- Tiếng động
3.1.1. Những đóng góp nổi bật
Qua nghiên cứu, khảo sát, Chương trình Tạp chí Dân tộc và Phát triển có một số đóng góp sau đây:
Một là: Chương trình đã chuyển tải những nét cơ bản các chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước đến những vùng khó khăn nhất, xa xôi nhất thuộc các xã miền núi và vùng dân tộc thiểu số.
Nhiều chương trình đã đưa được chính sách vào cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi một cách thiết thực và hiệu quả. Chẳng hạn như chương trình Tạp chí Dân tộc và Phát triển phát sóng ngày 03-03-2009 có bài phản ánh "Quyết định 74 với công tác xóa đói giảm nghèo". Chương trình sau khi lên sóng đã có tác dụng nhanh chóng tới đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Xem truyền hình, đồng bào tiếp nhận được thông tin quan trọng sau:
Theo nguyên tắc căn cứ vào quỹ đất và khả năng ngân sách của địa phương, UBND các tỉnh, thành phố sẽ giao đất trực tiếp cho hộ gia đình dân tộc nghèo trị giá 10 triệu đồng đối với hộ chưa có đất ở. Riêng đất sản xuất, tùy vào điều kiện của từng địa phương, tối thiểu người dân sẽ được nhận 2 công rưỡi đất ruộng nước 1 vụ. Còn đối với những hộ không có nhu cầu đất để canh tác mà muốn chuyển sang làm phi nông nghiệp và cả những hộ cần đất sản xuất nhưng địa phương không còn quỹ đất để cấp, thông qua các cơ sở dạy nghề cả 2 trường hợp này sẽ được hỗ trợ tối đa 3 triệu đồng/hộ và vay vốn tín chấp tối đa không quá 10 triệu đồng trong vòng 3 năm với lãi suất 0% để mua nông cụ, máy móc làm dịch vụ hoặc dùng vốn để làm thêm các ngành nghề
khác (phụ lục 4).
Hai là: Chương trình góp phần hướng dẫn, khuyến khích đồng bào áp dụng kinh
nghiệm làm ăn trong việc xóa đói giảm nghèo. Đây là một mục quan trọng trong chương trình được đồng bào thích xem và khen ngợi. Thông qua mục này, đồng bào động viên nhau chăm chỉ làm ăn và cùng nhau trao đổi, học hỏi kinh nghiệm.
Ví dụ: PS "Mỗi đảng viên giúp một hộ nghèo" trong chương trình phát sóng ngày 09-08-2008.
Câu chuyện kể về anh Vi Văn Thành, bí thư huyện uỷ Kỳ Sơn, Nghệ An giúp ông Lò Pún My và bà Cù Thị Xinh, dân tộc Khơ Mú ở bản Xốp Thảng của huyện thay đổi tập quán canh tác, vươn lên làm giàu:
Qua chủ trương mỗi đảng viên giúp một hộ nghèo, Kỳ Sơn đã xây dựng được nhiều mô hình phát triển kinh tế. Từ đó biến thành phong trào quần chúng làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo trên toàn huyện. Với chủ trương này, kết hợp với Chương trình 135, đã có gần 5.000 hộ gia đình dân tộc thiểu số ở huyện Kỳ Sơn thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm bình quân 10% hàng năm.
Sau thành công của huyện Kỳ Sơn, Đảng bộ Tỉnh Nghệ An đã phát động phong trào mỗi sở, ban, ngành, ban, phòng cấp tỉnh nhận giúp đỡ một đơn vị ở các huyện miền núi. Giờ đây mô hình mỗi đảng viên giúp một hộ nghèo ở Kỳ Sơn đã lan tỏa trên phạm vi toàn tỉnh (phụ lục 4).
Chương trình phát ngày 30-12-2008, có PS "Điển hình tiên tiến ở vùng đồng bào dân tộc".
Đó là câu chuyện của anh Lý Phù Sinh ở bản Lâm Sinh xã Liêm Phú huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai giàu lên từ trồng thảo quả. Chuyện thoát nghèo của anh thành một trong những báo cáo điển hình tai Hội nghị xóa đói giảm nghèo của tỉnh.
