VỀ HÌNH THỨC THỂ HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 1 Thể loại, tác phẩm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chương trình Dân tộc và Miền núi trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam doc (Trang 46 - 53)

- Phần 3: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa

2.3.VỀ HÌNH THỨC THỂ HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 1 Thể loại, tác phẩm

Ngay từ tên gọi "Chương trình Tạp chí Dân tộc và Phát triển", chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy thể loại tác phẩm được thể hiện trong chương trình này là thể loại Tạp chí.

Hiện nay, có nhiều sách đưa ra khái niệm tạp chí nhưng chưa thống nhất được định nghĩa về thể loại tạp chí. Tác giả cũng chỉ nêu ra một vài quan niệm thường sử dụng. Đó là:

Tạp chí là báo xuất bản có định kỳ trong đó có nhiều mục khác nhau.

Tạp chí là xuất bản phẩm định kỳ có 1 kết cấu chủ đề ổn định, đăng tải thông tin về một lĩnh vực trong đời sống xã hội.

Tạp chí truyền hình là chương trình phát sóng có định kỳ của truyền hình, chuyển tải những chủ đề thuộc cùng một lĩnh vực tri thức nào đó.

Theo nhà báo Đỗ Quốc Khánh – Phó trưởng Ban truyền hình tiếng dân tộc:

Tất cả các dạng chương trình phát sóng định kỳ hàng tuần trên VTV1 từ đầu 2007 đều lấy tên là Tạp chí như Tạp chí Phụ nữ, Tạp chí Khoa học xã hội nhân văn… Đây là yêu cầu của lãnh đạo kênh. Bởi vì thực hiện các chương trình theo thể loại Tạp chí sẽ chuyển tải nhiều nội dung khác nhau trong cùng một chương trình. Điều này giúp cho những người sản xuất chương trình hoàn toàn chủ động trong việc xây dựng kết cấu, chủ đề của một chương trình phát sóng. Nếu xét kỹ, Chương trình Dân tộc và Phát triển hoàn toàn đáp ứng 4 tính chất đặc trưng của thể loại Tạp chí. Đó là tính định kỳ, tính chuyên ngành, tính đặc thù nhóm khán giả và tập hợp thông tin đa chiều về một nhóm chủ đề. Thực tế khi thực hiện, đội ngũ phóng viên, biên tập viên không gặp khó khăn gì, ngược lại được tự do sáng tạo để chương trình có sức tác động mạnh với công chúng khán giả (phụ lục 2).

Về hình thức phản ánh, qua khảo sát chương trình cho thấy, so với nghiên cứu cách đây 5 năm [1], phần phong phú đã tăng lên 16%, phần nhàm chán,đơn điệu đã giảm từ 31% xuống còn 4%. Như vậy, chúng ta cũng có thể thấy đó là tín hiệu vui. Chương trình đang dần khẳng định được vị thế của mình và quan trọng hơn là chiếm được cảm

tình số đông đối tượng công chúng là đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Biểu đồ 2.2: Ý kiến nhận xét của công chúng về hình thức phản ánh của chương trình năm 2005 và năm 2009.

34 35 31 2005 Phong phú Bình thường Đơn điệu 50 46 4 2009 Phong phú Bình thường Đơn điệu 2.3.2. Hình ảnh

Đối với thể loại báo chí truyền hình, hình ảnh là ngôn ngữ đặc trưng nhất. Đây cũng là phương tiện chuyển tải thông tin mạnh mẽ đến với công chúng khán giả. So với ngôn ngữ đặc trưng của các loại hình báo chí khác, ngôn ngữ hình ảnh tạo ra hiệu quả nhận thức, tâm lý và hành vi trực tiếp nhất, nhanh nhất. Đó là nguyên nhân diễn ra sự phát triển vũ bão của loại hình báo chí truyền hình so với các loại hình báo chí khác.

“Việc sử dụng đa dạng các khuôn hình, cỡ cảnh trong các cảnh quay giống như sử dụng biện pháp tu từ trong ngôn ngữ, nó làm cho hình ảnh trở nên sống động, uyển chuyển, mượt mà, thông tin nhẹ nhàng đi vào lòng người xem và để lại ấn tượng sâu sắc” [15, tr. 307].

