I. Vốn đầu tư USD 01 94.436.325 225.946.358 237.988
2005 2010 2015 2020 Tổng sản phẩm (GDP) 8.422 14.510 25.726 47
3.1.2. Phương hướng phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh Hải Dương đảm bảo phát huy vai trũ tớch cực và hạn chế những tiờu cực trong sự phỏt triển kinh tế
bảo phát huy vai trũ tớch cực và hạn chế những tiờu cực trong sự phỏt triển kinh tế - xó hội trờn địa bàn
Quy hoạch phát triển các KCN là sự cụ thể hoá của quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh. Để thực hiện việc phát triển một cỏch hợp lý giữa cỏc vựng, miền, gắn với quy hoạch phỏt triển vựng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đảm bảo tính đặc thù kinh tế của từng vùng trong tỉnh, phát huy lợi thế về vị trí địa lý, giao thông, nguồn nhân lực, khả năng thu hút đầu tư việc quy hoạch phát triển các khu, cụm CN, dự kiến phân kỳ xây dựng các KCN như sau:
1. Giai đoạn từ nay đến năm 2010:
Tập trung xây dựng hoàn chỉnh 10 KCN đó được Chính phủ cho phép thành lập, với diện tích 1.977,37 ha bao gồm các KCN: Nam Sách, Đại An (2 giai đoạn), Phúc Điền, Tân Trường, Việt Hoà - Kenmark, Tầu thuỷ - Lai Vu, Cộng Hoà , Phú Thái, Lương Điền - Cẩm Điền, Lai Cách.
Dự kiến xây dựng mới 4 KCN và mở rộng 2 KCN, với diện tích 2.350 ha. Bao gồm các KCN:
- KCN An Phỳ tại xó Quốc Tuấn và An Bỡnh, huyện Nam Sách, diện tích 500 ha. - KCN Kim Thành (giai đoạn 1) thuộc các xó Cộng Hoà, Cổ Dũng, Tuấn Hưng, huyện Kim Thành, diện tích 400 ha.
- KCN Hải Dương - INB tại xó Lương Điền, Ngọc Liên huyện Cẩm Giàng, diện tích khoảng 250 ha.
- KCN Bỡnh Giang 1 tại xó Tõn Việt, Vĩnh Hồng, Hựng Thắng huyện Bỡnh Giang, diện tớch 350 ha.
- Mở rộng KCN Phúc Điền về phía Nam sông Sặt, huyện Bỡnh Giang, diện tớch 320 ha.
- Mở rộng KCN Tân Trường về phía Bắc, diện tích 150 ha.
2. Giai đoạn 2011-2015.
Dự kiến xây dựng 5 KCN mới và mở rộng 3 KCN, với diện tích 2.850 ha. Bao gồm các KCN:
- KCN Hiệp Sơn, huyện Kinh Môn. Diện tích quy hoạch 200 ha.
- KCN Hoàng Diệu, Gia Khánh và Toàn Thắng, huyện Gia Lộc. Diện tích quy hoạch 490 ha.
- KCN Ngọc Kỳ, Hưng Đạo, Tái Sơn huyện Tứ Kỳ. Diện tích quy hoạch 400 ha. - KCN Bỡnh Giang, địa điểm tại các xó Bỡnh Xuyờn, Thỏi Học, Thỏi Hũa, Nhõn Quyền, Cổ Bỡ, Tõn Hồng, Bỡnh Minh, huyện Bỡnh Giang. Diện tớch quy hoạch 600 ha.
- KCN Thanh Hà, địa điểm tại các xó Tõn An, Quyết Thắng, Tiền Tiến, Thanh Hải huyện Thanh Hà với diện tích 270 ha.
- KCN Kim Thành (mở rộng giai đoạn 2) thuộc các xó Tuấn Hưng, Cổ Dũng, Thượng Vũ huyện Kim Thành, diện tích 400 ha.
