- Phần 3: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
2.2.1. tài phản ánh
Đề tài tạo cảm hứng vô tận của hoạt động sáng tạo báo chí trước cuộc sống. Đó là những vấn đề, những sự kiện mới xẩy ra, những xung đột, những cái mới vừa phát sinh… Chỉ khi biết xác định và khoanh vùng phạm vi đề tài phản ánh, tác phẩm báo chí mới đạt được các chức năng thông tin tuyên truyền được giao. Đó là định hướng, điều chỉnh hành vi và nhận thức, làm tốt chức năng giáo dục, thẩm mỹ… Đề tài là phạm vi đời sống hiện thực được phản ánh vào tác phẩm.
Đề tài của báo chí truyền hình không nằm ngoài phạm vi phản ánh hiện thực, nhưng nó có cách thể hiện riêng mang tính đặc thù của loại hình báo chí này. Đề tài về dân tộc miền núi được phản ánh thường xuyên, ngoài những thông tin về đường lối, chính sách liên quan đến miền núi là những vấn đề được phát hiện, khai thác ở các địa phương.
Qua khảo sát, từ tháng 05-2008 đến tháng 05-2009, Chương trình Tạp chí Dân tộc và Phát triển đã phát sóng 52 chương trình với nhiều chủ đề khác nhau. Tỷ lệ phân chia chương trình phát sóng do VTV5 sản xuất với các Trung tâm truyền hình khu vực là 60 - 40% trong một năm. Nghĩa là trong số 52 chương trình sản xuất được phát song, có 30 chương trình là do phóng viên của Ban truyền hình tiếng dân tộc trực tiếp thực hiện, 22 chương trình còn lại do đài khu vực và địa phương sản xuất.
Thống kê số liệu chương trình đã khảo sát cho thấy, các đề tài chủ yếu Chương trình Tạp chí Dân tộc và Phát triển đề cập là: chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội. Trong đó, chính trị là 27%, kinh tế 33%, văn hóa - xã hội 29% còn lại là các đề tài khác. Đây là tỷ lệ phù hợp với đối tượng xem truyền hình là đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Những thông tin về sự kiện chính trị, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước được đội ngũ phóng viên biên tập viên của chương trình xử lý đề tài, phản ánh một cách mềm hóa, uyển chuyển. Điều đó giúp người xem bớt nặng nề, nhàm chán và khô cứng.
Vấn đề này được thể hiện trong chuyên mục: "Từ chính sách đến cuộc sống". Chương trình về mảng đề tài này đề cập đến những chính sách lớn, có ý nghĩa và tác động lớn đối với đồng bào miền núi, tiếp đó đi sâu từng vấn đề cụ thể sát với thực tế người dân khu vực thuộc diện 61 huyện nghèo nhất cả nước. Chuyên mục có thời lượng gần 15 phút với một hoặc vài phóng sự kết nối với nhau theo một chủ đề.
Những phóng sự (PS) đã thực hiện như: "Cuộc sống của người dân vùng đệm" phát sóng chương trình ngày 22-5-2008; "Giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc", phát sóng chương trình ngày 03-8-2008; "Đổi thay ở Kon Tom", phát sóng chương trình ngày 29-5-2008; "Hỗ trợ 5 dân tộc ít người", phát sóng chương trình ngày 21-6-2009; "khó khăn trong phổ biến pháp luật ở vùng cao" phát sóng chương trình ngày 22-7-2008; "Làm gì để có mùa bão lũ an toàn" phát sóng chương trình ngày 8-11-2008; "Giải pháp cho 61 huyện nghèo nhất nước" chương trình phát sóng ngày 09-20-2008; "Di dân tự do thực trạng và giải pháp" chương trình phát sóng ngày 01-11-2008; "Ổn định dân cư tại các vùng thiên tai" chương trình phát sóng ngày 11-12-2008; "Củng cố hệ thống chính trị ở Tây Nguyên", chương trình phát sóng ngày 13-01-2009; "Quyết định 74 với công tác xóa đói giảm nghèo", chương trình phát sóng ngày 3-3-2009.
Song song với các đề tài phát triển KT-XH, đề tài về cơ sở hạ tầng cũng được khai thác, phản ánh kịp thời. Đó là những PS "Đẩy mạnh giảm nghèo từ chương trình 135 giai đoạn II", phát sóng ngày 12-06-2008; "Hiệu quả và bất cập từ các công trình dân sinh miền núi", phát sóng ngày 30-9-2008; "Phát triển giao thông miền núi, những khó khăn từ thực tế", phát sóng ngày 22-04-2009; "Tuyên Quang phát triển kinh tế bền vững", phát sóng ngày 02-05-2009; "4 năm thực hiện chương trình 134 của Chính phủ" phát sóng ngày 25-05-2009 …
Đề tài văn hóa cũng được chú ý sản xuất phát sóng. Qua khảo sát cho thấy, mảng văn hóa xã hội của Chương trình Tạp chí Dân tộc và Phát triển chiếm 29%. So với một kết quả khảo sát năm 2005, thì hiện nay mảng này đã tăng lên 6%. Tỷ lệ này chứng tỏ, lĩnh vực văn hóa - xã hội được Chương trình Tạp chí phản ánh nhiều hơn. Lĩnh vực có sức cuốn hút được đồng bào quan tâm, yêu thích. Có hơn 60% ý kiến nhận xét chương trình: hay. Nội dung về đề tài này được thể hiện rõ trong chuyên mục: Giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa. Đó là các PS: "Bà con Khmer Sóc Trăng vui đón tết Chôl Chnam
thmây" phát sóng ngày 01-05-2008; "Tây Nguyên nỗ lực giữ gìn hồn chiêng" phát sóng ngày 12-06-2008; "Bảo tồn nhà ở - nghề thủ công truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số" phát sóng ngày 14-03-2009; "Kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc" phát sóng ngày 19-04-2009. Nhân ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, chương trình đã đi sâu phân tích những giá trị truyền thống của 54 dân tộc anh em, cùng sự cần thiết phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập.
