Nâng cao năng lực quản trị và điều hành triển khai nghiệp vụ bao thanh toán của các NHTM

Một phần của tài liệu tc625 (Trang 80 - 84)

- Dịch vụ ngân hàng hiện đại khác

3.3.4. Nâng cao năng lực quản trị và điều hành triển khai nghiệp vụ bao thanh toán của các NHTM

thanh toán của các NHTM

Hệ thống các NHTM Việt Nam hoạt động với mạng lới rộng khắp, ở nhiều cấp bậc và mức độ khác nhau nên quản lý rất phức tạp. Các NHTM phải quản lý sao cho vừa phát huy tính chủ động, tự chủ, sáng tạo của từng ngời, vừa thực hiện chế độ tự chịu trách nhiệm theo mức độ cao, thấp, rộng, hẹp khác nhau tuỳ vào tầm quan trọng của từng cấp quản lý. Các NHTM cần phải xây dựng và hoàn thiện cơ chế kinh doanh mới để nâng cao năng lực quản trị điều hành. Cơ chế kinh doanh phải đợc hoàn thiện một cách đồng bộ, có nghĩa là các cơ chế quyết sách kinh doanh, cơ chế kích thích, cơ chế ràng buộc bên trong ngân hàng, cơ chế cân bằng lợi ích phải đợc hoàn thiện. Các cơ chế này phải đợc hình thành và thống nhất quản lý trong các ngân hàng từ trung ơng đến địa phơng, từ các chi nhánh cấp1 đến các chi nhánh cấp 4 của các ngân hàng và trong nội bộ từng chi nhánh. Cụ thể:

Thứ nhất, cơ chế quyết sách kinh doanh: trong nội bộ từng NHTM có các chi nhánh ở các cấp khác nhau, thực hiện hạch toán độc lập một cách tơng

đối nên chừng mực nào đó đợc độc lập trong quyết định kinh doanh để phát huy quyền tự chủ của mình. Các NHTM vừa hoạt động trong cơ chế thị trờng, vừa phải thể hiện vai trò to lớn của mình đối với nền kinh tế. Do đó, các quyết sách kinh doanh vừa phải thể hiện ý chí chủ đạo kinh doanh tập trung cao độ, vừa phát huy đợc quyền chủ động sáng tạo và tính tự chịu trách nhiệm trong quyết sách kinh doanh của từng cấp, đồng thời định hớng kinh doanh cho thời gian dài kết hợp với cụ thể hóa từng thời kỳ ngắn. Các chính sách này phải đ- ợc thống nhất từ trên xuống dới để biến thành hiện thực, chứ không phải hình thức. Quyết sách đúng đắn và phát huy hiệu quả cao phải thể hiện sự kết hợp trí tuệ của tập thể với tính quyết đoán của ngời giám đốc điều hành để thống nhất thực hiện.

Thứ hai, cơ chế kích thích: thực hiện ý chí kinh doanh và mục tiêu lợi ích ngày càng cao, các NHTM phải xây dựng đợc cơ chế kích thích nh: quy chế thi đua, khen thởng, phát huy sáng kiến, trên cơ sở hiệu quả kinh tế và mục đích kinh doanh của từng chi nhánh để làm động lực thúc đẩy cán bộ nhân viên thực hiện tốt định hớng kinh doanh của mình. Quy chế thi đua vừa phải khêu gợi đợc tính tích cực, vừa phải thể hiện tinh thần trách nhiệm của từng cá nhân, từng tập thể để đảm bảo lợi ích chung của NHTM. Trên cơ sở quy chế, thực hiện phát động phong trào thi đua trong từng thời kỳ. Ví dụ: theo mục tiêu kinh doanh hay chiến lợc kinh doanh, các NHTM xây dựng các quy chế kích thích cán bộ công nhân viên thực hiện nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ cho vay, các loại dịch vụ ngân hàng trên cơ sở lấy mục tiêu và hiệu quả làm thớc đo để thực hiện việcthi đua, khen thởng theo từng thời kỳ và mục đích của NHTM cần đạt tới. Nếu thời kỳ cần huy động vốn lớn thì tỉ lệ thởng cao trên hiệu quả huy động vốn đem lại, nếu thời kỳ khác cần cho vay nhiều thì tỉ lệ thởng trên hiệu quả cho vay cao… Nh thế cơ chế này sẽ làm động lực cho từng cá nhân, tập thể trong chi nhánh chủ động thúc đẩy công việc của mình trong thời gian dài, đồng thời đẩy mạnh trọng tâm trong thời

gian ngắn sẽ đa các NHTM thực hiện đợc phơng hớng và mục tiêu lợi nhuận ngày càng cao.

