Tác động tiêu cực trong hoạt động của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương và nguyên nhân

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Khu công nghiệp với sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh hải dương pptx (Trang 65 - 72)

I. Vốn đầu tư USD 01 94.436.325 225.946.358 237.988

b. Bên nước ngoà

2.2.2. Tác động tiêu cực trong hoạt động của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương và nguyên nhân

bàn tỉnh Hải Dương và nguyên nhân

2.2.2.1. Tác động tiêu cực

Thời gian vừa qua, để thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư vào các KCN, ngoài các ưu đói của Chớnh phủ, UBND tỉnh Hải Dương đó cú rất nhiều chớnh sỏch ưu đói đầu tư như: Ưu đói về giỏ thuế và miễn giảm tiền thuế đất (Miễn tiền thuê đất trong 10 năm và giảm 50% tiền thuê đất trong thời gian 5 năm). Ưu đói về thuế thu nhập doanh nghiệp bằng cỏch hỗ trợ từ ngõn sỏch tỉnh 100% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 2 năm đầu và 50% cho năm tiếp theo. Ưu đói về vốn đầu tư, lói suất về vốn, phớ cung cấp cỏc dịch vụ ngõn hàng và cỏc tổ chức tín dụng như giảm 10% lói suất khi vay tại cỏc ngõn hàng thương mại quốc doanh trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Ưu đói về thụng tin quảng cỏo và khuyến khớch vận động đầu tư vào KCN. Thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một đầu mối. Thẩm định và chấp nhận dự án giấy phép đầu tư không quá 5 ngày.

Mặc dù chính sách ưu đói đúng đắn, nhưng do nóng vội trong việc lấp đầy diện tích các KCN nên đó dẫn đến tỡnh trạng chạy đua xây dựng KCN theo phong trào, các địa phương không khai thác hết được những lợi thế của mỡnh dẫn đến lóng phớ nguồn lực. Hơn nữa, do nôn nóng trong việc xây dựng nhanh các KCN nên chưa chú trọng trong chọn lọc các dự án đầu tư, chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp trong nước. Về lâu dài, điều này sẽ ảnh hưởng đến chính sách phát huy nội lực và sự phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh.

Mặt khác, do chủ quan trong chọn lọc các dự án đầu tư nên chất lượng các dự án đầu tư thấp, chưa thu hút được các dự án có công nghệ hiện đại. Vỡ thế, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường là rất cao. Các KCN theo đuổi mục tiêu lợi nhuận nên điều đáng quan tâm của họ không phải là môi trường mà là càng cho thuê đất nhanh càng tốt, bất chấp công nghệ tiến bộ hay lạc hậu. Bên cạnh đó, tỷ lệ vốn đầu tư vào KCN so với tổng vốn đầu tư cũn thấp, dự ỏn đầu tư ngoài KCN chiếm tỷ trọng cao. Tỷ lệ giữa vốn đầu tư và vốn đăng ký thấp, có những dự án đăng ký nhiều năm nhưng không được triển khai xây dựng.

- Người lao động trong các KCN cũn phải đối mặt với tỡnh trạng cuộc sống thiếu

ổn định

Do thiếu đồng bộ, không khoa học trong quy hoạch xây dựng KCN nên tỡnh trạng thiếu nhà ở, trường học, chợ, trung tâm giải trí, cơ sở y tế... cho người lao động cũn phổ

biến tại các KCN. Riêng về nhà ở cho công nhân trong các KCN, theo dự báo đến năm 2020, gần 378.000 công nhân ở KCN trên địa bàn tỉnh Hải Dương có nhu cầu nhà ở với tổng diện tích hơn 4,5 triệu m2. Mặc dù lao động nhập cư đến làm việc tại 10 KCN và 33 cụm CN trên địa bàn tỉnh Hải Dương đang tăng nhanh về số lượng nhưng tiến độ xây dựng nhà ở cho công nhân ở các KCN này vẫn rất chậm và chưa được quan tâm đúng mức. Mặc dù các KCN của tỉnh đều có quy hoạch phần đất để xây dựng nhà ở cho công nhân của từng KCN nhưng do cơ chế quản lý, phương thức huy động nguồn vốn, cơ chế chính sách ưu đói đối với việc xây dựng nhà ở cho công nhân chưa cụ thể nên đến nay các dự án chưa phát huy hiệu quả.Cụ thể là Dự án “Đầu tư xây dựng khu dân cư Đại An”, tại phường Tứ Minh (thành phố Hải Dương) mặc dù đó xõy dựng xong cỏch đây hai năm nhưng đến nay vẫn chưa có người đến ở. Lý giải về điều này, các công nhân ở đây cho biết: Giá “ký túc xá” KCN cao hơn so với giá bên ngoài trong khi mức lương của công nhân chỉ khoảng 1,2 triệu đồng/tháng.