- Mở rộng KCN Việt Hoà về phía Bắc diện tích 90 ha. - Mở rộng KCN Cộng Hoà về phía Nam, diện tích 400 ha.
3. Giai đoạn 2016-2020.
Dự kiến xây dựng mới 2 KCN, diện tích 350 ha. Bao gồm: - KCN Cao Thắng, huyện Thanh Miện, diện tích 150 ha. - KCN Nghĩa An, huyện Ninh Giang, diện tích 200 ha.
Các KCN dự kiến xây dựng đều được quy hoạch đồng bộ gắn với các khu đô thị phục vụ các KCN, khu dịch vụ và khu nhà ở công nhân, chuyên gia. Đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hải Dương dự kiến xây dựng 21 KCN tập trung.
Để phát huy vai trũ của cỏc KCN với sự phỏt triển KT- XH của địa phương, đồng thời hạn chế những tiêu cực có thể xảy ra cần thống nhất những quan điểm chỉ đạo sau:
Một là, phát triển KCN phải đặt trong chiến lược phát triển KT- XH của tỉnh và vùng lónh thổ.
Phát triển KCN được coi là giải pháp quan trọng trong việc thực hiện CNH, HĐH của tỉnh Hải Dương. Tại Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đó khẳng định:
Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng hiệu quả và phù hợp với nhu cầu của thị trường. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư để hỡnh thành cỏc khu, cụm cụng nghiệp theo quy hoạch được duyệt tại thành phố Hải Dương và các huyện: Nam Sách, Kim Thành, Kinh Môn, Chí Linh, Cẩm Giàng và các thị trấn huyện lỵ [10, tr.50].
Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV với mục tiêu tổng quát là: tiếp tục đoàn kết, đổi mới, tận dụng mọi thời cơ và chủ động tạo ra cơ hội, huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực để phát triển nhanh, bền vững, chuyển dịch manh cơ cấu kinh tế, tạo tiền đề vững chắc để phấn đấu cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015.
Đại hội đó chỉ rừ: Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch trỡnh Chớnh phủ thẩm định các KCN: Phú Thái, phía Tây thành phố, Tân Trường và Lai Vu. Quy hoạch thêm các KCN: Phả Lại, Cộng Hoà - Chí Linh, Nhị Chiểu - Kinh Môn và từng bước xây dựng để đến năm 2010 có 10 KCN. Có cơ chế để huy động vốn đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng các khu, cụm CN đó quy hoạch và xõy dựng thờm một số cụm CN gắn liền với thị trấn thị tứ. Khụng để quy hoạch treo và hạn chế việc phát triển các khu, cụm CN bám dọc theo đường giao thông chính. Đối với các khu, cụm CN nằm sát Thành phố Hải Dương chỉ thu hút các dự án có công nghệ cao, ít gây ô nhiễm môi trường.
Để cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV trong “ Đề án quy hoạch KCN tỉnh Hải Dương đến năm 2020” của UBND có yêu cầu: Thực hiện tốt chính sách bồi thường và tái định cư khi thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp theo quy định. Đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho người dân bị thu hồi đất chuyển sang các hoạt động phát triển dịch vụ phục vụ khu công nghiệp và được làm việc trong các khu công nghiệp [10, tr.46].
Như vậy, việc quy hoạch xây dựng KCN phải luôn gắn với định hướng phát triển KT- XH. Mô hỡnh xõy dựng của nú là KCN - khu dõn cư, dịch vụ, gắn liền xây dựng
KCN với đô thị hoá, hiện đại hoá để phát triển các KCN bền vững, từ đó chuẩn bị cho các bước phát triển tiếp theo. Điều đó vừa tạo cơ sở vật chất cho việc thu hút đầu tư đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng công nghiệp vừa thúc đẩy phát triển KT- XH.
Hai là, nâng cao hiệu quả sử dụng hạ tầng kỹ thuật KCN gắn với chuyển dịch cơ cấu
kinh tế trên địa bàn theo hướng tiến bộ và phát triển bền vững.
