quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân
áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân ở nước ta trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của công dân trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong những năm qua, mặc dù các vụ việc dân sự mà các Tòa án phải thụ lý giải quyết tăng, nhưng do nắm vững và thực hiện đúng các quy định của pháp luật, đặc biệt là Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật dân sự, Luật lao động, Luật phá sản… và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành các đạo luật này, các Tòa án đã không ngừng nâng cao chất lượng xây dựng hồ sơ vụ án, làm rõ yêu cầu của đương sự trong vụ án, tăng cường phối hợp với
các cơ quan hữu quan, thực hiện tốt phương châm kiên trì hòa giải đúng pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, giúp cho việc giải quyết vụ án nhanh chóng, dứt điểm, góp phần giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, giữ gìn và tăng cường đoàn kết trong mỗi gia đình và cộng đồng dân cư. Tỷ lệ hòa giải thành chung trong toàn ngành Tòa án đạt 40%, trong đó có nhiều Tòa án có tỷ lệ hòa giải đạt tới 50-60% trong tổng số các vụ án đã giải quyết. Hầu hết các loại án này đều được giải quyết đạt và vượt chỉ tiêu xét xử đã đề ra. Công tác giải quyết các vụ việc dân sự nói chung được thực hiện đúng quy định của pháp luật, về cơ bản đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự.
Việc áp dụng pháp luật và đường lối giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất đã có sự thống nhất giữa các Tòa án. Việc xây dựng pháp luật và hướng dẫn áp dụng pháp luật cũng đã đạt được kết quả đáng khích lệ góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo cơ sở để pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn, phục vụ đắc lực công tác chuyên môn. Các dự thảo Luật được chuẩn bị công phu, kịp thời, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng. Việc ban hành các Thông tư liên tịch và các Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán đã góp phần tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật, thông qua đó nâng cao chất lượng công tác xét xử đối với công tác xét xử của ngành Tòa án nhân dân nói chung và việc giải quyết các vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất nói riêng.
So với các tiêu chí để đánh giá chất lượng xét xử, những ưu điểm của ngành Tòa án trong những năm qua đã tạo được những ấn tượng tốt đẹp trong đời sống xã hội. Những phiên tòa mẫu với việc tranh luận công khai dân chủ, những bản án "thấu tình, đạt lý" đầy tính thuyết phục đã đi vào đời sống nhân dân, tạo nên niềm tin vào công lý xã hội chủ nghĩa, vào lẽ phải và sự công bằng xã hội. Công việc xét xử của Thẩm phán đã dần được xã hội nhìn nhận như một nghề cao quý, vinh dự. Cơ quan Tòa án nhân dân ở nước ta thực sự là địa chỉ tin cậy của quần chúng nhân dân trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng theo quy định của pháp luật.
Thực tiễn việc áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân trong thời gian qua cho thấy đội ngũ Thẩm phán ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng. Việc nghiên cứu hồ sơ, xem xét, đánh giá chứng cứ, tổ
chức phiên tòa, lựa chọn và áp dụng đúng các quy phạm pháp luật và ban hành bản án, quyết định đúng pháp luật ngày càng được nâng cao đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới. Với những ưu điểm đã đạt được trong công tác xét xử trong thời gian qua, ngành Tòa án nhân dân nước ta hoàn toàn có đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện ngày càng tốt hơn chức năng, nhiệm vụ mà hiến pháp và pháp luật đã giao, xứng đáng trở thành cơ quan trung tâm của hoạt động tư pháp trong việc xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Thông qua việc xét xử, Tòa án nhân dân giáo dục pháp luật cho đương sự và những người khác.