Hơn nữa, sự tập trung quá mức của các KCN dẫn tới tỡnh trạng quỏ tải, mất an ninh trật tự, an toàn xó hội, tai nạn giao thông gia tăng, các dịch vụ phục vụ cho sự phát triển của con người bị thiếu hụt nghiêm trọng. Mặc dù thu nhập của người lao động đó được cải thiện nhưng người lao động trong các KCN trên địa bàn tỉnh phải làm việc trong điều kiện rất vất vả, tăng ca, tăng giờ làm diễn ra rất phổ biến.

Trong các doanh nghiệp ở KCN lại có rất ít tổ chức công đoàn để bảo vệ quyền lợi của người lao động dẫn đến tỡnh trạng vi phạm Luật lao động, sa thải công nhân tuỳ tiện, nợ lương kéo dài, đối xử thô bạo với công nhân diễn ra ngày càng nhiều. Tất cả những vấn đề trên có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả KT- XH và nảy sinh nhiều vấn đề xó hội bức xỳc cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần của người lao động.

- Môi trường sinh thái cũn nhiều vấn đề phải quan tâm

Hải Dương là tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế cao, có nhiều KCN và cụm CN tập trung. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái là vấn đề hết sức nan giải. Hiện nay các KCN trên địa bàn tỉnh hầu như đều không có hệ thống nước thải theo đúng quy định mặc dù UBND tỉnh đó cú Quyết định số 1002/QĐ - UBND nêu rừ: Phải hoàn thành

toàn bộ cỏc hệ thống xử lý mụi trường trong năm 2008. Hiệu quả xử lý phải được cơ quan chuyên môn đánh giá và cơ quan quản lý xác nhận đảm bảo tiêu chuẩn cho phép. Ô nhiễm môi trường xảy ra tại các KCN ngày càng có xu hướng gia tăng bởi vỡ doanh nghiệp khụng mặn mà với việc đảm bảo môi trường mà chỉ quan tâm đến lợi nhuận. Thậm chí, doanh nghiệp cũn cú thỏi độ bất hợp tác với chính quyền trong việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về môi trường tại KCN.

Theo kết quả quan trắc phân tích nước thải từ các KCN cho thấy hầu hết các chỉ tiêu đều vượt chuẩn cho phép nhiều chỉ tiêu gấp hàng chục lần. Nước thải xả trực tiếp ra môi trường đó gõy ra ụ nhiễm cả một vựng rộng lớn ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân. Nếu để cho các doanh nghiệp sản xuất thỡ gây bức xúc trong dân, nhân dân khiếu kiện ngày càng nhiều. Ngược lại, nếu đóng cửa các doanh nghiệp thỡ người lao động mất việc làm. Đây là bài toán khó giải quyết bởi không phải doanh nghiệp nào trong tỉnh cũng có đủ năng lực để đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải.

Điển hỡnh như KCN Phú Thái tại thị trấn Phú Thái, huyện Kim Thành với 13 doanh nghiệp lớn nhỏ. Những hộ dân sống tại đây đang phải đối diện với nguy cơ bệnh tật, có người đó chết vỡ ung thư, có người đó bỏ nhà ra đi vỡ khụng thể chịu đựng thêm. Có khoảng 2.500 người dân sống đang chịu ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường từ các nhà máy trong khu công nghiệp Phú Thái. Khoảng 3,5 ha đất nông nghiệp xung quanh các nhà máy không thể cấy trồng gỡ trong vũng 6 năm. Nước thải chảy xuống sông không những ảnh hưởng đến nông nghiệp, mà cách đó không bao xa là điểm lấy nước của Nhà máy nước sạch Phú Thái, cấp cho 7.000 người dân thị trấn và một phần dân cư của xó Kim Anh, Phỳc Thành.

Theo số liệu của Phũng Cảnh sỏt mụi trường - Công an tỉnh (PC36), thời gian gần đây đó điều tra phát hiện gần 600 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, làm rừ hơn 380 tổ chức và cá nhân, chuyển cơ quan điều tra khởi tố 8 vụ, 13 bị can, phối hợp với các cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính tổng số tiền trên 1 tỉ đồng.

