cao chất lượng áp dụng pháp luật
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bổ trợ tư pháp (Luật sư, Công chứng, Giám định, Cảnh sát tư pháp...) theo hướng đáp ứng ngày càng đầy đủ, thuận lợi các nhu cầu đa dạng về hỗ trợ pháp lý của nhân dân, doanh nghiệp, thực hiện xã hội hóa mạnh mẽ các hoạt động bổ trợ tư pháp, kết hợp quản lý nhà nước với tự quản của các tổ chức xã hội nghề nghiệp [8].
Thực tế công tác Tòa án cho thấy hoạt động của các cơ quan bổ trợ tư pháp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất. Các cơ quan này đã cung cấp nhiều tài liệu, chứng cứ có giá trị chứng minh để làm sáng tỏ các tình tiết khách quan của vụ án. Khi các bên đương sự xuất trình các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình trong quá trình giải quyết vụ án không phải tài liệu nào cũng có giá trị pháp lý, đã có rất nhiều trường hợp tài liệu chỉ là bản photocopy chưa được công chứng, chứng thực và cũng chưa được Tòa án xác nhận đã đối chiếu với bản chính.
Vì vậy, để xác minh sự thật khách quan cần thiết phải trưng cầu giám định. Các chứng cứ, tài liệu của các cơ quan bổ trợ tư pháp đều được xem xét, thẩm tra, đánh giá tại phiên tòa khi Tòa án xét xử và có giá trị chứng minh nếu có đầy đủ giá trị pháp lý kết hợp với các chứng cứ khác trong vụ án. Hoạt động của các cơ quan bổ trợ tư pháp kém hiệu quả, không chính xác, kịp thời dẫn đến sai lệch trong việc ban hành các phán quyết.
Kết luận chương 3
Để nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử nói chung và trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất nói riêng thì sự quan tâm lãnh đạo của Đảng là yếu tố quan trọng. Đảng lãnh đạo, đổi mới hoạt động lập pháp của Quốc hội, xây dựng chiến lược soạn thảo và ban hành luật, pháp lệnh Nghị quyết của Quốc hội và ủy ban thường vụ Quốc hội. Sự lãnh đạo của Đảng cũng đảm bảo việc ban hành thống nhất các quy phạm pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển đội ngũ Thẩm phán đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, nâng cao chất lượng hoạt động của hội thẩm nhân dân, đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân, các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan bổ trợ tư pháp, tăng cường sự giám sát của các cơ quan có thẩm quyền đối với hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân.
Trước yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp hiện nay, Nhà nước và xã hội đòi hỏi ngành Tòa án nhân dân phát huy những ưu điểm đã đạt được đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các Tòa án, kịp thời phát hiện những yếu kém tồn tại để có biện pháp khắc phục. Xử lý nghiêm minh rõ ràng những cán bộ, Thẩm phán vi phạm kỷ luật công tác, vi phạm đạo đức, lối sống, thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác. Việc thực hiện các giải pháp nêu trên phải được tiến hành đồng bộ trong một thời gian dài, liên tục. Tuy nhiên, trong những giải pháp khắc phục giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất thì nhóm giải pháp liên quan đến chủ thể áp dụng pháp luật là những giải pháp quan trọng nhất. Đó là giải pháp nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ cán bộ, Thẩm phán Tòa án nhân dân và hội thẩm Tòa án nhân dân. Bên cạnh đó, giải pháp về hoàn thiện pháp luật liên quan đến đất đai cũng không kém phần quan trọng để các văn bản quy phạm pháp luật ngày càng hoàn chỉnh, đồng bộ và thống nhất.
Kết luận
áp dụng pháp luật là một trong các hình thức thực hiện pháp luật nhưng là hình thức có tính đặc thù bởi vì bao giờ chủ thể áp dụng pháp luật cũng là cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân cũng là một hình thức thể hiện của áp dụng pháp luật nói chung, nhưng có đặc thù khác với việc áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước khác. Tính đặc thù của việc áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất do tính đặc thù của pháp luật về đất đai và tranh chấp về đất đai (vốn là loại tranh chấp gay go nhất, quyết liệt nhất) quyết định. Mặt khác, việc áp dụng pháp luật diễn ra tại phiên tòa xét xử công khai, dân chủ với các thủ tục tố tụng đặc biệt riêng có của hoạt động xét xử do Thẩm phán và hội thẩm nhân dân tiến hành là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân.
