Một số điểm hạn chế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chương trình Dân tộc và Miền núi trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam doc (Trang 66 - 68)

- Tiếng động

3.1.2.Một số điểm hạn chế

Là diễn đàn của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nhưng Chương trình hiện có một số khó khăn, hạn chế sau:

- Việc chuyển tải thông tin của chương trình còn gặp nhiều khó khăn và chưa hoàn toàn phù hợp với cách tiếp nhận của đồng bào dân tộc miền núi. Bởi vì nhiều bài viết còn dài, thể hiện nội dung chương trình chưa chắt lọc. Điều này đòi hỏi phóng viên, biên tập viên cần đầu tư nhiều công sức vượt lên chính mình trong cách thể hiện. Cần lựa chọn chi tiết sao cho chuyển tải hết nội dung. Ngôn ngữ, hình ảnh, cách đặt vấn đề cũng cần dễ hiểu, gần gũi, giản dị và chuẩn xác. Gặp những từ địa phương hoặc thuật ngữ chuyên ngành, cần giải thích thật dễ hiểu cho phù hợp với đồng bào.

-Thông tin phục vụ đồng bào chủ yếu là tuyên truyền chủ trương, đường lối, động viên, khuyến khích, biểu dương nên không tránh khỏi khô cứng trong cách thể hiện. Đây không chỉ là khó khăn riêng của Chương trình này, mà còn là khó khăn chung của tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng khi tuyên truyền về đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Ban truyền hình tiếng dân tộc hiện chỉ có 12 phóng viên mà đảm nhiệm sản xuất một khối lượng chương trình khá lớn. Đó là Tạp chí Dân tộc và Phát triển (1 tuần/1 số); Sắc màu văn hóa các dân tộc - VTV2 (hiện nay nâng lên 1 tuần/ 1 số); Tạp chí Dân tộc - VTV5 (tuần hai số); Bản tin hàng ngày bằng tiếng phổ thông và các chương trình khác theo yêu cầu sau chuyến công tác. Nhưng thực chất chỉ có 9 phóng viên thay nhau đi công tác tới các vùng dân tộc miền núi. Khối lượng tuyên truyền lớn mà lực lượng mỏng cũng là một khó khăn của tuyên truyền diện rộng trong tình hình hiện nay.

- Các phóng viên của Ban đa số là tuổi trẻ chưa nhiều kinh nghiệm giao tiếp với đồng bào. Họ đều là người Kinh, ngôn ngữ và kiến thức về văn hóa các dân tộc thiểu số còn hạn chế. Vì vậy, khi tác nghiệp nhiều khi gặp khó khăn do chưa hiểu biết phong tục, tập quán của người dân tộc. Nhiều khi phóng viên còn có những câu hỏi dài, hỏi nhiều vấn đề trong một câu, khiến họ khó hiểu và khó trả lời. Khi viết bài, lời bình của tác phẩm chưa bám sát vào khả năng tiếp nhận thông tin của đại đa số đồng bào. Vì vậy bồi dưỡng, nâng cao trình độ phóng viên là việc làm thường xuyên, liên tục.

số đài địa phương viết về dân tộc miền núi gửi về Ban chưa có nhiều sự đột phá, chất lượng yếu. Hạn chế lớn nhất của các đài khu vực và địa phương là khả năng chuyên sâu phát hiện và triển khai đề tài. Ngôn ngữ hình ảnh và lời bình có khi không ăn nhập với chủ đề. Ban đã mở rộng mạng lưới cộng tác viên, đồng thời tiến hành các dự án hỗ trợ thiết bị kỹ thuật sản xuất chương trình tiếng dân tộc cho đài khu vực và những đài địa phương có phát sóng chương trình tiếng dân tộc để từng bước khắc phục khó khăn này.

Tuy còn có những hạn chế nhất định, nhưng nhìn chung Chương trình Tạp chí Dân tộc và Phát triển từ khi ra đời đến nay được đồng bào đón nhận bởi sự nghiêm túc trong định hướng thông tin, hữu ích đối với đồng bào, thực sự trở thành chỗ dựa tin cậy trong đời sống tinh thần của đồng bào.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chương trình Dân tộc và Miền núi trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam doc (Trang 66 - 68)