Vai trò của ngành hàng không Việt nam trong nền kinh tế quốc

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế huy động vốn tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Trang 35 - 36)

Giao thông vận tải không chỉ là cơ sở để phát triển xã hội, mà còn nâng cao hiệu quả hoạt động của mỗi cá nhân, mỗi tập thể, mội cộng đồng. Mặt khác, giao thông tự bản thân nó cũng nâng cao chất lượng trong cuộc sống của các thành viên trong cộng đồng. Ngày nay, thật khó có thể tưởng tượng được rằng một xã hội văn minh lại thiếu những phương tiện chuyên chở công cộng nhanh chóng thuận tiện, kinh tế và an toàn. Chính vì vậy, Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) đã khẳng định tầm quan trọng của hàng không dân dụng, ảnh hưởng kinh tế của hàng không đối với tổng sản phẩm thế giới là hàng nghìn tỷ đô la, trong đó 25% la tác động trực tiếp, 25% tác động gián tiếp, còn lại là tác động bổ sung. Tổng tác động kinh tế lên thị trường lao động ước tính 22 triệu chỗ làm việc…

Vai trò to lớn của ngành hàng không dân dụng trong nền kinh tế thể hiện các mặt cụ thể sau đây:

- Ngành vận tải hàng không đóng góp một khoản thuế rất lớn cho nền kinh tế.

Ngành vận tải hàng không dân dụng Việt Nam là ngành có nguồn thu rất lớn, trong đó chủ yếu là thu ngoại tệ và có những đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nước. Trong năm 2002 tổng thu toàn ngành đạt 11.920,798 tỷ đồng tăng 12% so với năm 2001, nộp ngân sách Nhà nước 1.173,604 tỷ đồng, khối hoạch toán tập trung đạt 455,349 tỷ đồng. Năm 2003, Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã đạt doanh thu trên 12.497,084 tỷ đồng, các khoản nộp ngân sách là 1.206,906 tỷ đồng, năm 2004 doanh thu đạt 18.218,392 tỷ đồng trong đó nộp ngân sách Nhà nước 1.373,224 tỷ đồng. Nếu tính tất cả các khoản thu nộp ngân sách, bình quân hàng năm tổng công ty nộp 1.200 – 1.300 tỷ đồng, điều đó khẳng định vai trò của ngành hàng không trong tổng thể nền kinh tế quốc dân.

- Ngành vận tải hàng không dân dụng có một vị trí đặc biệt trong ngành giao thông vận tải, đại diện cho phương tiện vận tải tiên tiến nhất.

Các nhà kinh tế chủ nghĩa Mác – Lê Nin luôn đánh giá cao vai trò của kết cấu hạ tầng xã hội, trong khâu quan trọng nhất là giao thông vận tải. Phát triển giao thông vận tải là nhiệm vụ của công cuộc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, vai trò của cơ sở hạ tầng không ngừng được tăng lên. Các hình thức mới về nguyên tắc của giao thông vận tải và thông tin liên lạc xuất hiện không những trong khuôn khổ từng nước mà trên phạm vi thế giới. Vì vậy mức độ phát

triển kết cấu hạ tầng nói chung và hàng không nói riêng phản ánh mức độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.

Trong các loại hình giao thông công cộng, vận tải hàng không có vị thế đặc biệt. Vận tải hàng không đại diện cho phương tiện vận tải tiên tiến nhất, có tốc độ lớn, mức độ an toàn cao, không phụ thuộc vào địa hình cũng như các công trình kết cấu hạ tầng khác. Tuy nhiên ngành vận tải hàng không đòi hỏi phải có sự đầu tư ban đầu to lớn nhưng khả năng thu hồi vốn nhanh. Theo thống kê của tổ chức hàng không dân dụng thế giới thì nếu như năm 1944 – 1945 với con số vận chuyển khoảng 9 triệu hành khách thì con số hiện nay là hơn 2 tỷ và sẽ tăng dần trong những năm tiếp theo.

Việt Nam, đất nước có chiều dài gần 2000 km, điều đó càng khẳng định vai trò to lớn của ngành hàng không dân dụng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội.

- Ngành vận tải hàng không dân dụng Việt Nam tuy còn mới mẻ, nhưng phần nào đã góp phần tích cực trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Chính sách mở cửa hội nhập với quốc tế của Việt Nam đang thực hiện thành công với sự đóng góp của ngành hàng không nói chung và Tổng công ty Hàng không Việt Nam nói riêng. Bên cạnh những chuyến bay thương mại, ngày càng có nhiều chuyến bay đi và đến của các nước trên thế giới với mục đích chính trị, ngoại giao. Hàng năm, Tổng công ty Hàng không Việt Nam thực hiện thành công hàng trăm chuyến bay chuyên cơ phục vụ các đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước cũng như thực hiện đón tiếp hàng trăm đoàn ngoại giao các nước đến thăm Việt Nam. Với những đóng góp của ngành vận tải hàng không trong chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước có thể khẳng định rằng phát triển ngành vận tải hàng không là yếu tố hàng đầu trong chuyển giao công nghệ và đào tạo tay nghề. Điều đó được thể hiện trong đương lối phát triển kinh tế của Việt Nam theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ổn định kinh tế có thể thực hiện thành công trên cơ sở củng cố và phát triển lưu thông hàng hoá và dịch vụ, trong đó có sự đóng góp quan trọng của vận tải hàng không.

Về mặt kinh tế, Hàng không Việt Nam ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội về vận tải liên quan đến nội ngoại thương. Cùng với các hình thức vận tải khác, vận tải hàng không đang phục vụ đắc lực trong quá trình lưu thông hàng hoá trong nước và quốc tế. Ngoài ra, vận tải hàng không còn hỗ trợ cho sự phát triển ngành du lịch, dịch vụ và phát triển tổng thể nền kinh tế quốc dân.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế huy động vốn tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w