Nhu cầu của khách hàng

Một phần của tài liệu tc625 (Trang 55 - 58)

12. Thanh toán, báo cáo chuyển tiền5 Trả lời tín dụng

2.3.2. Nhu cầu của khách hàng

Khách hàng là đối tợng phục vụ của ngân hàng, là yếu tố định hớng cho việc duy trì, mở rộng và phát triển của các NHTM. Sự thành công hay thất bại trong kinh doanh của các ngân hàng gắn liền với mối quan hệ của ngân hàng với khách hàng, vào khả năng thỏa mãn những nhu cầu phong phú và đa dạng của khách hàng

Mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng của hệ thống các NHTM Việt Nam còn yếu. Khách hàng tìm đến ngân hàng đôi khi không tìm đợc sự phù hợp của các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng với nhu cầu của mình. Cho một ví dụ, khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ bao thanh toán của ngân hàng, nhng hiện nay mức phí cũng cha hợp lý, không có sự khác biệt về phí giữa phơng thức bao thanh toán và phơng thức tín dụng chứng từ.

Theo số liệu thống kê đến cuối năm 2002, tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam khoảng 62.908 trong đó có 5364 doanh nghiệp nhà n- ớc, 55.236 doanh nghiệp tu nhân, 2.308 doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài. Tổng số vốn của doanh nghiệp nhà nớc là 1.441 nghìn tỷ đồng (bình quân

151,2 tỷ đồng/doanh nghiệp). Nh vậy có thể thấy rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ (mức vốn dới 5 tỷ đồng) tập trung chủ yếu trong khu vực doanh nghiệp t nhân. Trên thực tế, khả năng các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận với nguồn vốn tín dụng thông qua thế chấp tài sản,để phục vụ sản xuất kinh doanh bị hạn chế rất nhiều do các lý do:

-Về thủ tục vay vốn: báo cáo tài chính cũng nh việc giải trình về vấn đề vay vốn và khả năng hoàn trả vốn vay của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thờng thiếu cơ sở thuyết phục.

-Về yêu cầu tài sản thế chấp: hiện nay do quy định chung của Nhà nớc, việc đánh giá mức độ tín dụng xếp hạng không cao, các tổ chức tín dụng th- ờng có những yêu cầu khắt khe về tài sản thế chấp đối với các đề nghị vay vốn của các doanh nghiệp này, khiến các doanh nghiệp này không thể đáp ứng nổi.

-Về hạn mức cho vay: Cha có cơ sở thống nhất cho phơng pháp định giá tài sản thế chấp cho nên các quyết định về mức vốn cho vay của các ngân hàng dao động lớn, thấp hơn nhiều so với gía trị thực của tài sản thế chấp

Cũng theo số liệu thống kê năm 2005, tỷ trọng vốn chủ yếu của các doanh nghiệp chiếm khoảng 30% tổng nguồn vốn kinh doanh và con số này có xu hớng ngày càng giảm, điều này có nghĩa là tỷ trọng vốn do doanh nghiệp đi vay và chiếm dụng của doanh nghiệp khác chiếm phần còn lại, trong đó nợ chiếm dụng và nợ quá hạn cũng có xu hớng gia tăng. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, tình hình tài chính của doanh nghiệp nh vậy đang có tiềm ẩn yếu tố thiếu an toàn.

Trong thời gian qua, cùng với chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cũng đã có những bớc phát triển cả về chất và lợng, đóng góp đáng kể vào tăng trởng kinh tế của cả nớc. Theo số liệu thống kê, mỗi năm doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN)

đóng góp khoảng 25-27% GDP của cả nớc. Vốn kinh doanh của khu vực kinh doanh này chiếm 20% so với vốn kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp.

Theo Quyết định số 90/2001/NĐ-CP, DNVVN là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có quy mô đầu t vốn không quá 10 tỷ đồng, số lao động hàng năm không quá 300 ngời, DNVVN Việt nam có một số đặc điểm sau:

- Nguồn tài chính còn hạn hẹp, thiết bị công nghệ lạc hậu

- Trình độ quản lý còn yếu kém, tay nghề của ngời lao động cha cao

- Các DNVVN hoạt động trong lĩnh vực thơng mại dịch vụ, gia công chế biến, thủ công mỹ nghệ là chủ yếu.

- Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh gọn nhẹ, quản lý đơn giản

- Năng động linh hoạt trong sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu

Nh vậy, đây chính là một đối tợng khách hàng tiềm năng khi các ngân hàng Việt Nam muốn hớng tới khi áp dụng phơng thức bao thanh toán. Theo đánh giá, việc tiến hành dịch vụ bao thanh toán đang mở ra cơ hội rất lớn cho các ngân hàng mở một kênh phân phối tín dụng khác cho khách hàng mà không chịu ảnh hởng của các nhân tố trên, đồng thời góp phần làm lành mạnh hoá tình hình tài chính của các doanh nghiệp này thông qua việc giảm bớt tỷ trọng nợ chiếm dụng.

Ngân hàng vốn vẫn là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu về vốn. Do vậy, về cơ bản, ngân hàng có mối quan hệ lâu dài nhất với hầu hết các đối tợng khách hàng nên ngân hàng chính là đầu mối nắm giữ thông tin một cách chắc chắn và chính xác nhất về khách hàng. Đây cũng chính là một điểm thuận lợi tạo điều kiện phát triển bao thanh toán.

Tuy nhiên, do trình độ hiểu biết của đại bộ phận dân chúng đối với hoạt động bao thanh toán của ngân hàng còn hạn chế, đặc biệt là hiểu biết về sản phẩm cũng nh dịch vụ ngân hàng. Nhu cầu của khách hàng mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ sẵn có do ngân hàng cung cấp mà cha có

tính chất gợi mở cho ngân hàng về các loại hình dịch vụ mới. Đây cũng là nguyên nhân gây ra sự kém đa dạng về dịch vụ ngân hàng ở nớc ta. Một nguyên nhân khách quan nữa là do trình độ công nghệ chung của đất nớc còn ở mức độ lạc hậu so với nhiều nớc trên thế giới nên trình độ công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng cũng không thể hiện đại đủ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng nh các ngân hàng thuộc các nớc tiên tiến.

Về nguyên nhân chủ quan, chính bản thân các ngân hàng cũng không nhanh nhạy nắm bắt ý muốn của khách hàng, không tăng cờng các hoạt động nghiên cứu thị trờng để tìm hiểu những nhu cầu mới nảy sinh và tìm cách đáp ứng chúng. Các ngân hàng cũng không có các hoạt động xúc tiến truyền thông có hiệu quả để giới thiệu với khách hàng về sản phẩm và dịch vụ bao thanh toán của ngân hàng. Một nguyên nhân nữa liên quan đến tiềm lực tài chính của ngân hàng. Với quy mô vốn nhỏ, các ngân hàng không thể đầu t cho việc mở rộng và nâng cao chất lợng dịch vụ, cải tiến công nghệ ngân hàng, thực hiện các chiến lợc quảng bá, giới thiệu sản phẩm bởi những công việc này đòi hỏi một lợng tiền không nhỏ. Điều này làm hạn chế khả năng của ngân hàng trong việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu tc625 (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w