Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho các khu công nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Khu công nghiệp với sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh hải dương pptx (Trang 91 - 94)

I. Vốn đầu tư USD 01 94.436.325 225.946.358 237.988

3.2.4.Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho các khu công nghiệp

2005 2010 2015 2020 Tổng sản phẩm (GDP) 8.422 14.510 25.726 47

3.2.4.Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho các khu công nghiệp

Một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả hoạt động của các KCN là thiếu lực lượng xó hội được đào tạo. Thông thường sau khi được tuyển chọn, người lao động được tham gia những khoá đào tạo ngắn hạn tại doanh nghiệp để làm quen với công việc và làm quen với thao tác dây chuyền.

Việc cung cấp lao động hiện nay cho các KCN cũn nhiều mõu thuẫn. Cỏc KCN thiếu lao động kỹ thuật có tay nghề trong khi số lao động cần bố trí ở địa phương thỡ dư thừa nhiều. Đất đai nông nghiệp chuyển đổi sang đất KCN thỡ tương đối nhanh song năng lực của lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu phát triển của KCN thỡ khụng theo kịp. Điều đó là do các cấp chính quyền chưa có sự chuẩn bị trước về nguồn nhân lực cho sự phát triển của KCN. Cho nên, việc tuyển dụng lao động cho các KCN cơ bản diễn ra một cách tự phát.

Để tổ chức hoạt động đào tạo lao động nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các nhà đầu tư,nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN phải có những giải pháp cụ thể sau:

Nâng cao nhận thức và thực hiện tốt việc đào tạo nghề cho người lao động để đáp ứng nhu cầu sản xuất hiện đại trong các KCN.

Nhanh chóng xây dựng và phát triển các trường dạy nghề dưới nhiều hỡnh thức như đào tạo ngắn hạn, đào tạo dài hạn. Khuyến khích và tạo điều kiện để các chủ đầu tư trong và ngoài tỉnh, doanh nghiệp nước ngoài tổ chức đào tạo lại tại các doanh nghiệp, các trung tâm.

Đầu tư đúng mức cho công tác đào tạo nghề. Cần phát triển mô hỡnh liờn kết đào tạo giữa nhà trường, trung tâm dạy nghề, cơ sở dạy nghề với cơ sở sản xuất để đào tạo theo đơn đặt hàng, làm cho quá trỡnh đào tạo gắn với yêu cầu ccủa các doanh nghiệp.

Có chính sách khuyến khích đào tạo và xây dựng các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề, cơ sở dạy nghề, khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức các trung tâm dạy nghề. Điều đó sẽ có lợi cho cả người lao động và doanh nghiệp. Người lao động được học nghề tại chỗ và thường được đảm bảo về việc làm sau khi học xong, chi phí về việc học hành cũng được giảm đến mức tối thiểu vỡ quỏ trỡnh học nghề cũng là quỏ trỡnh tạo ra sản phẩm nờn sẽ được trả lương trong quá trỡnh học nghề. Doanh nghiệp có thể chủ động được nguồn tuyển dụng. Để nâng cao hiệu quả đào tạo, bổ sung chất lượng nguồn nhân lực, các trường, các trung tâm và các cơ sở dạy nghề cần có sự liên kết với các cơ sở sản xuất để có sự phối hợp trong công tác đào tạo và sử dụng lao động khi họ ra trường.

Ban quản lý dự án các KCN phải có trách nhiệm cấp sổ lao động cho người lao động Việt Nam làm việc trong các KCN, đăng ký kế hoạch đưa người lao động đi thực tập ở nước ngoài để học tập kinh nghiệm trong khoảng thời gian nhất định, cần tăng cường khuyến khích việc đào tạo nghề cho người lao động ở nước ngoài, đa dạng hoá hỡnh thức hỗ trợ người đi học như cho vay vốn ưu đói với thời gian, điều kiện, phương thức trả nợ thích hợp hoặc hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo.

Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hỡnh thức tuyờn truyền rộng lớn để thay đổi nhận thức về nghề nghiệp đối với học sinh và cha mẹ của học sinh để từ đó định hướng học nghề cho họ.

Cần quy hoạch cỏc KCN hợp lý, trỏnh tỡnh trạng tập trung quỏ nhiều KCN trên một địa bàn dẫn đến việc tập trung quá nhiều người lao động cả trong và ngoài tỉnh trên địa bàn đó gây khó khăn cho việc tuyển dụng lao động và gây áp lực lớn đối với cơ sở hạ tầng xó hội.

Nâng cao về kiến thức pháp luật cần thiết cho người lao động đặc biệt là Luật Lao động để họ hiểu được quyền lợi và trách nhiệm của mỡnh đối với doanh nghiệp và đối với xó hội.

Tăng cường vai trũ của cỏc tổ chức đoàn thể nhất là công đoàn để bảo vệ quyền lợi của người lao động. Cần có kế hoạch vận động thành lập công đoàn ở tất cả các doanh nghiệp. Xây dựng tổ chức công đoàn thật sự trở thành người bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động. Công đoàn thực hiện quyền kiểm tra, giám sát chủ đầu tư thực hiện chính sách pháp luật của Nhà nước và phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động cũng như các quy định của pháp luật về lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xó hội…

Tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. Tái sản xuất sức lao động là điều quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Chính quyền nơi có KCN hoạt động phải tạo điều kiện nâng cao đời sống cho người lao động thông qua việc quy hoạch các khu định cư, nâng cấp và xây dựng mới hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào (bệnh viện, trường học, khu thương mại, khu giải trí…). Khi xây dựng KCN đặc biệt đối với vùng trọng điểm có nhiều KCN cần gắn với việc quy hoạch xây dựng khu dân cư, khu nhà ở cho công nhân, từng bước thực hiện để đáp ứng nhu cầu thực tế. Quy hoạch KCN cần gắn với việc xây dựng các đô thị công nghiệp.

Như vậy, việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển các KCN từ đó phục vụ cho việc phát triển KT - XH phải được giải quyết trên cơ sở hoàn thiện và nâng cấp hệ thống đào tạo, sự thay đổi nhận thức của người dân, người lao động cũng như từ phía người sử dụng lao động. Những giải pháp trên phải được thực hiện một cách đồng bộ tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư để thu hút đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Khu công nghiệp với sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh hải dương pptx (Trang 91 - 94)