- Tiếng động
3.2.2.5. Tăng cường và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viê nở các địa phương
nhân lực cho truyền hình tiếng dân tộc. Hầu hết các thiết bị kỹ thuật như laptop, phần mềm dựng cho phóng viên, trang web tác nghiệp, các cải tiến trong quy trình sản xuất đều do phóng viên tự trang bị, thực hiện. Nhân lực hiện nay của truyền hình tiếng dân tộc cũng cần được bổ sung. Theo nhà báo Đỗ Quốc Khánh - Phó trưởng Ban truyền hình tiếng dân tộc, thì truyền hình dân tộc đòi hỏi thêm nhân lực, nhất là phóng viên nam, có trình độ, có sức khoẻ để nâng cao hơn nữa hiệu quả tác nghiệp.
Cần mở các lớp tập huấn, kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ báo chí, nâng cao kỹ năng cho phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên. Nên tổ chức thường xuyên vào những khung thời gian hợp lý để không ảnh hưởng đến công việc vốn đã quá dày đặc, nhiều áp lực của phóng viên. Phương pháp tổ chức là tự đào tạo hoặc phối hợp với trung tâm đào tạo và các trường nghiệp vụ báo chí.
Các lớp tập huấn này nhằm bồi dưỡng củng cố kiến thức, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn; cập nhật những phương pháp, cách thể hiện mới độc đáo trong ngành truyền hình bằng cách trao đổi nghiệp vụ sản xuất chương trình. Trong khoá học có tổ chức các cuộc hội thảo về truyền hình tiếng dân tộc, có các đợt thực tập thực tế nhằm áp dụng những điều đã học để rút kinh nghiệm, bổ sung kiến thức kịp thời. Đây là dịp để những người sản xuất chương trình truyền hình tiếng dân tộc trao đổi với nhau về cách thực hiện chương trình sao cho phù hợp với cách suy nghĩ, phong tục tập quán văn hoá, sinh hoạt của đồng bào tầng dân tộc thiểu số, là dịp để giao lưu, học hỏi thêm về kinh nghiệm.
3.2.2.5. Tăng cường và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên ở các địa phương phương
Cộng tác viên là rất quan trọng với bất kỳ tờ báo nào. Riêng đối với truyền hình tiếng Dân tộc của Đài THVN, cộng tác viên có quan hệ rất đặc biệt. Qua khảo sát, từ tháng 05-2008 đến tháng 05-2009, Ban đã phát sóng 52. Trong đó, Ban trực tiếp sản xuất 30 chương trình, số còn lại do các đài khu vực và đài địa phương thực hiện. Như vậy, cộng tác viên của Ban có hai dạng chủ yếu là: phóng viên đài khu vực và phóng viên đài
địa phương. Cùng với phóng viên của Ban, đội ngũ cộng tác viên đã góp phần làm cho chương trình thêm phong phú, chuyển tải được những thông tin hay, mới từ thôn bản của nhiều dân tộc thiểu số và miền núi khác nhau trên phạm vi cả nước.
Cộng tác viên là phóng viên đài khu vực tại các địa phương, là đội ngũ các nhà báo chuyên nghiệp. Do vậy, việc phát hiện vấn đề và sản xuất chương trình là khá thành thạo đáp ứng được yêu cầu của ban. Với đội ngũ phóng viên đài khu vực, Ban phối hợp tốt, nhịp nhàng sẽ rất hiệu quả. Những chương trình đặc biệt, Ban cần phối hợp với phóng viên đài khu vực cả về nội dung và kỹ thuật để cùng tác nghiệp sẽ tạo ra những chương trình hay. Điều này phù hợp với xu hướng mang phong cách tác nghiệp hiện đại.
Ban cũng cần mở rộng mối quan hệ với địa phương và đội ngũ cộng tác viên cơ sở (phóng viên đài địa phương).Trong quá trình sản xuất chương trình, có thể trao đổi trực tiếp qua điện thoại với cộng tác viên về những chi tiết chưa rõ hoặc có thể trao đổi về hình ảnh, bố cục, lời bình…sao cho phù hợp với yêu cầu của Ban. Làm được việc này, vừa thể hiện sự gần gũi, trân trọng và quan trọng hơn là các chương trình cộng tác sản xuất vơid đài địa phương sẽ đạt chất lượng tốt hơn, phù hợp hơn trong từng thời điểm tuyên truyền.