Một tác phẩm báo chí truyền hình thành công hay không hình ảnh chiếm vai trò rất lớn. Muốn có hình ảnh tốt yêu cầu cơ bản đầu tiên là: khuôn hình, bố cục, góc máy, ánh sáng và màu sắc phải chuẩn. Tiếp đến là: cảnh quay then chốt. Cảnh quay then chốt là chi tiết tiêu biểu không thể thiếu của tác phẩm báo chí truyền hình. Một tác phẩm có sức lôi cuốn, hấp dẫn khán giả hay không, phóng viên, quay phim phải tìm ra cho được 2 - 4 cảnh then chốt.

Và muốn làm được điều đó, “người phóng viên phải luôn rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, đánh giá, thẩm định mọi sự việc, hiện tượng xảy ra trong đời sống xã hội,

tích luỹ kinh nghiệm sống, kinh nghiệm nghề nghiệp, năm vững kỹ thuật và nghệ thuật dựng hình” [15, tr.310].

Qua khảo sát, hầu như chương trình nào cũng biết khai thác cảnh quay then chốt. Người quay phim đã chọn được những cảnh quay chân thực, mới lạ và sống động đầy ấn tượng chỉ có ở vùng dân tộc miền núi. Nhìn chung trong tất cả các chương trình, yếu tố thẩm mỹ của cảnh quay đã đạt yêu cầu. Nhiều chương trình có chất lượng hình ảnh tốt.

Bảng 2.3: Ý kiến khán giả nhận xét về chất lượng hình ảnh và âm thanh của Chương trình Tạp chí Dân tộc và Phát triển (phụ lục 1)

Hình ảnh Âm thanh

Rõ nét 79% Tốt 72%

Bình thường 19% Bình thường 24%

Kém 2% Kém 4%

Hình ảnh trong Chương trình Tạp chí Dân tộc và Phát triển được ghi hình, khai thác sinh động, sát với thực tế. Ví dụ Chương trình: "Giải quyết đất ở đất ở đất sản xuất

cho đồng bào dân tộc thiểu số" phát sóng ngày 03-08-2008. Chương trình nêu mặt tích

cực của chương trình 134 với đồng bào dân tộc, đồng thời cũng nêu một số mặt tồn tại cần giải quyết trong năm 2008. Cảnh quay những căn nhà mới được dựng lên và niềm hạnh phúc vui sướng hiện trên nét mặt của các hộ nghèo ở Hà Giang là hình ảnh đẹp. Đây là chương trình có tính nhân văn, khẳng định sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, chính quyền của địa phương, cũng như mong muốn thiết thực của đồng bào.

Về khó khăn trong vấn đề giao đất sản xuất cho bà con, chương trình đã quay được cảnh đồng bào Hà Giang không còn đất tra ngô phải lên vùng núi cao, đào đất ven hốc núi, vốc đất chen lẫn đá để tra ngô.

Chương trình: "Tài nguyên nước ở vùng cao" phát sóng ngày 22-05-2008, có đoạn:

tất cả những gì có thể để hứng nước. Các em học sinh thì lấy bát ăn cơm của mình ra hứng nước. Một dãy dài người lớn, trẻ em ướt sũng dưới mưa hứng nước. Hạt mưa rơi xuống bát, xô, chậu…tạo nên những âm thanh thật lạ tai với đầy đủ âm vực, như tấu một khúc nhạc buồn thương (Phụ lục 4).

Ngôn ngữ hình ảnh tác động mạnh và trực tiếp, cụ thể, sinh động đến nhận thức của công chúng, đặc biệt là đồng bào dân tộc. Ngôn ngữ hình ảnh trong các chương trình về đề tài dân tộc miền núi thể hiện khá thành công qua việc khai thác tâm lý, tập quán truyền thống, những vấn đề hiện tại liên quan tới cuộc sống của bà con. Xét một cách tổng thể, chúng ta ghi nhận ngôn ngữ hình ảnh của chương trình đang được nâng cao hơn hẳn so với trước đây.

