dụng Việt Nam.
dụng Việt Nam. năm 1956 trực thuộc Bộ quốc phòng. Thời kì đầu mới thành lập, đội ngũ máy bay của Hàng không Việt Nam chỉ có 5 chiếc máy bay, đường bay quốc tế đầu tiên được mở tới Beijing (Trung Quốc), Vientiane (Lào), Bangkok (Thái Lan) và Phnom Penh (Campuchia). Nhưng những năm sau đó ngành hàng không dân dụng Việt Nam đã không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng: số lượng máy bay tăng dần qua các năm và nhiều dường bay mới được thiết lập giữa Việt Nam và các nước, chất lượng dịch vụ ngày càng tăng… Năm 1989 đánh dấu một bước thay đổi quan trọng trong ngành hàng không dân dụng Việt Nam nói chung, Vận tải hàng không nói riêng đó là Tổng cục hàng không tách khỏi Bộ quốc phòng. Từ khi tách khỏi Bộ quốc phòng, ngành hàng không dân dụng đã có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn, từng bước phấn đấu trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.
Tháng 12/1991 Luật hàng không dân dụng Việt Nam đã được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua, đồng thời hệ thống các văn bản dưới luật cũng đã được các cơ quan có trách nhiệm hoàn thiện và ban hành, tạo tiền đề pháp lý cho hoạt động vận tải hàng không. Đặc biệt, ngày 27 tháng 05 năm 1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 328/TTg về việc thành lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Tổng công ty Hàng không Việt Nam được thành lập trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp và các đơn vị sự nghiệp của ngành hàng không dân dụng, lấy Hãng hàng không quốc gia Việt Nam làm nòng cốt. Từ đó đến nay, vận tải hàng không Việt Nam ngày càng vững mạnh trước những khó khăn, thử thách của cơ chế thị trường cả trong nước lẫn quốc tế. Tính đến 1998, hàng không dân dụng đã có 23 đường bay trong nước nối đến các trung tâm chính trị kinh tế lớn của Việt Nam và 24 đường bay quốc tế nối đến các khu vực trên thế giới. Mức tăng trưởng trong thời kỳ này bình quân đạt 36%/năm thời kỳ 1990