- Việc làm, đời sống và thu nhập của người có đất bị thu hồi cho phát triển các

Các KCN trên địa bàn tỉnh chưa phải hoạt động theo nguyên tắc tiết kiệm đất nông nghiệp, đặc biệt là đất nông nghiệp đó được thuỷ lợi hoá. Việc lựa chọn địa điểm xây dựng KCN chưa được tiến hành một cách khoa học, chưa tính toán toàn diện các điều kiện về địa chất, thuỷ văn, điều kiện về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xó hội nờn đó sử dụng nhiều diện tích đất trồng lúa, đất có ưu thế với sản xuất nông nghiệp. Nhiều KCN, cụm CN bám các mặt đường quốc lộ, vi phạm các chỉ giới an toàn giao thông. Kết quả là đường cao tốc trở thành những con phố dài với nguy cơ tai nạn giao thông cao. Các KCN trên địa bàn tỉnh lẽ ra phải được xây dựng trước hết dọc theo quốc lộ 18 phía huyện Chí Linh nhưng thực tế lại chọn vùng đất dọc quốc lộ 5, vùng ven thành phố Hải Dương dẫn đến một diện tích lớn đất trồng lúa thuộc loại “nhất đẳng điền” bị mất đi. Hơn nữa, điều này cũn gõy phức tạp về mặt xó hội như giải quyết việc làm cho số đông nông dân bị mất đất, vấn đề an toàn giao thông trên quốc lộ 5.

Việc thu hồi đất cả đất ruộng lẫn đất ở của nông dân tất yếu dẫn đến việc chuyển đổi nhà ở và việc làm của họ. Công tác đền bù để giải phóng mặt bằng cũn diễn ra chậm chạp và khụng thoả đáng, không công bằng dẫn đến những phản ứng mạnh mẽ của người dân mất đất, có rất nhiều trường hợp buộc các cấp chính quyền phải dùng biện pháp cưỡng chế. Tuy UBND tỉnh đó thực hiện nhiều phương án như: đền bù bằng tiền mặt, chính sách ràng buộc các KCN sử dụng đất nông nghiệp phải tuyển dụng nông dân vào làm việc trong các nhà máy, chính sách hỗ trợ tiền học nghề… nhưng cũn quỏ nhiều bất cập. Giỏ tiền đền bù nói chung là thấp khó có thể đủ để người dân có thể tái tạo cho mỡnh một cụng việc mới.

Hơn nữa, người dân cũng không biết sử dụng đồng tiền một cách hiệu quả họ nên nhanh chóng rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Nhiều gia đỡnh khụng đầu tư vào sản xuất, học nghề mà chỉ lo xây dựng nhà cửa, mua sắm. Trước mắt đời sống của họ được cải thiện nhưng về lâu dài sẽ vô cùng bấp bênh. Việc tuyển dụng nông dân mất đất vào các KCN cũng gặp trở ngại lớn là trỡnh độ tuổi tác của người lao động không đáp ứng được nhu cầu của sản xuất công nghiệp. Mặt khỏc, do cỏc doanh nghiệp trong KCN cú trỡnh độ công nghệ thấp nên ít có khả năng trả lương cao vỡ vậy đời sống của người lao động cũng không được đảm bảo.

Đối với chính sách hỗ trợ học nghề, mặc dù đó cú sự thay đổi bằng việc chuyển tiền cho các cơ sở dạy nghề để đào tạo miễn phí cho người lao động nhưng các cơ sở đào tạo nghề vừa thiếu về quy mô vừa yếu về năng lực đào tạo nên không thu hút được học sinh học nghề. Bên cạnh đó số tiền hỗ trợ thường không đủ để nông dân có thể học được một nghề thành thạo để có thể kiếm được việc làm phù hợp. Quỹ đất nông nghiệp của vùng ven đô bị cắt giảm hết sức nhanh chóng, dành phần cho phát triển công nghiệp và khu đô thị mới. Tổng diện tích đất nông nghiệp của thành phố từ hơn 1,8 nghỡn hộc-ta (năm 2000) giảm xuống cũn gần 680 ha (năm 2007) và dự kiến sẽ chỉ cũn khoảng 200 ha (năm 2010). Phần diện tích đất nông nghiệp cũn lại hết sức manh mỳn, nằm xen giữa cỏc KCN, dõn cư, hệ thống tưới tiêu bị ách tắc, ô nhiễm, gây cản trở sản xuất và sản xuất tập trung.

Người dân bị thu hồi đất bước đầu chuyển sang làm các nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và lao động tại các KCN. Tuy nhiên, vấn đề giải quyết việc làm cho người dân mất đất vùng ven đô đến nay vẫn là vấn đề “nóng”, một bài toán nan giải đối với Thành phố Hải Dương. Tổng số lao động nông nghiệp của 7 phường, xó cú diện tớch đất ven đô bị thu hồi tính đến đầu năm 2007 là gần 13 nghỡn người.

2.2.2.2. Nguyên nhân của những tác động tiêu cực trên

Những tác động tiêu cực trên trong thực tiễn hoạt động của các KCN ở tỉnh Hải Dương chịu tác động bởi nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan. Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu.

- Nguyên nhân khách quan

Trỡnh độ phát triển kinh tế - xó hội của tỉnh cũn thấp, phần lớn người dân sản xuất nông nghiệp nên trỡnh độ chuyên mụn kỹ thuật cũn hạn chế. Bờn cạnh đó, Hải Dương cũn đang trong giai đoạn chuyển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, từ nền kinh tế hiện vật sang nền kinh tế thị trường. Mức tăng trưởng kinh tế của tỉnh khá nhanh, song chất lượng tăng trưởng chưa cao. Hơn nữa, cơ cấu ngành, cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp chuyển dịch chậm và chưa gắn với thị trường. Sản xuất công nghiệp có tốc độ phát triển nhanh nhưng chưa thu hút được nhiều ngành có công nghệ cao. Trỡnh độ phát triển giữa các vùng trung tõm và cỏc vựng nụng thụn, vựng xa, giữa cỏc thành phần kinh tế cũn chưa đồng đều.

Cơ sở kết cấu hạ tầng của tỉnh tuy có phát triển so với giai đoạn trước song cũn thấp so với nhu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH. Khả năng khai thác, sử dụng tiềm năng như cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn, đất đai, lao động, trí tuệ cũn chưa thật hiệu quả làm hạn chế tăng trưởng và chất lượng phát triển. Bên cạnh đó, sự phỏt triển kinh tế của tỉnh cũn chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh cũng như sự biến động kinh tế, chính trị trong khu vực và quốc tế.

- Nguyên nhân chủ quan

+ Chiến lược phát triển KCN chưa được các cấp chính quyền địa phương xây dựng một cách cụ thể, công tác quy hoạch KCN cũn đơn giản, thiếu tính định hướng trong phát triển các ngành và sản phẩm mũi nhọn.

+ Việc phát triển KCN trong thời gian qua ở Hải Dương cũn mang nặng tính tự phát, phân bố các KCN chưa hợp lý, thành lập quỏ nhiều KCN ở những vựng đất đai màu mỡ, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp dẫn đến không khai thác được lợi thế riêng có của từng địa phương, làm mất đi một phần lớn diện tích đất nông nghiệp. Hơn nữa, công tác quy hoạch và tổ chức thực hiện chưa thống nhất với nhau càng làm cho tính tự phát trong việc ra đời của các KCN bộc lộ rừ.

+ Mục tiêu cơ bản của các cấp chính quyền, của Ban quản lý dự ỏn cỏc KCN trong thời gian qua là là tỡm mọi biện phỏp để thu hút đầu tư, sớm lấp đầy diện tích các KCN. Các công ty phỏt triển hạ tầng KCN cũng tỡm mọi cỏch thu hồi vốn nhanh và thu được lợi nhuận cao. Từ đó dẫn đến mất cân đối trong cơ cấu đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực trong KCN. Mặt khác, các công ty phát triển hạ tầng KCN đặc biệt là doanh nghiệp trong nước năng lực về vốn cũn rất yếu và cũn thiếu kinh nghiệm trong việc vận động thu hút đầu tư nhất là đối với các dự án đầu tư có vốn nước ngoài.

+ Môi trường đầu tư chưa thực sự thuận lợi, chính sách phát triển KCN chậm đổi mới, thủ tục cấp phép và thủ tục pháp lý cũn rườm rà, phiền hà, chi phí đầu tư cũn cao, làm giảm lợi nhuận thu được của các nhà đầu tư vào KCN.

+ Hệ thống đào tạo nghề của Hải Dương cũn nhiều hạn chế chưa hoạt động theo phương thức đào tạo những gỡ xó hội cần nờn chất lượng lao động chưa cao, người lao động chưa có đủ năng lực cần thiết để thực hiện yêu cầu của công việc. Lao động của Hải Dương cũn thiếu tỏc phong công nghiệp, chậm thích nghi với môi trường công nghiệp, kỷ luật lỏng

lẻo do thiếu thị trường lao động. Như vậy, nhu cầu lao động thỡ lớn nhưng khả năng đáp ứng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Khu công nghiệp với sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh hải dương pptx (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)