Qua khảo sát thực tế, với 500 phiếu thăm dò ở một số địa phương như: Hà Giang, Điện Biên, Cần Thơ và Gia Lai cho thấy kết quả: 79% công chúng cho rằng chất lượng hình ảnh của chương trình rõ nét; 19% bình thường và chỉ có 1% kém chất lượng.

Như vậy, so với ngày đầu ra đời và đặc biệt là 5 năm gần đây, chương trình đã có sự thay đổi khá nhiều không chỉ về nội dung, mà còn cả về chất lượng ngôn ngữ hình ảnh. Vì thế, chương trình ngày càng khẳng định được vị thế của mình và chiếm được tình cảm yêu mến của đại đa số công chúng là đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tuy nhiên, cũng theo đánh giá từ kết quả khảo sát, chương trình còn bộc lộ một số hạn chế như: nhiều chương trình đặt vấn đề thực hiện ở vùng núi, nhưng hình ảnh về vấn đề liên quan lại quá ít, thiếu thực tế, dẫn đến kết quả thuyết phục bạn xem truyền hình chưa cao. Chương trình: "Bà con Khmer Sóc Trăng vui đón Tết Chul Chnam Thmây" phát sóng ngày 01-05-2008, phản ánh sự thay đổi cuộc sống của bà con Khmer sau 3 năm thụ hưởng chương trình 134 của chính phủ. Bà con phấn khởi đón một năm mới đang về với bao sự thay đổi. Nếu hình ảnh của chương trình này có cảnh then chốt chẳng hạn như cảnh làm bánh, cảnh tập múa thì hiệu quả sẽ hay hơn. Phóng viên đã thâm nhập thực tế nhưng chưa nhấn được những hình ảnh đặc trưng của một cuộc sống mới. Quanh đi quẩn lại vẫn chỉ thấy những hình ảnh bình thường hay gặp trong cuộc sống. Đó là cảnh bà con đang sửa soạn cho nhà chùa ăn Tết, làm nhà 134, sản xuất hoa màu, cảnh phum sóc, nhà cửa khang trang đẹp đẽ

2.3.3. Lời bình

Lời bình trong tác phẩm báo chí truyền hình giúp bổ sung, cung cấp thêm thông tin cho hình ảnh để khán giả tiếp nhận đầy đủ, trọn vẹn thông điệp của những người thực hiện. Lời bình phải hỗ trợ hình ảnh, nhấn mạnh, cung cấp bối cảnh, thu hút sự chú ý tới các chi tiết hay báo sự thay đổi hướng hành động. Với chương trình Tạp chí Dân tộc và Phát triển, đối tượng chính là đồng bào dân tộc thiểu số trình độ nhận thức và tư duy còn thấp, khả năng nghe nói tiếng phổ thông hạn chế, vì vậy, lời bình của chương trình phải dễ nghe, dễ hiểu, ngắn gọn.

Theo nhà báo Đỗ Quốc Khánh - Phó trưởng ban truyền hình Tiếng dân tộc:

Lúc đầu mới nhận chương trình về có nhiều ý kiến của những người làm công tác dân tộc phản ánh về lời bình viết gây khó nghe khó hiểu cho đồng bào. Vì vậy, mọi người trong phòng dùng cách, mỗi khi ai viết xong thì đưa cho mấy anh chị em biên dịch là người dân tộc đọc để chỉnh sửa. Dần dần, các phóng viên biên tập viên đã làm quen được với lối hành văn giản dị này. Phương châm của phòng là câu ngắn, câu đơn và câu một nghĩa (Phụ lục 2). Ví dụ: Chương trình "Kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc" phát sóng ngày 13-04-2009, lời bình có đoạn như sau:

Cuộc sống hiện đại hôm nay đang quay theo những guồng quay hối hả. Nhưng văn hóa và vị thế của nó sẽ luôn là yếu tố quan trọng để khẳng định bản sắc của mỗi dân tộc. Vì thế, việc tổ chức các hoạt động văn hóa mang tính chất quần chúng, cộng đồng là những việc làm thiết thực. Người dân có cơ hội cùng tham gia, tìm hiểu và khám phá những nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình (phụ lụ 4).

