Vấn đề phản ánh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chương trình Dân tộc và Miền núi trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam doc (Trang 38 - 46)

- Phần 3: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa

2.2.2. Vấn đề phản ánh

Vấn đề để phản ánh là một trong yếu tố quan trọng quyết định chất lượng tác phẩm. Chọn được vấn đề phản ánh để mỗi phóng viên, biên tập viên mới nhìn ra cách hướng tới nhằm phân tích, phản ánh, đánh giá. Giải quyết được vấn đề này chính là sự thành công của một tờ báo, tạp chí, hay một chương trình truyền hình.

Xác định rõ đặc thù đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, với những phong tục, tập quán riêng, có nét đẹp đạo đức thuần phác, nhưng trình độ nhận thức hạn chế, nên đội ngũ phóng viên, biên tập viên của Chương trình Tạp chí Dân tộc và Phát triển, Đài THVN luôn ý thức trong việc lựa chọn vấn đề phản ánh. Nhiều chương trình đã khai thác, phát hiện, đề cập được những nội dung thiết thực, có ý nghĩa và tác động sâu sắc đến đồng bào các dân tộc thiểu số, đến sự phát triển KT-XH của miền núi, vùng cao, đến những cán bộ, cơ quan ban ngành liên quan về vùng dân tộc miền núi. Những vấn đề đó đã được thể hiện, phân tích, lý giải giản dị, dễ hiểu, sâu sắc và ngắn gọn. Do đó, chương trình vừa trở thành một người bạn tin cậy vừa là diễn đàn giữa đồng bào, cán bộ vùng dân tộc miền núi với Đảng, Nhà nước.

Qua khảo sát, chương trình đã chọn được những vấn đề thiết thực, tác động trực tiếp đến đồng bào và sự phát triển của miền núi, vùng cao. Đồng thời, chương trình phát hiện những hạn chế, thiếu sót của các chính sách, chủ trương để kịp thời kiến nghị, điều chỉnh cho phù hợp và phát huy hiệu quả cao nhất trong thực tiễn cuộc sống. Ví dụ: ngày 30-09-2008 chương trình phát PS "Hiệu quả và bất cập từ các công trình dân sinh miền núi". Với chương trình này, phóng viên đã đề cập đến việc triển khai thực hiện các công trình dân sinh miền núi tại một số địa phương nảy sinh nhiều bất cập, làm giảm hiệu quả

mà mục tiêu các công trình đã đề ra, gây lãng phí nguồn vốn đầu tư. Đó là thực tế đáng báo động tại vùng cao một số tỉnh Nam Trung bộ. PS có đoạn:

Nhiều địa phương vùng cao các tỉnh miền Trung như xã Ea Chà Rang, huyện Sơn Hòa tỉnh Phú Yên, bà con phải mua các loại thực phẩm từ các xe bán hàng lưu động khắp làng. Riêng các loại nhu yếu phẩm thì phải về tận trung tâm huyện mới có người bán. Trong khi đó, một khu chợ được xây dựng khá khang trang ngay giữa trung tâm cụm xã thì vắng tanh không một bóng người buôn bán.

Ở xã vùng cao còn nhiều khó khăn như Ea Chà Rang, một công trình từ nguồn vốn 135 có giá trị xây dựng hàng trăm triệu đồng nhưng bỏ hoang gần 8 năm qua, hiện nay đang xuống cấp thành nơi chăn thả gia súc. Tình trạng các công trình xây dựng xong rồi bỏ hoang phí đang là vấn đề cần sớm được giải quyết để góp phần cải thiện cuộc sống cho bà con miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (phụ lục 4).

Chương trình bắt đầu dẫn dắt những bất cập từ các công trình dân sinh do Nhà nước đầu tư ở vùng cao kém hiệu quả, rồi rút ra bài học kinh nghiệm về sự thiếu đồng bộ trong qui hoạch xây dựng và hiệu quả sử dụng kém ở các công trình tại hai xã Ma Nới và xã Ea Cha Rang một lần nữa cho chúng ta thấy được hầu hết các chương trình đầu tư ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số chỉ phát huy hiệu quả khi có sự kết hợp hài hòa giữa việc quan tâm đầu tư của chính quyền địa phương với ý thức của bà con buôn làng.