Biểu đồ 2.1: Ý kiến nhận xét của công chúng về đề tài phản ánh của Chương trình năm 2005 và năm 2009 (phụ lục 1). 60 23 17 2005 Rất phù hợp Bình thường Không phù hợp 69 30 1 2009 Rất phù hợp Bình thường Không phù hợp
Qua khảo sát, có tới 69% ý kiến của công chúng là đồng bào dân tộc thiểu số cho rằng: đề tài trong chương trình phù hợp với mong muốn và nguyện vọng của họ. 30% đề tài phản ánh trong chương trình là bình thường và chỉ có duy nhất 1% là không phù hợp. So với cuộc khảo sát nghiên cứu trước đó vào năm 2005 [1], thì phần phù hợp về fomat - kết cấu, cũng như sự chú ý điều chỉnh, lựa chọn đề tài đã tăng lên 9%. Điều này cho thấy hiện nay, chương trình phát sóng đã có thêm đề tài mới, hấp dẫn thể hiện được tính chiến đấu, tính phát hiện. Nét mới này có sức tác động lớn của chương trình đối với bà con miền núi, được đồng nghiệp và lãnh đạo đài đánh ghi nhận.
Tuy nhiên, điều dễ nhận ra trong các chương trình phát sóng của Tạp chí Dân tộc và Phát triển là sự phân bố đề tài giữa các vùng chưa đồng đều. Trong 52 chương trình đã phát sóng, chỉ có 22 chương trình của các trung tâm truyền hình Việt Nam thường trú ở các khu vực và đài địa phương. Mặt khác, việc phân chia tỷ lệ cứng hóa
chương trình kế hoạch phát sóng cũng có ảnh hưởng, hạn chế đối với những nội dung cấp bách, nóng hổi diễn ra ở mỗi địa phương, mỗi vùng. Điều này dẫn đến sự khập khiễng thiếu linh hoạt nhạy bén trong nội dung thông tin tuyên truyền các khu vực dân tộc miền núi trong cả nước.
Đề cập tới vấn đề này nhà báo Đỗ Quốc Khánh – Phó trưởng Ban truyền hình Tiếng dân tộc cho rằng:
Đây là điều thiếu sót của Chương trình Tạp chí Dân tộc và Phát triển. Chúng tôi đã kiến nghị với lãnh đạo đài về vấn đề này nhằm tăng tỷ lệ chương trình phát sóng của các đài khu vực địa phương. Nhưng hiện nay vẫn còn nhiều vướng mắc trong cơ chế, nhân lực của các đài khu vực với Đài THVN. Ngoài chương trình này, các đài khu vực còn có chức năng sản xuất hàng ngày các chương trình phục vụ đồng bào tại vùng ấy.
Hiện nay, chúng tôi khắc phục bằng cách thường xuyên liên lạc với các đài khu vực, các đài địa phương kiểm tra những sự kiện nóng, cấp thiết xảy ra ở các vùng để kịp thời đặt hàng ngay và thay đổi ngay lịch phát sóng. Chúng tôi cũng cử các phóng viên đi xa hơn, vào tận các tỉnh miền Trung để sản xuất các chương trình. Điều quan trọng nhất là phải nâng cao chất lượng nội dung và hình thức để giữ vững vị thế của chương trình chính luận về vùng dân tộc, miền núi của cả nước; là tiếng nói của đại gia đình các dân tộc Việt Nam (phụ lục 3).
Ngoài ra, vấn đề về y tế, giáo dục cũng còn đề cập, tuyên truyền ở mức độ rất khiêm tốn, trong khi kết quả đạt được ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là đáng ghi nhận. Bởi đến nay, 100% thôn bản có điểm trường, 100% xã có trường tiểu học, 100% huyện có trường phổ thông trung học. Hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú phát triển không ngừng. Các trường đại học và dự bị đại học đã mọc lên nhiều. Hiện có 4 trường dự bị đại học, 6 khoa dự bị đại học thuộc các trường đại học. Số lượng sinh viên cử tuyển vào các trường đại học dự bị ngày càng tăng. Cơ sở vật chất trang thiết bị y tế ngày càng được tăng cường đầu tư, 98% số xã có trạm y tế, 100% huyện miền núi có bệnh viện đa khoa, 94% thôn bản có nhân viên y tế hoạt động, 47% số xã có bác sĩ, 100%
xã có nhà văn hóa hoặc bưu điện xã. Phong trào xây dựng khu, cụm văn hóa được phát triển mạnh.
Ngoại trừ những hạn chế đã nêu, sau hơn 10 năm phát sóng, Chương trình Tạp chí Dân tộc và Phát triển là thiết thực, được ghi nhận với nhiều ý kiến đóng góp bảo đảm được chất lượng của các vấn đề, nội dung có tính thời sự, nóng hổi, cấp thiết ở mỗi vùng, miền, của các địa phương. Hiện nay, chương trình đã và đang nhận được niềm tin yêu của bà con đồng bào cùng sự đánh giá cao của những người làm công tác dân tộc miền núi.