Trong những năm qua việc áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất đã góp phần ổn định trật tự xã hội, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và Nhà nước. Tuy nhiên, một số bản án, quyết định của Tòa án nhân dân còn có những sai lầm như: Nội dung phán quyết không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Phần lớn nguyên nhân là do áp dụng sai quy phạm pháp luật. Việc tìm, lựa chọn và áp dụng sai quy phạm pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất là do rất nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là tình trạng thiếu hụt Thẩm phán kéo dài trong nhiều năm, trình độ năng lực chuyên môn nghề nghiệp của Thẩm phán và hội thẩm nhân dân còn nhiều bất cập trong khi các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai chưa hoàn chỉnh, chưa được hướng dẫn thì hành kịp thời. Pháp luật về đất đai của Nhà nước ta thay đổi qua từng thời kỳ, để phù hợp với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, vì vậy cần phải có đường lối chung và hướng dẫn cụ thể việc áp dụng pháp luật trong từng giai đoạn lịch sử này. Trong hoạt động xét xử của Tòa án thì lực lượng áp dụng pháp luật chủ yếu là Thẩm phán và hội thẩm nhân dân. Vì vậy, việc xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ hội thẩm và
Thẩm phán đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ mới đang là yêu cầu chung của Đảng và Nhà nước đối với bộ máy nhà nước trong đó có Tòa án nhân dân. Để nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật vào việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất thì ngoài các Nghị định của chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đất đai, Tòa án nhân dân tối cao cần có nghị quyết của hội đồng Thẩm phán hoặc thông tư liên ngành hướng dẫn về thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong việc giải quyết các tranh chấp về sử dụng đất. Ngành Tòa án nhân dân cần thực thi những giải pháp có hiệu quả cao, coi trọng công tác tổng kết rút kinh nghiệm về đường lối xét xử tranh chấp quyền sử dụng đất, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và tiến hành xử lý kịp thời nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật.
Như vậy, trước tình hình tranh chấp quyền sử dụng đất ngày càng nhiều, tính chất phức tạp ngày càng tăng thì việc nghiên cứu vấn đề áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất, tìm ra những nguyên nhân của việc áp dụng sai pháp luật trong việc xét xử các tranh chấp quyền sử dụng đất, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xét xử phục vụ công cuộc cải cách tư pháp là vấn đề mang tính thời sự cả về lý luận và thực tiễn. Những giải pháp mà tác giả luận văn đưa ra có thể chưa được toàn diện, nhưng có ý nghĩa về lý luận cũng như thực tiễn. Thực hiện tốt những giải pháp cơ bản đó sẽ nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong việc xét xử các tranh chấp quyền sử dụng đất ngày càng chính xác, càng đúng pháp luật thì càng giảm thiểu tiến tới chấm dứt trình trạng án oan sai, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và mọi công dân.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Xuân Anh (2004), "Một số vấn đề đặt ra đối với quy định về hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất trong Bộ luật dân sự", Tòa án nhân dân, (12).
2. Lưu Tiến Dũng (2005), "Bàn về áp dụng pháp luật trong công tác xét xử", Tòa án nhân dân, (10).
3. Nguyễn Văn Cường (2005), "Những vấn đề cần trao đổi khi áp dụng Điều 136 Luật đất
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08/NQ-TƯ ngày 02/01 của Bộ Chính
trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp thời gian tới, Hà Nội.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48/NQ-TƯ ngày 24/5 của Bộ Chính
trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49/NQ-TƯ ngày 02/6 của Bộ Chính
trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Tạ Định - Minh Châu (1992), Hệ thống hoá các văn bản pháp luật về dân sự và tố
tụng dân sự, Nxb Pháp lý, Hà Nội.