PS "Khó khăn trong việc phổ biến pháp luật ở vùng cao" được phát sóng chương trình ngày 22-07-2008. Đề tài không mới, nhưng PS đã đề cập đến vấn đề quan trọng, tìm được nguyên nhân của gia tăng dân số và đói nghèo dai dẳng ở một số địa phương vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đó là nạn tảo hôn.

Để hạn chế tình trạng tảo hôn, các hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật đã được tổ chức lồng ghép tại các buổi họp thôn, bản và cũng đưa ra những mức xử lý về vi phạm hành chính như: với trường hợp vi phạm tảo hôn lần đầu thì lập biên bản và xử phạt hành chính 200.000 đồng, nếu lần thứ hai tái phạm, sẽ bị xử phạt 400.000 đồng. Thế nhưng, chính những hạn chế về

trình độ dân trí và tập quán lạc hậu vẫn còn tồn tại trong đời sống của đồng bào đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật và thực hiện chính sách pháp luật (phụ lục 4).

PS "Chương trình 135 giai đoạn 2” phát sóng ngày 12-06-2008, phóng viên đã chọn được vấn đề là tập trung khai thác những cách làm hay của mỗi địa phương ở một hợp phần của chương trình 135. PS dẫn dắt bằng sự thay đổi cuộc sống của người dân ở huyện Mù Cang Chải rồi mở rộng vấn đề là làm sao để chương trình 135 thật sự phát huy hiệu quả của nó. Đó là cần thực hiện triệt để nguyên tắc dân chủ ở cơ sở khi đầu tư bất cứ một công trình hạng mục nào, dù lớn hay nhỏ. Mọi việc đều được đưa ra lấy ý kiến của người dân trực tiếp hưởng dự án đó. Cho nên hiệu quả, tốc độ và chất lượng công trình đã đảm bảo chất lượng.

Một nội dung mới trong 135 giai đoạn 2 là giao quyền cho xã làm chủ đầu tư các công trình. Đây là vấn đề gây ra nhiều nghi ngờ về tính hiệu quả của nó vì trình độ quản lý của cán bộ nhiều xã bất cập chưa thể làm tốt vai trò đó. Các phóng viên đã chọn những mô hình thành công ở Thanh Hóa và Sơn La để chứng minh rằng nếu có phương án, tổ chức tốt và quyết tâm của xã lẫn huyện thì vẫn thành công. Mặc dù, việc triển khai và thực hiện chương trình 135 hiện còn nhiều vướng mắc cần giải quyết, nhưng chương trình phát sóng đã đưa ra những mô hình, cách làm hay rất đáng để nhiều địa phương học tập, rút kinh nghiệm.

Nhiều chương trình đã tập trung vào tính phát hiện đề tài, có tính dự báo, cảnh báo và tìm kiếm gợi mở những giải pháp trong những vấn đề được phản ánh. Đây là điểm mạnh nhờ biết chọn vấn đề của chương trình.

Trao đổi vấn đề này, nhà báo Đỗ Quốc Khánh - Phó Ban truyền hình tiếng dân tộc cho biết:

Với tiêu chí là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và đồng bào, cán bộ vùng dân tộc miền núi, chúng tôi đã hết sức cố gắng để nâng cao chất lượng từng chất lượng chương trình phát sóng. Làm sao mỗi số lên sóng buộc đồng bào, cán bộ phải chú ý đón xem chương trình và có những suy nghĩ, nhận thức mới nhằm cải thiện cuộc sống của mình. Đó cũng là điều mong mỏi của tất cả các

anh chị em phóng viên, biên tập viên làm chương trình. Chính vì thế, chúng tôi xác định phải đầu tư tìm kiếm các đề tài mới, lạ, gắn chặt với miếng cơm manh áo, cuộc sống của người dân. Có như thế, mỗi chương trình là một thông điệp mạnh mẽ đến với tất cả các khán giả xem đài, những người có trách nhiệm. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cố gắng tìm kiếm các biện pháp giải quyết khi phản ánh từng vấn đề.

So với các chương trình trước năm 2008 thì các chương trình sau này cải thiện từng bước. Và từ năm 2009 đến nay, nó đã trở thành một yêu cầu bắt buộc của phóng viên, biên tập viên khi thực hiện một vấn đề nào đó. Làm việc này không ngoài mục đích nâng cao chất lượng của chương trình. Nó còn là gợi mở cho các nhà chuyên môn và người dân cùng suy ngẫm, bàn bạc tìm cách giải quyết triệt để vấn đề (phụ lục 2).

