Cơ quan thi hành án dân sự

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự ở Việt Nam (Trang 33 - 35)

Theo quy định tại Điều 11 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004, các Cơ quan thi hành án dân sự gồm có: Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ơng (gọi chung là Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh); Cơ quan thi hành án dân sự quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Cơ quan thi hành án dân sự huyện); Cơ quan thi hành án quân khu và tơng đơng (gọi chung là Cơ quan thi hành án cấp quân khu), là cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án, đợc thành lập ở cấp tỉnh và cấp huyện, đó là:

- Phòng thi hành án thuộc Sở T pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung - ơng;

- Phòng thi hành án quân khu và cấp tơng đơng;

- Đội thi hành án thuộc Phòng T pháp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Phòng thi hành án tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn:

- Giúp Giám đốc Sở T pháp thực hiện việc quản lý công tác thi hành án dân sự trong phạm vi tỉnh;

- Quản lý nghiệp vụ công tác thi hành án của Đội thi hành án; bồi dỡng nghiệp vụ thi hành án cho Chấp hành viên và cán bộ làm công tác thi hành án; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án theo quyết định của Pháp lệnh thi hành án dân sự; tổng kết thực tiễn thi hành án, thực hiện chế độ thống kê, báo cáo chi tiết thi hành án;

- Trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh, bản án, quyết định của Đội thi hành án nhng do tính chất phức tạp của việc thi hành án mà Phòng thi hành án thấy cần thiết lấy lên để thi hành án; quyết định của Tòa án nhân dân tối cao chuyển giao hoặc do Tòa án nơi khác ủy thác.

Theo qui định tại Điều 4 Nghị định 69/CP của Chính phủ ngày 18/10/1993 về qui định thủ tục thi hành án dân sự, thì Phòng thi hành án cấp tỉnh trực tiếp thi hành hoặc ủy thác cho Phòng thi hành án nơi khác ra quyết định thi hành án trong những trờng hợp sau:

- Thi hành bản án, quyết định về nhận ngời lao động trở lại làm việc hoặc bồi thờng thiệt hại mà ngời phải thi hành án là cơ quan nhà nớc cấp tỉnh trở lên;

- Thi hành bản án, quyết định có nhân tố nớc ngoài hoặc liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp;

Trởng phòng thi hành án có thể ủy thác cho Đội thi hành án ra quyết định thi hành một phần bản án, quyết định trong những trờng hợp sau đây:

+ Phần bản án, quyết định liên quan đến tài sản kê biên, tạm giữ và tang vật đợc Tòa án chuyển giao thì Phòng thi hành án trực tiếp thi hành. Phần bản án, quyết định còn lại nếu Phòng thi hành án không có điều kiện trực tiếp thi hành thì ủy thác cho Đội thi hành án ra quyết định thi hành;

+ Việc thi hành bản án, quyết định có liên quan đến nhiều quận, huyện trong tỉnh, thành phố hoặc ở các tỉnh, thành phố khác nhau.

Phòng thi hành án quân khu và cấp tơng đơng có nhiệm vụ, quyền hạn: Tổ chức thi hành các quyết định về tài sản trong các bản án hình sự của Tòa án quân sự theo qui định của Pháp lệnh thi hành án dân sự; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo thi hành án.

Đội thi hành án có nhiệm vụ, quyền hạn: Trực tiếp tổ chức thực hiện bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cùng cấp; bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh; bản án hoặc quyết định do Phòng thi hành án hoặc nơi khác ủy thác; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác thi hành án dân sự.

Tổng biên chế, kinh phí của các Cơ quan thi hành án dân sự do Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Trởng Bộ T pháp và Bộ trởng trởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ. Bộ trởng Bộ T pháp qui định và phân bổ biên chế, kinh phí cho các Cơ quan thi hành án địa phơng.

Tổ chức, biên chế, kinh phí, trụ sở làm việc, phơng tiện hoạt động của các Phòng thi hành án quân khu và tơng đơng do Bộ trởng Bộ Quốc phòng quyết định sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trởng Bộ T pháp (Điều 12 Nghị định 30/CP).

Trong cơ cấu tổ chức của các Cơ quan thi hành án, Trởng Phòng thi hành án tỉnh, Đội trởng Đội thi hành án quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là Chấp hành viên trởng, đồng thời là Thủ trởng cơ quan thi hành án.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự ở Việt Nam (Trang 33 - 35)