Chương trình "Tài nguyên nước ở vùng cao" phát sóng ngày 22-05-2008 viết: “Đã hơn 60 năm qua, mỗi khi hoa đào nở rộ sau các bờ rào đá, bà Phàn Tẩn Thu lại đón chờ những cơn mưa đầu mùa đầy tin tưởng. Giọt nước cũng giống như mùa xuân. Nó trôi đi rồi lại quay về. Cao nguyên Đồng Văn nổi tiếng khô khát. Đến đầu mùa mưa là nó lại hồi sinh” (phụ lục 4).

nhiều thành phần phụ, phức tạp mà giàu hình ảnh. Cách hành văn sáng sủa này rất phù hợp với người xem.

Như vậy, nếu so sánh với một kết quả khảo sát trước đó thì lời bình của Chương trình trong năm 2008 - 2009 đã thay đổi, chất lượng được nâng cao, phục vụ tốt nhu cầu của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tuy nhiên trong nhiều chương trình, lời bình còn dài, số liệu chi chít, dày đặc, diễn đạt khô khan, giống như một bản chế biến báo cáo, khiến người xem cảm thấy nặng nề, dễ chán. Ví dụ chương trình "Đăk Nông tập trung xóa đói giảm nghèo bền vững trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số" phát sóng ngày 03-02-2009 có đoạn lời bình:

Chỉ tính riêng chương trình 135, từ năm 2006 đến 2008, Trung ương phân bổ cho tỉnh Đăk Nông gần 54 tỷ đồng, trong đó trên 34 tỷ đồng cho Dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng; gần 2 tỷ 300 triệu đồng cho Dự án Đào tạo cán bộ cơ sở và cộng đồng, gần 6 tỷ đồng cho Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất và trên 20 tỷ đồng cho các dự án và các chính sách hỗ trợ khác…

Số lượng nhà thực tế cần xây dựng làm mới là 2.531 căn, nhà sửa chữa là 2.733 căn. Đến thời điểm này, số nhà làm mới đã hoàn thành 100% kế hoạch. Trong đó có 1.762 căn là cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, 764 căn là độ đồng bào dân tộc thiểu số khác. Số nhà sửa chữa đã hoàn thành 99% so với nhu cầu. Đối với chỉ tiêu cung cấp nước sạch cho người dân ở những vùng được thụ hưởng Chương trình 134, đến nay tỉnh Dak Nông đã hoàn thành bàn giao và đưa vào sử dụng 130 công trình, đạt 97,7%, tạo điều kiện cho 10.113 hộ được sử dụng nước sạch trong sinh hoạt (phụ lục 4).

Một số chương trình lời bình còn rườm rà, câu văn trùng điệp, quá nhiều thành phần phụ, gây nặng nề, khó hiểu: Ví dụ, chương trình "Bộ đội biên phòng với công tác phòng chống buôn lậu qua biên giới" phát sóng ngày 15-12-2008 có đoạn:

Để đấu tranh và ngăn chặn có hiệu quả với hoạt động buôn lậu qua biên giới, dựa trên quy chế phối giữa lực lượng biên phòng với lực lượng Công an và Hải quan trong đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, đồn biên phòng Tân Thanh đã

phối hợp với các ngành chức năng và chính quyền địa phương triển khai nhiều giải pháp, trong đó chú trọng tới công tác vận động, tuyên truyền người dân tại khu vực biên giới (phụ lục 4).

Với 97 âm tiết trong một câu và năm thành phần phụ là mệnh đề trạng ngữ trùng điệp, thì ngay người cả đọc văn bản còn mệt muốn đứt hơi, nói chi đến hiểu nghĩa của câu. Đó là chưa kể đến việc tiếp nhận của đồng bào, với phông kiến thức còn hạn chế.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chương trình Dân tộc và Miền núi trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam doc (Trang 46 - 53)