Chương trình phát sóng ngày 12-04-2009 có PS "Cuộc sống mới cho đồng bào vùng sâu tỉnh Gia Lai". Chương trình này có nội dung hấp dẫn chứng tỏ cái nhìn sắc sảo của người thực hiện, có ý nghĩa thiết thực đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo của nước ta. Tất cả từ chọn vấn đề, phản ánh đến hình ảnh và thể hiện đều mang đậm sắc thái dân tộc. Câu chuyện kể về cuộc sống của đồng bào huyện vùng sâu Krông Pa, tỉnh Gia Lai từng bị cái nghèo đeo bám dai dẳng, nay khá lên nhờ được hưởng lợi từ các công trình 135. Với cái nhìn toàn diện trong cách phát hiện vấn đề, tác giả đã lý giải một điều cần giải quyết đó là: cùng với việc xây dựng Trung tâm cụm xã, trường học, các hạng mục công trình cơ bản phục vụ dân sinh cần phải được đầu tư bài bản. PS này có đoạn viết:

Ngoài việc mỗi xã có một trạm y tế, tại trung tâm cụm xã còn được đầu tư xây dựng Phòng khám khu vực. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trên địa bàn đến khám chữa bệnh. Nhờ vậy, hủ tục tìm thầy lang cúng mỗi khi ốm đau giờ đây không còn nữa. Thay vào đó họ đã đến trạm xá. Đặc biệt, phụ nữ ở các buôn làng đã bỏ được thói quen sinh đẻ tại nương rẫy, trẻ em được chăm sóc cẩn thận hơn. Nhờ vậy, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và các dịch bệnh truyền nhiễm khác đã giảm hẳn (phụ lục 4).

Nhà nước đối với đồng bào vùng sâu là điều kiện quan trọng mang lại đời sống ấm no cho đồng bào các dân tộc ở vùng cao tỉnh Gia lai. Qua đó không chỉ giúp cho họ có cuộc sống ổn định phát triển hơn mà còn làm thay đổi được nếp nghĩ, cách làm của bà con trong việc tổ chức cuộc sống theo đà phát triển chung của đất nước

Chương trình "Tuyên Quang phát triển kinh tế bền vững" phát sóng ngày 08-02- 2009 có nội dung thiết thực đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi mở ra cách vươn lên làm giàu cho chính gia đình họ. PS đã nêu:

Để nhân rộng và phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững, Hàm Yên đã quy hoạch vùng trồng cam tập trung, chọn giống, nâng cao trình độ kỹ thuật cho nông dân và xây dựng cơ chế chính sách phát triển cây cam một cách đồng bộ. Chính quyền đã ưu tiên giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trang trại đủ điều kiện, trên cơ sở đó thực hiện việc cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Huyện chủ trương thực hiện chặt chẽ việc liên kết "bốn nhà" để nâng cao hiệu quả kinh tế, ổn định thị trường tiêu thụ sản phẩm và chế biến sản phẩm sau thu hoạch (phụ lục 4).

Qua thâm nhập thực tế, phóng viên đã phát hiện ra vấn đề: Mặc dù nằm ở vị trí không mấy thuận lợi, tỉnh Tuyên Quang đã tự mở lối từng bước thoát khỏi tình trạng một tỉnh miền núi chậm phát triển. Việc tập trung phát triển công, nông nghiệp và du lịch dựa trên những thế mạnh đang là bước đi đúng hướng của tỉnh Tuyên Quang. Để triển khai thành công định hướng này, vấn đề quan trong hiện nay là vốn và nguồn nhân lực, sự kết hợp giữa chính quyền, doanh nghiệp, nhà khoa học với người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, những người còn thiếu kinh nghiệm sản xuất.

Nhờ có cái nhìn thấu đáo, cách phản ánh mới, lạ, chương trình đã giúp đồng bào giải quyết những vấn đề bức xúc trong cuộc sống hàng ngày một cách thiết thực. Đó là tìm lối ra trước vấn đề thiếu đói quanh năm, thiếu nhà ở, đất sản xuất, nước sạch, thiếu dụng cụ sinh hoạt, xây dựng kết cấu hạ tầng vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa…

Chương trình "Người Mã Liềng ở Quảng Bình" phát sóng ngày 12-08-2008. PS kể về cuộc vận động định canh định cư đối với đồng bào Mã Liềng ở Quảng Bình được tiến hành từ cuối những năm 1980 vẫn gặp không ít khó khăn. Đến năm 1998, khi chương trình

135 của Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi được thực hiện thì vấn đề định canh định cư của đồng bào Mã Liềng mới thực sự khởi sắc.

