nước thì Tổng công ty Hàng không Việt Nam xếp trong nhóm 10 Tổng công ty có quy mô vốn lớn nhất Việt Nam

Bảng số 2:

Bảng đăng ký vốn điều lệ khi thành lập của một số Tổng công ty Nhà nước

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Tên Tổng công ty Số vốn đăng ký lúc

thành lập

Thời điểm bắt đầu thực hiện theo mô hình mới. Tổng công ty Bưu chính Viễn thông

Tổng công ty Điện lực Việt nam Tổng công ty Thép Việt nam

Tổng công ty Hàng không Việt nam Tổng công ty Dệt may Việt nam

2.501 12.600 1.311 1.298 1.562 1/7/95 1/3/96 1/7/95 1/10/95

(Nguồn: Vốn điều lệ được công bố (Tạp chí tin học Ngân hàng số 2-1997))

Xuất phát từ yêu cầu của nền kinh tế mở và hội nhập, xu hướng toàn cầu hoá tạo động lực phát triển của mỗi quốc gia tham gia vào quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế trên phạm vi toàn thế giới. Đối với ngành hàng không, chính xu hướng đó đang là yếu tố kích thích tăng trưởng lượng khách mua dịch vụ hàng không, thu hút sự giao lưu đi lại của hành khách, hàng hoá và các dịch vụ khác giữa các quốc gia. Nhằm khai thác tối đa lợi thể chủ quyền quốc gia, cơ hội kinh doanh, đòi hỏi hàng không Việt Nam phải chú trọng đầu tư để xây dựng đội bay đủ mạnh đáp ứng được yêu cầu kinh doanh và nhiệm vụ chính trị.

Trong những năm qua, mặc dù không được Nhà nước đầu tư trực tiếp nhưng Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã tự chọn hướng đi cho mình phù hợp với xu thế, nhằm tăng nhanh năng lực kinh doanh, đáp ứng với yêu cầu bức xúc của nền kinh tế thị trường đặt ra.

Theo kế hoạch đến năm 2020, Tổng công ty sẽ xây dựng đội bay lêm tới hàng trăm chiếc với 40% – 50% là máy bay sở hữu của Hàng không Việt Nam và khoảng 30% đến 40% là thuê và các hình thức khác. Số vốn tối thiểu cho việc đầu tư máy bay khoảng 5 – 7 tỷ USD, trong đó vốn dự tính huy động

từ thị trường vốn chiếm khoảng 50% - 65% khoảng 3 – 4 tỷ USD từ nay đến năm 2020.

Bảng số 3:

Kế hoạch xây dựng đội bay giai đoạn năm 2000 – 2020

Đơn vị tính: Chiếc

Loại máy bay 2000 2010 2020

T.Số Sở hữu Thuê T.Số Sở hữu Thuê T. Số Sở hữu Thuê Loại 70 ghế 6 6 0 100 60 40 100 60 40 Loại 150 ghế 10 0 10 100 60 40 100 46 54 Loại 250 ghế 4 0 4 0 0 0 0 0 0 Loại 350 ghế 0 0 0 100 50 50 100 45 55 Loại 420 ghế 0 0 0 100 0 100 100 50 50 Tổng cộng 20 6 14 400 170 230 400 201 199

(Nguồn: Chiến lược phát triển giai đoạn 2000 – 2020)

Ghi chú: Máy bay sở hữu bao gồm cả các máy bay đầu tư mua theo cấu trúc thuê tài chính.

- Cơ cấu vốn lưu động:

Do đặc thù kinh của ngành vận tải kinh doanh vận tải hàng không, cơ cấu vốn lưu động của Tổng công ty cũng có nét đặc thù riêng. Vốn lưu động chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn kinh doanh trong khi tổng tài sản lưu động lại rất lớn trong đó chủ yếu là vốn trong thanh toán chiếm tỷ trọng cao.

Theo báo cáo quyết toán 31/12/2004, các khoản phải thu khoảng 2.012,141 tỷ đồng. Các khoản phải thu lớn là do Tổng công ty hàng không có mối quan hệ với nhiều Hãng hàng không quốc tế, thanh toán giữa các Hàng hàng không theo thông lệ quốc tế làm cơ sở để các Hàng hàng không quốc tế xuất chứng từ mua dịch vụ trên các chuyến bay của hàng không Việt Nam. Trên cơ sở đó hàng không Việt Nam thực hiện cam kết vận chuyển hành khách, hàng hoá, dịch vụ cho các Hãng hoàn thành sau đó mới thanh toán, thông thường tốc độ thanh toán chậm. Một nguyên nhân khác, Tổng công ty hàng không Việt Nam tổ chức mạng bán sản phẩm thông qua đại lý và tổng đại lý trên khắp thế giới, việc thanh toán tiền bán sản phẩm phải sau 10 đến 30 ngày, đây cũng là nguyên nhân làm tăng các khoản phải thu của Tổng công ty. Các khoản phải trả của Tổng công ty cũng chiếm tỷ trọng lớn, tại thời điểm 31/12/2004 là 2.480,677 tỷ đồng. Nếu so sánh khoản phải thu - khoản phải trả thì số chênh lệch phải trả là 468,536 tỷ đồng có nghĩa là Tổng công ty

vẫn chiếm dụng vốn của khách hàng. Vốn lưu động dưới dạng nguyên vật liệu, vật liệu dự trữ chiếm tỷ trọng lớn. Với số lưọng máy bay hơn 34 chiếc trong quá trình khai thác cần một lượng phụ tùng thay thế rất lớn. Khác với các loại tài sản khác, quá trình khai thác máy bay đòi hỏi phải tuân thủ theo quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt, các tiêu chuẩn kỹ thuật được quy định chặt chẽ và đáp ứng các tiêu chuẩn do Tổ chức hàng không dân dụng thế giới (ICAO) đưa ra. Mặt khác, các vật tư khác như xăng dầu, xuất ăn… cũng phải dự trữ một lượng khá lớn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế huy động vốn tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w