Là người đi tiên phong trong bản về áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, anh Lý Phù Sinh đã đưa giống ngô lai VN -23 trồng trên ruộng của bản Lâm Sinh, mở đầu cho phong trào trồng ngô lai của bản. Khai hoang ruộng nước thay thế lúa nương cũng là khâu đột phá mà anh Sinh đã làm được.
Hiện gia đình có tới 1,2ha ruộng nước. Với kiến thức được học anh mạnh dạn huy động người dân làm 3km mương dẫn nước kiên cố và kết quả của công việc này là 11ha ruộng của bản Lâm Sinh đã trồng được 2 vụ lúa ăn chắc. Đến giờ, tổng thu nhập của gia đình anh đã lên tới 225 triệu/năm (phụ lục 4).
Những tác phẩm dạng phản ánh này không thể hướng dẫn cặn kẽ, tỉ mỉ kỹ thuật sản xuất như tài liệu khuyến nông, khuyến lâm. Bằng người thật, cách làm thật của nhiều loại mô hình sản xuất, chương tình đã góp phần khích lệ, động viên đồng bào tích cựa sản xuất. Xem xong chương trình, chắc hẳn họ sẽ tự nhủ: tại sao người ta làm được mà mình không làm được? Nhờ thông tin này, nhiều gia đình đã tự trả lời câu hỏi thoát nghèo và biết cách làm giàu.
Ba là: Chương trình đã góp phần thắt chặt tình đoàn kết dân tộc, cùng có niềm
tự hào dân tộc, truyền bá tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rõ vấn đề này trong thư gửi tới Đại hội các dân tộc thiểu miền Nam họp tại Pleiku (Gia Lai):
Hôm nay đồng bào sum họp một nhà thật vui vẻ.
Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Lai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau.
Chúng ta phải thường xuyên yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu cầu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta.
Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt. Chúng ta quyết góp chung lực lượng để giữ vững quyền tự do, độc lập của chúng ta[49].
Chương trình phát sóng ngày 30-12-2008 có PS: "Đón những người con vượt biên trái phép trở về quê hương”:
Ngày 19-2, nhóm đầu tiên gồm 15 người trong số những người dân tộc thiểu số Tây Nguyên vượt biên trái phép sang Campuchia đã trở về quê hương
trong sự đón nhận thân tình của chính quyền, dân làng và gia đình.
Qua sự thuyết phục, giáo dục và khuyên răn của già làng, những người lầm lỗi đã trở về buôn làng cũ, được chính quyền cấp đất, chia vườn, tạo điều kiện cho họ yên tâm làm ăn sinh sống mà không hề có bất kỳ phân biệt đối xử nào. Điều đó, đã làm cho họ nhận ra lỗi lầm và luôn tự nhủ phải vươn lên sống sao cho xứng đáng với những gì bà con và chính quyền đã tin tưởng (Phụ lục 4).
Để loại dần những hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc tồn tại từ ngàn đời bằng sự thuyết phục và tình yêu thương, giúp đỡ của người nữ già làng hiểu biết rộng, chương trình có PS "Điển hình tiên tiến ở vùng dân tộc" phát sóng ngày 06-12-2008.
Chuyện kể về già làng Ksor H’BLăm cứu một cháu bé khỏi lưỡi hái tử thần. Theo tập tục cũ của người Jơrai ở xã biên giới Ia Mơr, tỉnh Gia Lai thì 2 đứa bé sinh đôi phải có một đứa bị gia đình bỏ rơi ngoài rừng hoặc bỏ đói đến chết. Nhưng đã có một nữ già làng không làm thế. Bà bảo vệ cuộc sống cho những đứa bé sinh đôi, và cho cả nhiều người sau này. Đó là Nữ Già làng đầu tiên ở Krông, xã Ia Mơr, huyện Chư prông, tỉnh Gia Lai.
Năm 2000, chị Rơ Chăm Thân người dân tộc Jơrai ở xã biên giới IaMơr đẻ sinh đôi. Niềm vui, hạnh phúc của vợ chồng trước 2 gương mặt trẻ thơ vừa chào đời được nhân lên bao nhiêu thì nỗi lo sợ càng đến bấy nhiêu bởi sức ép của dòng tộc, của tập tục phải để một đứa chết, nhằm tránh tai họa cho buôn làng và gia đình. Đó là hủ tục có từ ngàn đời nay ở vùng đất sát biên giới CamPuChia. Song, bằng tình thương và sự hiểu biết của mình, già làng Ksor H’BLăm đã thuyết phục gia đình và giải thích những điều mình biết cho dân làng để giữ lại cả 2 đứa trẻ. Chị Rơ Chăm Thân - Mẹ của 2 cháu cho biết: Khi sinh đôi tôi sợ lắm và đã bỏ đói 1 đứa rồi, nhờ có già làng B’Lăm động viên, giúp đỡ nên đã cứu được cả 2 đứa. Bây giờ chúng ngoan học giỏi. Tôi mừng lắm. Dân làng cũng đã bỏ hủ tục đó rồi (phụ lục 4).