Yêu cầu đặt ra cho các chương trình dự án là không chỉ cung cấp lương thực cho bà con mà phải hướng dẫn bà con cách thức sản xuất, tự giác vươn lên xóa đói, giảm nghèo. Ban định canh định cư huyện Tuyên Hóa đã cử cán bộ cắm bản, cùng ăn cùng ở và hướng dẫn bà con sản xuất.Nhờ đó bà con từng bước nắm bắt được kỹ thuật canh tác, chăn nuôi. Đời sống của mỗi hộ gia đình được cải thiện và từng bước nâng cao (phụ lục 4).

Chương trình Tạp chí Dân tộc và Phát triển như người bạn tâm tình giúp đồng bào xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu bằng những gương sản xuất giỏi và mô hình làm ăn kinh tế hay.

Chương trình: "Ngày Xuân đến với những gia đình nông dân vùng cao sản xuất giỏi" phát sóng ngày 02-04-2008 giới thiệu 4 gương điển hình sản xuất giỏi, làm giàu trên quê hương của mình. Ông Lý Phù Sinh người Lào Cai chọn cây thảo quả và cây hồi làm bước đột phá. Lấy ngắn nuôi dài, ông đã chăn nuôi thêm trâu bò lợn gà. Từ những kết quả ban đầu, ông mạnh dạn cải tạo diện tích ruộng lúa nương thành ruộng lúa nước và vận động nhân dân xây dựng mương dẫn nước. Điều này đã giúp bản ông thoát khỏi nạn đói triền miên.

Làm theo ông Lý Phù Sinh, đời sống của bà con đã khá lên, có cái tích trữ hoặc mua bán ngoài chợ. Đối với Ama Ben ông chủ của rừng cao su ở phía Nam thì khác. Với nguồn thu nhập 1,5 tỷ đồng từ 85ha cao su, ông đã tạo công ăn việc làm cho gần 100 con em người dân tộc trong buôn làng. Tự học, cứ thử rồi biết, không biết thì hỏi. Đó là phương châm của ông tỷ phú này. Những gương tốt như Lý Phù Sinh, Ama Ben xuất hiện ngày càng nhiều. Phong trào nông dân thi đua làm ăn, sản xuất giỏi đã phát triển khắp cả nước, đặc biệt là vùng sâu vùng xa (phụ lục 4).

Theo kết quả khảo sát của chúng tôi, có tới 58% khán giả cho rằng chương trình "Gương sáng giữa cộng đồng" có nội dung hay và hấp dẫn đồng bào nhất; 27% ý kiến

nhận xét bình thường và 15% đánh giá là nhàm chán. Đây là một chuyên mục trong chương trình, với nội dung chủ yếu giới thiệu các gương làm ăn sản xuất kinh doanh giỏi và mô hình làm ăn kinh tế hay được số đông chấp nhận (phụ lục 1). Điều đó cho thấy, Chương trình Tạp chí Dân tộc và Phát triển đang đi đúng hướng, đáp ứng được nhu cầu của đồng bào.

Sự khác biệt của các Chương trình Tạp chí Dân tộc và Phát triển năm 2008, 2009 so với chương trình này trước đây chính là sự phản ánh thông tin đa chiều và có tính chiến đấu.

Trao đổi về vấn đề này, nhà báo Đỗ Quốc Khánh - Phó Ban truyền hình tiếng dân tộc cho biết:

Tạp chí Dân tộc và Phát triển là một kênh thông tin làm nhiệm vụ tuyên truyền chuyên về vùng dân tộc miền núi. Lâu nay, chúng ta thường quan niệm nói cho đồng bào phải là nói tốt, nói chính sách của Đảng của Chính phủ là như thế này theo kiểu cầm tay chỉ việc. Đó là câu chuyện của vài năm trước khi ấy nhận thức của đồng bào còn hạn chế nên chúng ta cần phải tuyên truyền như thế. Nhưng bây giờ khác rồi. Cuộc sống được nâng lên, kéo dân trí, nhận thức lên theo. Họ được tiếp cận với những luồng thông tin khác nhau. Trách nhiệm của chúng ta là phải nói đầy đủ mọi thông tin liên quan đến đời sống của

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chương trình Dân tộc và Miền núi trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam doc (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)