Tăng cường sự lãnh đạo của Đài Truyền hình Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chương trình Dân tộc và Miền núi trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam doc (Trang 70 - 71)

- Tiếng động

3.2.2.1.Tăng cường sự lãnh đạo của Đài Truyền hình Việt Nam

Thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miên núi ở Đài THVN từ lâu đã được coi trọng và góp phần tích cực vào tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước tới đồng bào, cổ vũ các phong trào sản xuất, phát triển kinh tế, ổn định đời sống, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Đài THVN xác định Ban truyền hình tiếng dân tộc là bộ phận quan trọng đi đầu và chuyên trách thực hiện nhiệm vụ này. Thông tin trên hệ thống Đài THVN và các chương trình thuộc Ban truyền hình tiếng dân tộc trong đó có Chương trình Tạp chí Dân tộc và Phát triển đã có tác dụng lớn đối với đồng bào trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội. Đồng thời, thông tin của Đài THVN cũng đã góp phần cùng với Đảng, Nhà nước thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của đồng bào trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.

Nguyên Tổng giám đốc Đài THVN Hồ Anh Dũng đã đề cập tới vấn đề này trong bài viết: "Sự nghiệp phát triển truyền hình ở vùng dân tộc thiểu số".

Bên cạnh việc chăm lo đời sống vật chất cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là đồng bào ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, Đảng Nhà nước luôn chú trọng đến sự nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, trong đó đặc biệt ưu tiên đến việc đầu tư cho sự nghiệp phát triển truyền hình ở vùng dân tộc thiểu số, nhằm thực hiện sự bình đẳng về nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam [36].

Ban truyền hình tiếng dân tộc là đơn vị trực thuộc Đài THVN, đã thực hiện đầy đủ và nghiêm túc định hướng, chỉ đạo thông tin từ lãnh đạo Đài về lĩnh vực tuyên truyền dân tộc và miền núi. Đây là nhiệm vụ bắt buộc đối với Ban để thực hiện tuyến thông tin đặc thù này đạt hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Ban đã tham mưu để có định hướng đúng, có kế hoạch tuyên truyền phù hợp từng giai đoạn, từng chương trình. Ban đã sử dụng tối đa lực lượng cộng tác viên, đặc biệt là phóng viên các trung tâm truyền hình khu vực và các đài địa phương, phối hợp thực hiện nhiệm vụ.

Ban cần nắm vững yêu cầu chỉ đạo từ Ủy ban Dân tộc cơ quan tham mưu cho Chính phủ về những chính sách dân tộc. Theo đó, việc kết hợp định hướng thông tin chung của Đài THVN với yêu cầu của Ủy ban Dân tộc sẽ giúp cho Ban có những định hướng thông tin đúng, trúng, đáp ứng yêu cầu tiếp nhận thông tin của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Ban thường xuyên tổ chức các chuyến đi công tác tại các vùng đồng bào, nhất là những vùng trọng điểm như Tây Bắc, Tây nguyên và Tây Nam Bộ. Mỗi chuyến đi cần xây dựng đề cương công tác, phối hợp với đàiđịa phương, Ban dân tộc tỉnh nhằm thực hiện công việc đó một cách hiệu quả.

Việc thực hiện công tác ở vùng đồng bào, nhất là những vùng trọng điểm như Tây Bắc, giúp phóng viên có những PS, bài phản ánh sinh động, mang đậm hơi thở cuộc sống; đồng thời giúp phóng viên tăng thêm hiểu biết về văn hóa, tập quán ở mỗi vùng miền, mỗi dân tộc.

Trong công tác chỉ đạo thông tin, Ban cần cân đối thông tin giữa các vùng miền, tránh hiện tượng những vùng thuận lợi khai thác thông tin hơn thì có nhiều bài, PS…trong khi đó những vùng miền khác lại không có hoặc ít tuyên truyền, phản ánh. Việc cân đối thông tin giữa các dân tộc cần được tính đến, tránh gây hiểu lầm về sự ưu ái thiên vị không có lợi cho đại đoàn kết dân tộc.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chương trình Dân tộc và Miền núi trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam doc (Trang 70 - 71)