Bốn là: Chương trình đã góp phần định hướng và hướng dẫn dư luận. Nhờ xem
những gì không được làm.
Bằng những hình ảnh chân thực và rõ nét về cảnh tàn phá rừng, gây ô nhiễm môi trường, hậu họa, thiên tai đồng bào tự thấy cần phải bảo vệ rừng, điều đó đồng nghĩa với việc trực tiếp bảo vệ gia đình, bản làng và những người thân yêu của họ.
Từ thảm họa về trận lũ quét xảy ra tháng 09 năm 2005 chương trình đã rút ta được bài học tuyên truyền. Sau 1 đêm, nhiều xã của huyện Văn Chấn, Trạm Tấu và thị xã Nghĩa Lộ tỉnh Yên Bái chỉ còn là những bãi đá tan hoang đất đá tới 35.500m3. Đã có 61 người chết cùng 240 ngôi nhà bị sập hoàn toàn. Hậu quả của trận lũ này đến nay vẫn còn tồn tại mà chưa khắc phục được. Hiện nay, trước mỗi mùa lũ chính quyền và đồng bào các dân tộc nói chung và miền núi nói riêng đã có những biện pháp tích cực nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và của do xô lũ gây ra. Điều này đã được thể hiện rõ trong chương trình phát sóng ngày 14-08-2008 qua PS: "Làm gì để có một mùa lũ an toàn"
Cùng với hệ thống cảnh báo lũ quét, tỉnh Yên Bái còn lắp đặt tới tận nhà dân những thiết bị đo mưa đơn giản. Nhờ đó, họ có thể tự đo lượng mưa trực tiếp từ 7h tốt hôm trước tới 7h sáng hôm sau. Sau đó ghi chép đầy đủ vào 1 cuốn sổ rồi báo cáo về xã, huyện và cả các thôn về lượng mưa trong 1 thời gian nhất định để biết và chủ động phòng tránh. Việc đưa thiết bị này vào sử dụng đã nhắc nhở, nâng cao ý thức cảnh giác của người dân với bão lũ. Đồng thời, nghiêm cấm người dân không ra suối khi trời mưa to, không ngủ lại trên nương vào mùa mưa (phụ lục 4).
Chương trình phát sóng ngày 11-02-2009, có PS "Tuyên truyền pháp luật ở vùng cao" đề cập đến việc tuyên truyền phổ biến pháp luật tới đồng bào dân tộc thông qua những phiên chợ lớn. Với vùng cao, phiên chợ là ngày hội, là dịp để đồng bào các dân tộc thiểu số gặp gỡ, trao đổi và giao lưu văn hóa. Tại đây đồng bào không chỉ dành thời gian mua bán. Họ còn chăm chú theo dõi các chiến sĩ công an hướng dẫn hệ thống biển báo, các quy định của luật an toàn giao thông. Đây là cách làm khá mới mẻ trong công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật ở vùng cao hiện nay và mang lại hiệu quả thiết thực.
ở Hà Giang thực hiện. Bằng cách làm này, kết hợp với việc tăng cường công tác tuần tra kiểm soát nên tình hình trật tự an toàn giao thông ở Hà Giang có chuyển những biến mới.
Năm là: Chương trình còn thường xuyên giới thiệu truyền thống văn hóa các
dân tộc thiểu số đều đặn hàng tuần qua mục: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa.
Mỗi năm, có tới hàng nghìn lễ hội, hàng trăm sự kiện văn hóa lớn nhỏ diễn ra trên phạm vi cả nước. Các dân tộc anh em có dịp thể hiện những nét văn hóa truyền thống đặc sắc nhất của dân tộc mình. Những hoạt động này có thể được tổ chức ở các địa phương, các vùng miền với quy mô và cấp độ khác nhau, hoặc cũng có thể chỉ đơn thuần diễn ra trong phạm vi làng bản hay một cộng đồng dân cư nhỏ. Tuy nhiên, tất cả đều hướng tới một mục đích là gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.