Thứ ba, cơ chế ràng buộc: nếu kích thích là sự khởi động, tăng cờng truyền dẫn xuôi chiều thì ràng buộc là sự kìm hãm hạn chế ngợc chiều. Cốt lõi của cơ chế ràng buộc là phân định rõ ranh giới trách nhiệm đối với rủi ro, trực tiếp gắn trách nhiệm cho những ngời quyết sách, ngời thừa hành nhiệm vụ đối với rủi ro và tổn thất do quyết sách và hành động của họ gây ra. Các hoạt động của NHTM đều có rủi ro, nhất là tín dụng ngân hàng sẽ bị tăng độ rủi ro rất lớn nếu không có những quy định trách nhiệm rõ ràng của từng cấp xem xét giải quyết cho vay đối với các doanh nghiệp. Để nâng cao trách nhiệm của từng cán bộ trong hoạt động ngân hàng, các NHTM phải xây dựng quy trình nghiệp vụ trong cho vay, huy động vốn, dịch vụ … trong đó quy định rất cụ thể đối với trách nhiệm của từng ngời đối với từng mặt của ngân hàng. Trên cơ sở đó, các địa phơng căn cứ vào tình hình cụ thể để xây dựng quy trình cho phù hợp. Ví dụ, trong quá trình cho vay quy định cụ thể trách nhiệm trong tất cả các khâu thẩm định, ký duyệt cho vay, giải ngân từng lần, kiểm soát trớc, trong và sau khi cho vay, kiểm soát nội bộ … Có nh vậy quá trình thực hiệm mới đợc nâng cao chất lợng đảm bảo an toàn tài sản cho NHTM .

Thứ t, cơ chế phân phối thu nhập (cơ chế cân bằng lợi ích). Trong nền kinh tế thị trờng, mọi hoạt động trong sản xuất kinh doanh đều thực hiện đợc mục tiêu cuối cùng là lợi ích, lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích xã hội. Nếu các lợi ích này đợc phân phối một cách công bằng, hợp lý sẽ thúc đẩy từng cá nhân, từng tập thể làm tốt, dẫn đến toàn bộ nền kinh tế phát triển tốt. Nh vậy động lực đầu tiên là chế độ phân phối đến ngời lao động một cách cân bằng hợp lý sẽ thúc đẩy họ làm tốt hơn, sau đến lợi ích tập thể. Các NHTM hoạt động trong cơ chế thị trờng, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế của nhà nớc, vừa phải tích cực tăng huy động vốn, vừa phải tích cực cho vay các

doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả để đem lại lợi nhuận cao cho các NHTM . Tất cả đều cần đến ngời lao động làm tốt, mang lại hiệu quả cao cho NHTM. Ví dụ, đối với ngời làm công tác huy động nguồn vốn, nếu không có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình, sáng tạo sẽ không thể huy động tốt tiền gửi nhàn rỗi của dân c trong nền kinh tế thị trờng có tính cạnh tranh gay gắt. Nếu không có cơ chế phân phối thu nhập công bằng thì không những không phát huy đợc mặt tích cực của toàn bộ tập thể, kết quả huy động vốn sẽ không cao. Hay đối với nghiệp vụ cho vay có tính phức tạp hơn nhiều, thì những ngời làm công tác này còn phải có thêm trình độ hiểu biết sâu rộng và tính nhạy cảm đối với nền kinh tế. Vì vậy các NHTM phải hoàn thiện cơ chế phân phối tiền lơng, tiền thởng .. để dần đảm bảo ngời có cống hiến lớn, hiệu quả lao động cao sẽ có thu nhập cao, ngời có cống hiến ít, hiệu quả lao động thấp thì lơng thấp, tránh tình trạng tăng lơng theo thời gian “đến hẹn lại lên” . Đây là một vấn đề hết sức khó khăn, các NHTM phải phối hợp sự đồng tình tập thể trên cơ sở cụ thể hoá hiệu quả kinh tế do từng nghiệp vụ đem lại để có sức thuyết phục cao .

Thứ năm, cơ chế quản lý tài sản : Các NHTM hoạt động theo hệ thống phân cấp quản lý, cần phải đợc giao cụ thể cả tài sản , cả nguồn để chi nhánh các cấp đợc dần tự chủ tính toán nâng cao hiệu quả kinh doanh thực. Ví dụ, có những chi nhánh ngân hàng có cơ sở vật chất rất lớn, nếu tính đủ giá trị tài sản cố định trong nguồn vốn kinh doanh và khấu hao đầy đủ thì hiệu quả thấp, nhng tính chung cả chi nhánh, hệ thống thì kinh doanh có lãi từ đó họ không có ý chí phấn đấu mở rộng huy động, cho vay vốn và phát triển các dịch vụ khác để tăng hiệu suất sử dụng tài sản, giảm chi phí và tăng lợi nhuận .

Tóm lại , các cơ chế này trong hệ thống cơ chế kinh doanh hợp thành một chỉnh thể thống nhất , các cơ chế nhánh vừa có tác dụng độc lập, vừa gắn bó, chế ớc lẫn nhau.... Các cơ chế này đợc xây dựng một cách cân đối, hợp

lý, hài hoà sẽ thúc đẩy quá trình kinh doanh của các NHTM ngày một phát triển hơn, nâng dần vị thế của mình trong xu thế hội nhập .

Một phần của tài liệu tc625 (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w