- Tiếng động
2.3.6. Thời lượng phát sóng
Vào những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, Đài THVN đã thực hiện nhiều dự án lớn phủ sóng truyền hình vùng cao, vùng sâu, vùng lõm, biên giới hải đảo xa xôi. Đồng thời, Đài đã tăng thêm cả dung lượng và thời lượng phát sóng do các ban Chuyên đề, Khoa giáo, Thời sự….đảm nhiệm. Nhìn chung, số lượng và chất lượng đã phản ánh được những nét lớn về kinh tế, xã hội và mối quan tâm của đồng bào nhưng chưa thật sâu sắc. Bởi vậy, sau những sự kiện lớn gây ảnh hưởng đến chính trị, an ninh quốc phòng, Đài quyết tâm làm bước đột phá trong công tác thông tin tuyên truyền về vùng dân tộc miền núi. Năm 2002, kênh chuyên về dân tộc miền núi ra đời. Đầu năm 2004 kênh VTV5 chính thức hoạt động độc lập. Sau 5 năm hoạt động, kênh VTV5 đang thể hiện vai trò đi đầu và chuyên trách về công tác thông tin tuyên truyền về vấn đề dân tộc miền núi.
Bảng 2.4: Ý kiến khán giả nhận xét và mong muốn về số lần phát sóng, thời lượng phát sóng và tăng thời lượng phát sóng của chương trình (phụ lục 1)
Số lần phát sóng Thời lượng phát sóng Tăng thời lượng phát sóng
Vừa 58% Nhiều 22% Tăng 49%
Đủ 32% Trung bình 66% Giữ nguyên 46%
Thiếu 10% Ít 12% Giảm 5%
Chương trình Tạp chí Dân tộc và Phát triển là chương trình chính luận duy nhất của truyền hình quốc gia về vùng dân tộc miền núi. Ngay từ khi ra đời đến đầu năm đầu
năm 2008, thời lượng phát sóng của chương trình được tăng lên và giữ ổn định: từ 15 phút lên 30 phút. Nhờ vậy, chương trình có điều kiện chuyên sâu, làm rõ nhiều vấn đề khó, nóng hổi và tuyên truyền thấu đáo cho đồng bào. Tuy nhiên, từ đầu năm 2008 đến nay, chương trình bị cắt giảm thời lượng phát sóng từ 30 phút xuống 25 phút. Tại sao một chương trình tốt như Tạp chí Dân tộc và Phát triển được lãnh đạo đàiđánh giá cao về chất lượng lại bị giảm thời lượng phát sóng? Trong khi đó, vấn đề vùng dân tộc và miền núi vẫn phức tạp, cần được tiếp tục đầu tư toàn diện. Sức ép của việc giảm thời lượng trên cũng có lý do.
Nhà báo Đỗ Quốc Khánh - Phó Ban Truyền hình tiếng dân tộc cho biết:
Đây là chủ trương của lãnh đạo đài nhằm sắp xếp, bố trí lại thời lượng và thời gian của tất cả các chương trình từ V1 đến V4. Có nhiều chương trình sẽ ngừng phát sóng, có chương trình giảm thời lượng và có nhiều chương trình mới ra đời. Việc cắt giảm thời lượng chương trình này cũng nằm trong kế hoạch đó. Mục đích của việc này là cơ cấu lại toàn bộ chương trình phát sóng để tăng thời lượng quảng cáo cho đài. Hiện nay đài là đơn vị sự nghiệp có thu có chi, trong thời buổi lạm phát như hiện nay chi phí sản xuất của đài tăng lên nhưng tiền quảng cáo vẫn giữ nguyên. Bởi vậy, đài sẽ có một khoảng thời lượng nhất định dành cho quảng cáo để tăng thu nhằm cân đối ngân sách (phụ lục 2).
Qua kết quả khảo sát cho thấy, hiện tại có 66% ý kiến phản ánh thời lượng chương trình 25 phút như hiện nay là trung bình. 22% ý kiến cho là nhiều. Nghĩa là thời lượng chương trình mỗi tuần phát sóng hiện nay ở 25 phút là ít và chưa hợp lý. Có 47% ý kiến cho rằng chương trình nên tăng thời lượng phát sóng; 46% giữ nguyên. Và số người mong muốn được mở rộng diện phủ sóng hơn nữa ở mức độ cần và rất cần lên tới 94%. Có tới 93% ý kiến cho rằng khi xem chương trình thấy: Dễ hiểu. Điều đó chứng tỏ, chương trình Tạp chí Dân tộc và Phát triển ngày càng được đồng bào quan tâm theo dõi và có vai trò thiết thực đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Thời lượng dài hay ngắn tùy thuộc vào chất lượng và hiệu quả. Ngắn mà cuốn hút người xem, thiết thực với người xem là điều cần
vươn tới của người sản xuất chương trình.