Huy động vốn

Một phần của tài liệu tc625 (Trang 30 - 32)

12. Thanh toán, báo cáo chuyển tiền5 Trả lời tín dụng

2.1.1. Huy động vốn

Ngân hàng huy động vốn dới các hình thức sau:

a) Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.

b) Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nớc và ngoài nớc khi đợc Thống đốc NHNN chấp thuận.

c) Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam d) Vay vốn ngắn hạn của Nhà nớc dới hình thức tái cấp vốn

e) Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Nhà nớc

Các NHTM đáp ứng những điều kiện thuận lợi cho việc gửi tiền tiết kiệm của đa phần dân c với mạng lới các chi nhánh cấp 1, cấp 2 đến tận thôn, làng, xã. Ngời gửi tiền tiết kiệm đợc hởng một khoản tiền gọi là lãi suất với mức độ an toàn và khả năng thanh khoản cao.

Huy động động vốn là một trong những nghiệp vụ tạo vốn quan trọng hàng đầu của các NHTM Việt Nam. Khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa, các NHTM còn nhiều bỡ ngỡ, hiệu quả

kinh doanh còn nhiều mặt hạn chế, kể cả mảng huy động vốn. Tuy nhiên, cùng với sự nỗ lực của bản thân các ngân hàng thơng mại và sự ủng hộ từ nhiều phía tạo môi trờng kinh doanh thuận lợi hơn, các NHTM đã quen dần với cơ chế mới và đạt đợc những thành quả nhất định trong kinh doanh. Trong giai đoạn 2000-2005, chỉ xét riêng mảng huy động vốn của hầu hết các NHTM đều có sự tăng lên cả về quy mô và chất lợng. Theo báo cáo của NHNN, tổng khối lợng vốn huy động của các tổ chức tín dụng trong nớc cũng nh các chi nhánh ngân hàng nớc ngoài, ngân hàng liên doanh liên tục tăng. Năm 2005, các ngân hàng thơng mại quốc doanh huy động đợc 367,5 ngàn tỉ VND (kể cả ngoại tệ quy đổi) (khoảng 70% GDP) vợt mục tiêu đã đề ra tại Đại hội Đảng IX.

2.1.2. Mở rộng tín dụngvà đầu t

Tín dụng của các NHTM có ý nghĩa quan trọng với toàn bộ nền kinh tế, nó cung cấp nguồn tài trợ cho các hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, thơng nghiệp và dịch vụ của đất nớc. Tín dụng ngân hàng đã tạo ra khả năng thực hiện toàn bộ quá trình từ khi sản phẩm đợc sản xuất cho đến khi sản phẩm đến tay ngời tiêu dùng.

Bảng 2.1- Tăng trởng d nợ của hệ thống NHTM

Đơn vị: tỉ đồng - %

Chỉ tiêu 2003 2004 2005

Ngân hàng thơng mại nhà nớc 302.840 389.950 457.535

Ngân hàng thơng mại cổ phần 45.920 58.950 69.745

Ngân hàng nớc ngoài và liên doanh 38.240 46.100 53.720

Tổng cộng 387.000 495.000 581.000

Tỉ trọng d nợ/GDP 54,73% 62,38% 68,42%

(Nguồn: Ngân hàng nhà nớc Việt Nam, 2006)

Đối với các NHTM Việt Nam do dịch vụ ngân hàng cha đa dạng và phát triển ở mức độ cha cao, lợi nhuận thu đợc từ việc thu phí dịch vụ còn thấp nên hoạt động cho vay giữ vai trò số một trong việc tìm kiếm lợi nhuận của các ngân hàng. Do tính đơn điệu của sản phẩm nên hình thức cạnh tranh chủ yếu

là thông qua lãi suất cho vay. Và trong “cuộc chiến” lãi suất, lợi thế thuộc về nhóm các NHTMNN do có quy mô vốn lớn, mạng lới chi nhánh rộng. Các NHTMCP, ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nớc ngoài do chi phí cho việc huy động cao hơn nên thờng phải đặt mức lãi suất cao hơn so với các NHTMNN. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là khối lợng khách hàng đến xin vay tại các NHTMNN không lớn. Bởi vì có mức “giá” hấp dẫn hơn, nhng các nguồn vốn vay từ các NHTMNN là rất khó tiếp cận. Các NHTMNN thờng cho vay đối với các Tổng công ty 90, 91, các doanh nghiệp nhà nớc; cho vay theo chỉ định của chính phủ đối với các công trình trọng điểm của quốc gia…Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế t nhân thờng không có quan hệ tín dụng tốt đối với các NHTMNN do luôn bị coi là những khách hàng nhỏ, hoạt động theo kiểu manh mún, chụp giật, vốn tự có thấp, uy tín cha cao. Các doanh nghiệp này là đối tợng của các NHTMCP, ngân hàng liên doanh, và chi nhánh ngân hàng nớc ngoài.

Từ sau khi các NHTMNN tách chức năng tín dụng chính sách đồng thời chuyển đổi từ các ngân hàng chuyên doanh sang kinh doanh đa năng, đa dạng hoá khách hàng, khu vực kinh tế t nhân có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận vốn của các ngân hàng này. Năm 2004, các NHTMNN cho vay khu vực kinh tế t nhân là 265.792 tỉ đồng, đến năm 2005 đã tăng lên 372.869 tỉ đồng, tăng 14,1% so với năm 2004.

Một phần của tài liệu tc625 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w