PS "Kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc" phát sóng trong chương trình ngày 13-04-2009 cho thấy:
Trang phục truyền thống là yếu tố bên ngoài dễ nhận biết nhất để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Không những thế, nó còn chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa đặc sắc của cả một cộng đồng. Ngoài giá trị sử dụng, giá trị thẩm mỹ, nó còn được xem như là thông điệp giải mã về quá trình phát triển của mỗi dân tộc, phản ánh trình độ phát triển KT-XH, thể hiện tập quán, nếp sống và văn hóa của các dân tộc, PS nêu:
Người Mường rất ưa thích trang trí trên trang phục, đặc biệt là ở cạp váy. Cạp váy Mường bó sát thân người với mảng hoa văn trang trí chỉ có duy nhất ở ngang ngực. Trang phục phụ nữ Mông lại rực rỡ, tinh xảo. Chỉ với bốn màu chủ đạo xanh, đỏ, trắng, vàng của chỉ tơ tằm mà họa tiết của trang phục đã tỏa ra muôn sắc màu. Khác với phụ nữ Mông, Mường lấy chiếc váy làm chủ đạo, phụ nữ Dao lấy chiếc áo dài làm chủ đạo. Áo dài của người Dao may kiểu xẻ ngực, không có khuy, không có cúc, gấu áo dài chấm đầu gối. Hoa văn thêu vẽ thường màu đỏ, vàng, trắng trên nền chàm đậm hoặc đen. Còn với phụ nữ Tây Nguyên, họ ăn mặc gọn gàng, ưa sử dụng màu đen và các gam màu nóng tạo dáng khỏe, áo váy cũng rực rỡ nhiều màu (phụ lục 4).
Không chỉ ở những bộ trang phục truyền thống, văn hóa các dân tộc còn được thể hiện đa dạng thông qua kiến trúc nhà ở. Đồng bào Tây Nguyên rất yêu quý những ngôi
nhà rông, nhà dài. Nhà rông cao vút, hiên ngang, hình dáng oai phong như những lưỡi rìu chém ngược lên trời xanh. Nhà dài thì dài hun hút mà thăm thẳm hồn người, hồn núi.
Kiến trúc nhà hình thành từ hồn cốt, tập quán sinh hoạt của từng dân tộc. Những tập quán sinh hoạt dần dần trở thành nét đặc trưng, thành phong tục truyền thống.
Cuộc sống hiện đại đang quay những guồng quay hối hả. Văn hóa và vị thế của nó là yếu tố quan trọng để khẳng định bản sắc của mỗi dân tộc. Tuyên truyền các hoạt động văn hóa mang tính chất quần chúng, cộng đồng là việc làm thiết thực để đồng bào có cơ hội tham gia, tìm hiểu và giữ gìn những nét đẹp văn hóa độc đáo của tổ tiên.
Sáu là: Chương trình góp phần củng cố niềm tin tưởng, kính yêu của đồng bào
dân tộc thiểu số với Đảng và Bác Hồ.
Nhân dịp kỷ niệm lớn, những ngày lễ, tết chương trình đều đưa tin, bài, PS về Bác, về Đảng và về Đất nước. Nhiều hình ảnh các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước thăm hỏi đồng bào dân tộc đều được giới thiệu. Những điều Bác Hồ nói, những nghị quyết của Đảng về miền núi, về dân tộc đều được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó có Chương trình Tạp chí Dân tộc và Phát triển.
So với nhiều chương trình khác của Đài THVN, Chương trình Tạp chí Dân tộc và Phát triển khiêm tốn và giản dị. Sau hơn 10 năm phát sóng, chương trình có vị thế nhất định trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số, thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng. Chương trình Tạp chí Dân tộc và Phát triển cũng là tiếng nói của đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Nhờ xác định rõ đối tượng phục vụ nên Chương trình Tạp chí Dân tộc và Phát triển có hình thức, nội dung phù hợp với yêu cầu, trình độ của cán bộ, đồng bào các dân tộc thiểu số.
Về hiệu quả tuyên truyền vấn đề Dân tộc và Miền núi, Bộ trưởng - chủ nhiệm Ủy