Kết hợp giữa việc “lấp đầy” các KCN đó, đang và sẽ xây dựng với việc nâng cao chất lượng các dự án đầu tư vào các KCN trên địa bàn. Chọn lọc, khuyến khích thu hút các dự án công nghệ cao, ít nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, các dự án có thể khai thác được thế mạnh của địa phương. Tuy vậy điều này sẽ làm cản trở tiến độ “lấp đầy” KCN. Trong thực tế khi muốn đẩy nhanh tốc độ “lấp đầy” KCN thỡ những dự ỏn đầu tư vào KCN thường không được lựa chọn kỹ. Dự án kém chất lượng sẽ dẫn tới hiệu quả kinh tế không cao, gây ô nhiễm môi trường, lóng phớ nguồn lực và khụng phỏt huy được lợi thế so sánh của tỉnh nhà.
Đa dạng hoá các loại hỡnh KCN về quy mụ và loại hỡnh cho phự hợp với từng khu vực trên cơ sở đó phát triển các KCN, CCN trên tất cả các địa bàn trong tỉnh nhằm góp phần thu hẹp khoảng cách về kinh tế giữa các vùng trong tỉnh tạo mặt bằng chung về KT- XH trên địa bàn tỉnh.
Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và quản lý, điều hành thực hiện quy hoạch các KCN để tránh tỡnh trạng chủ quan của nhà quy hoạch, nhà đầu tư, tránh tỡnh trạng sử dụng đất một cách tuỳ tiện gây thiệt hại cho nhân dân trong tỉnh.
Nâng cao tính chuyên môn hoá của các KCN, thu hút vào đó các doanh nghiệp có khả năng hợp tác với nhau trong quá trỡnh sản xuất, kinh doanh, đáp ứng yêu cầu xử lý chất thải hoặc các doanh nghiệp có đặc trưng giống nhau về công nghệ để đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững. Điều này đũi hỏi ngay từ khõu xõy dựng cơ sở hạ tầng phải định hướng cho phù hợp với dự án đầu tư cụ thể của các nhà đầu tư.
Kết hợp chặt chẽ việc phát triển KCN với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trỡnh đô thị hoá, kết hợp chặt chẽ việc quy hoạch các KCN với việc quy hoạch khu dân cư, khu đô thị và các công trỡnh phỳc lợi xó hội khỏc phục vụ đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, đảm bảo sự đồng bộ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong và
ngoài KCN. Sự phát triển mang tính đồng bộ của các KCN sẽ tạo điều kiện phát triển vững bền của chính các KCN đó và góp phần phát huy tối đa những tác động tích cực đến sự phát triển KT- XH của địa phương và sự phát triển vững bền trên phạm vi toàn quốc.
Tăng cường công tác quản lý và bảo vệ mụi trường, đồng thời có các biện pháp cụ thể để ngăn chặn và xử lý ụ nhiễm mụi trường. Việc quản lý, phỏt triển cỏc KCN theo quan niệm xõy dựng mụ hỡnh KCN hài hoà, an sinh nụng thụn, thõn thiện với mụi trường và phát triển bền vững. Để thực hiện tốt việc này, Tỉnh uỷ, UBND phải có những chính sách hỗ trợ, định hướng thích hợp cho việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải kịp thời nhằm bảo vệ môi trường sinh thái đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Nghiên cứu và hoàn thiện các chính sách nhằm đảm bảo đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần cho người lao động tại các KCN. Bên cạnh đó cần có những chính sách định hướng nghề nghiệp và thu nhập cho người dân bị thu hồi đất để xây dựng KCN.