12. Lê Thu Hà (2002), Các quy định pháp luật về tố tụng dân sự, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
13. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Giáo trình Lý luận chung về nhà
nước và pháp luật, Hà Nội.
14. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2004), Nghị quyết số 02/2004/NQ- HĐTP ngày 10/8 hướng dẫn các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, Hà Nội.
15. Nguyễn Đình Lộc (2000), "Cần thực hiện chế độ dưỡng liêm"cho thẩm phán", Báo Pháp luật, ngày 09-01.
16. Tương Bằng Lượng (2003), "Một vài suy nghĩ về hướng giải quyết tranh chấp quyền
sử dụng đất", Tòa án nhân dân, (12).
17. Thủy Nguyên (2005), "áp dụng pháp luật hôn nhân gia đình khi giải quyết vụ án có yếu tố nước ngoài", Tòa án nhân dân, (17).
18. "Những vấn đề trao đổi khi áp dụng Điều 136 Luật đất đai năm 2003", Tòa án nhân dân, (9).
19. Quốc hội (1987), Luật đất đai, Nxb Sự thật, Hà Nội.
20. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Quốc hội (1993), Luật đất đai, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Quốc hội (2000), Luật hôn nhân và gia đình, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Quốc hội (2002), Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội.
24. Quốc hội (2003), Luật đất đai, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Quốc hội (2004), Bộ luật tố tụng dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. "Rèn luyện đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh", Dân chủ pháp luật, (5).
27. Lê Xuân Thân (2004), áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
28. Dương Quốc Thành (2004), "Một số ý kiến về khoản 1 Điều 50 Luật đất đai", Tòa án nhân dân, (14).
29. Chu Đức Thắng (2004), áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự của
Tòa án nhân dân ở cấp tỉnh của Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
30. Thông tấn xã Việt Nam (2006), "Thăm và làm việc với Tòa án nhân dân tối cao, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: Cán bộ thẩm phán phải vừa giỏi chuyên môn, vừa có tâm, có đức", Báo Nhân dân, số 18654.
31. Tòa án nhân dân tối cao (2000), Báo cáo tổng kết công tác ngành Toà án năm 2000,
Hà Nội.
32. Tòa án nhân dân tối cao (2001), Báo cáo tổng kết công tác ngành Toà án năm 2001,
Hà Nội.
33. Tòa án nhân dân tối cao (2002), Cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả
giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Hà Nội.
34. Tòa án nhân dân tối cao (2002), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2002,
Hà Nội.
35. Tòa án nhân dân tối cao (2003), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2003,
Hà Nội.
36. Tòa án nhân dân tối cao (2004), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2004,
Hà Nội.
37. Tòa án nhân dân tối cao (2005), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2005,
Hà Nội.
38. Tòa án nhân dân tối cao (2005), So sánh bộ luật dân sự năm 1995 và bộ luật dân sự
năm 2005, Hà Nội.
39. Tòa án nhân dân tối cao (2005), 60 năm ngành Toà án, Hà Nội.
40. Tòa án nhân dân tối cao (2005), Các văn bản quy phạm pháp luật của Tòa án nhân
dân tối cao hướng dẫn thi hành pháp luật, Hà Nội.
41. Tòa án nhân dân tối cao (2005), Báo cáo tổng kết 4 năm thực hiện Nghị quyết 08/NQ-
TƯ của ban cán sự Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội.
42. Tòa án nhân dân tối cao (2006), Báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về
công tác của các Toà án tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XI, Hà Nội.
43. Tòa án nhân dân tối cao, "Tòa án nhân dân trong bộ máy nhà nước qua các thời kỳ cách mạng", Thông tin khoa học, (1+2).
44. Trường Đào tạo các chức danh tư pháp (2002), Sổ tay Thẩm phán, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội.
45. Nguyễn Quang Tuyến (2004), "Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án", Tòa án nhân dân, (14).
46. ủy ban Thường vụ Quốc hội (2002), Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân,