Đổi mới về hình thức tuyên truyền

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chương trình Dân tộc và Miền núi trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam doc (Trang 76 - 77)

- Tiếng động

3.2.3.2. Đổi mới về hình thức tuyên truyền

-Về mặt hình ảnh: phải sinh động, chân thực và chuẩn xác, tạo sức thuyết phục cao. Hình ảnh là yếu tố quan trọng của tác phẩm báo chí truyền hình. Hình ảnh Chương trình Tạp chí Dân tộc và Phát triển cần bớt chung chung, phải có địa điểm cụ thể, chân thực, gần gũi với thực tế cuộc sống của đồng bào. Cần thêm nhiều cảnh quay then chốt, nâng tầm tác phẩm, có sức lôi cuốn hấp dẫn khán giả.

- Về tư duy trong thể hiện tác phẩm, phóng viên phải trân trọng lối tư duy của bà con dân tộc. Dân tộc nào cũng cần tiếp nhận thông tin ngắn gọn và sâu sắc. Càng giản dị bà con càng dễ hiểu, dễ nhớ. Chẳng hạn như chương trình khoa giáo hướng dẫn bà con cách trồng cây nên đổi cụm từ “hàng cách hàng 40 cm” thành “cách hai gang tay”. Khi nói về độ dài ngắn của con đường không nên dùng đơn vị đo lường km mà nên nói đi mất một buổi, một ngày… Phóng viên diễn đạt được lối tư duy của đồng bào, hiệu quả tuyên truyền sẽ cao hơn.

- Lời bình phải bám sát hình ảnh. Lời bình và hình ảnh là hai yếu tố luôn đi với nhau tạo nên tính chỉnh thể của một tác phẩm báo chí. Lời bình cần gần gũi với ngôn ngữ đời

thường của bà con. Tránh dùng những từ hoa mỹ, những thuật ngữ khoa học, chuyên ngành khó hiểu. tránh kiểu câu rườm rà, nhiều tầng nấc, nhiều mệnh đề phụ. Hạn chế kiểu câu bị động. Tránh đưa quá nhiều số liệu theo kiểu báo cáo tổng kết. Câu trong lời bình phải ngắn gọn, súc tích và giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ.

- Để chương trình thật sự lôi cuốn hấp dẫn bạn xem truyền hình nói chung và đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng, trong từng tác phẩm cụ thể, nên sử dụng tiếng động hiện trường, âm thanh và khoảng lặng có chủ đích… Cảnh quay, tiếng động hiện trường là những âm thanh của cuộc sống được chọn lựa, ghi lại một cách tự nhiên và khách quan, sẽ hỗ trợ và tạo được không khí, bối cảnh không gian mà người quay phim muốn chuyển tải tới công chúng khán giả.

- Khoảng lặng trong một tác phẩm truyền hình giống như dấu chấm câu, cách xuống dòng, là điểm nhấn âm thanh cần thiết khi lời bình nhường hẳn chỗ cho hình ảnh tự nói. Lúc này giá trị thông tin của hình ảnh đó mang lại là cao nhất, và không một lời bình nào có thể so sánh được. Biết tạo ra khoảng lặng trong truyền hình là biết nâng tầm nghệ thuật. Lạm dụng khoảng lặng là phản nghệ thuật, là điều rất nên tránh trong tác phẩm truyền hình.

Nếu một tác phẩm biết kết hợp tốt giữa hình ảnh, lời bình, tiếng động hiện trường và khoảng lặng hợp lý, thì chắc hẳn tác phẩm đó sẽ có sự sâu lắng và suy ngẫm đối với khán giả sau khi xem. Điều đó có giá trị cao trong mỗi tác phẩm.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chương trình Dân tộc và Miền núi trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam doc (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)