Ba là, phát triển KCN phải trên cơ sở ổn định sản xuất kinh doanh tạo việc làm và
thu nhập cho người lao động, giải quyết hài hoà lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư và người dân bị thu hồi đất để xây dựng KCN. Việc tạo lập cơ chế chính sách, tạo cơ sở vật chất, đảm bảo trật tự an ninh trong phát triển KCN có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thu hút đầu tư. Điều đó cũng có nghĩa là các KCN tạo lập môi trường không gian kinh tế trong đó chứa đựng các yếu tố bảo đảm cho hoạt động sản xuất và kinh doanh được thuận lợi, an toàn, thông suốt và ổn định. Đây là điều kiện để các doanh nghiệp thu hút nhiều nhân lực, tạo việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống cho người lao động, đặc biệt là những người lao động nông nghiệp trên địa bàn bị thu hồi đất để xây dựng KCN và những lao động khác đến từ các tỉnh lân cận.
Việc xây dựng KCN mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng gây ra thiệt hại cho không ít đối tượng. Để đáp ứng cho quá trỡnh phỏt triển bền vững phải đảm bảo lợi ích hài hoà giữa nhà nước - doanh nghiệp - dân cư đặc biệt là người dân bị thu hồi đất để xây dựng KCN; đồng thời, phải tôn trọng quyền lợi chính đáng của người dân và của doanh nghiệp cho dù đó là doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân. Mặt khác, phải đảm bảo hài hoà giữa lợi ích xó hội và lợi ớch doanh nghiệp. Vỡ lợi ớch chung, xó hội phải huy động mọi nguồn lực để huy động doanh nghiệp làm ăn có lói. Ngược lại, doanh nghiệp
làm ăn có lói phải đóng góp cho lợi ích xó hội thụng qua chớnh sỏch thuế và các quỹ phúc lợi. Hơn nữa, diện tích đất thu hồi để xây dựng ở Hải Dương chủ yếu là đất nông nghiệp. Do vậy, chính sách đền bù phải đầy đủ, công khai, minh bạch, đảm bảo cho người dân sau khi thu hồi đất có được tư liệu sản xuất mới, ổn định cuộc sống.
Một nghịch lý về lợi ích nảy sinh sau khi thu hồi đất là công ty đầu tư hạ tầng muốn thu hồi đất từ người dân với giá rẻ và “lấp đầy” KCN trong thời gian ngắn nên không quan tâm thực sự đến việc thu hút nhà đầu tư thuộc loại nào. Trong khi đó, nhà đầu tư mong muốn giá thuê công nhân rẻ, giá thuê đất hạ tầng rẻ; người nông dân có đất bị thu hồi mong muốn nhận tiền đền bù cao, làm việc trong KCN có thu nhập cao; nhà nước mong muốn thu được ngân sách cao, thu được nhiều dự án đầu tư tốt, các chỉ tiêu phát triển cao. Để giải quyết hài hoà các lợi ích đó phải hoàn thiện đồng bộ các chính sách theo nguyên tắc các bên cùng có lợi như chính sách đền bù thu hồi đất, chính sách về thu hút đầu tư, chính sách giải quyết việc làm…
Phát triển KCN phải gắn liền với việc phát triển đô thị, trung tâm thương mại du lịch, dịch vụ, trung tâm đào tạo, khu vui chơi, giải trí. Phát triển KCN phải tạo điều kiện để phát triển làng nghề thu hút các CCN, cỏc làng nghề trở thành vệ tinh của mỡnh. Thực hiện kết nối giữa cỏc KCN với các CCN làng nghề thông qua kết nối hạ tầng KCN với hạ tầng các tuyến giao thông từ tỉnh đến xó, thụn. Cỏc KCN là nơi tiếp nhận các dịch vụ gia công sản phẩm, lao động từ CCN và làng nghề, chuyển giao, hỗ trợ CCN và làng nghề về công nghệ, kích thích tạo sản phẩm mới, tiếp nhận các doanh nghiệp phát triển từ các CCN, làng nghể để mở rộng sản xuất, nâng cao thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm. Điều đó góp phần phát huy được thế mạnh của địa phương đồng thời đảm bảo cho các làng nghề tồn tại và phát triển bền vững.