Nhân vật Giáng Hương trong Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên

Một phần của tài liệu Truyền kỳ mạn lục (Trang 76 - 88)

11. Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên

3.5. Nhân vật Giáng Hương trong Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên

Giáng Hương là một số tiên nữ sống nơi bồng lai tiên cảnh. Với nhân gian thì được thành tiên và sống ở cõi tiên là khát vọng của muôn đời. Cõi tiên, đây là nơi cực lạc. Văn học nhất là văn học dân gian đã từng xây dựng lên một thế giới thật đẹp đẽ, thật sung sướng để nhằm giáo dục con người hướng thiện. Hình ảnh về cõi tiên bao giờ cũng huyền diệu và kì ảo. Con người vẫn có thể được lên cõi tiên nếu lúc sống ở trần gian biết tu nhân tích đức, gạt bỏ lòng tham. Ngay trong Truyền kỳ mạn lục đã có một thiên truyện rất hấp dẫn Phạm Tử Hư lên chơi thiên tào. Người học trò tài năng,

đức độ, kính lễ ấy dù chỉ “lên chơi thiên tào” từ buổi đêm tới gần sáng, ít nhiều biết được nơi tiên cảnh mà cũng đã lấy làm thoả nguyện. ấy vậy mà nàng tiên nữ Giáng Hương sao lại xuống trần thế và còn mong ước có cái hạnh phúc bình dị nơi trần thế?

Đọc câu chuyện, chúng ta bị cuốn hút bởi trí tò mò về việc Từ Thức đã lấy vợ tiên ra sao và kết cục cuộc tình duyên ấy thế nào. Nhân vật Giáng Hương chỉ như một tác nhân tạo cho Từ Thức một cuộc lên tiên cảnh để rồi câu chuyện dẫn dắt chúng ta tới thế giới thần tiên. Thế nhưng cuối cùng Từ Thức lại về hạ giới đúng là “cõi trần đáng chán làm sao, để cho người đời phải tưởng tượng ra một cõi tiên chăng” nhưng dẫu là cõi tiên người đời vẫn không ở đó mãi được. Từ Thức lấy vợ tiên là câu chuyện không phải chủ đề số phận người phụ nữ nhưng rõ ràng tiên nữ Giáng Hương là một con người, một số phận của người phụ nữ qua câu chuyện này.

Trên quan điểm tiếp cận tác phẩm như trình bày ở chương 1, chúng tôi thấy:

Giáng Hương là tiên nữ. Chúng ta thật không biết tiên nữ ở cõi tiên thì phải sống ra sao? Cõi ấy có luật pháp, giáo lý hay không? Chắc là phải có. Vậy nên tiên chúa Quỳnh Nương mới bị trích xuống trần gian vì lỗi làm mẻ chén ngọc [11, tr.67]

Trong thế giới thần tiên, việc rời cõi tiên xuống hạ giới chỉ có thể xảy ra với một trong hai lý do. Hoặc là theo yêu cầu của Ngọc Hoàng thượng đế (mà thường là thái tử xuống đầu thai để đền bù cho người trần gian hiếu nghĩa) như Thạch Sanh, hoặc là phạm phải lỗi lầm bị đầy xuống hạ giới như tiên chúa nữ thần ở Vân Cát [11, tr.102]

Tiên nữ Giáng Hương thì không thế. Nàng được giới thiệu như là một người chủ động xuống cõi trần gian và tham dự vào những hoạt động của người trần thế như một người trần thế. Nàng cũng đến “hội ấy xem hoa”, lại

còn “vin một cành hoa” và làm nó gãy.

Việc xuống trần gian của Giáng Hương, xét đến cùng, cũng là một hành động bất tuân khuôn phép cõi tiên. Sở dĩ cái việc phối ngẫu giữa cõi tiên với cõi trần không bao giờ đi tới hạnh phúc vĩnh hằng bởi lẽ cõi tiên vẫn là cõi tiên, cõi trần vẫn là cõi trần, cũng như người không thể giao kết với ma. Giáng Hương ở cõi tiên, nơi không đau khổ, chẳng buồn phiền, thời gian vô tận, cuộc sống vĩnh cửu. Nàng tự tiện xuống trần gian, lại còn phạm lỗi nơi trần thế may mà được viên tri huyện hiền đức giúp đỡ mới được thoát nạn. Việc làm ấy của Giáng Hương phạm vào cả lễ luật thiên đình và hạ giới.

Chính nàng cũng đã thừa nhận rằng mình là người “bảy tình chưa sạch, trăm cảnh dễ sinh, hình ở phủ tía nhưng luỵ vướng duyên trần, thân ở đền quỳnh mà lòng theo cõi dục”.

Với nàng, cõi tiên lại là đáng chán. Hạnh phúc, té ra chỉ ở chốn trần gian mới có. Sau này, khi được Từ Thức giải thoát khỏi bị bắt giữ, trở lại cõi tiên, nàng tiên ấy không khỏi buồn phiền, chỉ khi gặp lại Từ Thức nàng mới thật sự được sống, mới có “màu da hồng hào chứ không khô gầy như trước nữa”.

Rõ ràng là Giáng Hương đã sống vượt ra khỏi những nguyên tắc của cõi tiên. Đương nhiên, chúng ta không thể coi những nguyên tắc của cõi tiên như của cõi trần nhưng chúng ta hoàn toàn có thể nghĩ rằng những khát khao hạnh phúc của Giáng Hương chính là những khát khao hạnh phúc của người phụ nữ trần thế. Cõi tiên không phải là bến đậu của mỗi kiếp người, của mọi kiếp người, vì nó chỉ là ảo tưởng và nếu có thực nó cũng không phải thực sự là nơi cực lạc. Thế nên Giáng Hương mới rời cõi tiên để tới cõi trần. Cũng không phải chỉ có một nàng Giáng Hương khát khao tìm kiếm hạnh phúc ở cõi trần. Chỉ qua câu chuyện này, qua cuộc trò chuyện của các vị thần tiên người đọc có thể thấy điều đó:

Nương tử hôm nay màu da hồng hào chứ không khô gầy như trước nữa. Người ta bảo ngọc nữ không chồng, câu hỏi ấy có tin được không?

Quần tiên đều cười, duy người mặc áo xanh buồn rầu không vui mà nói rằng:

Mối duyên của cô em đây, thật cũng là tốt đẹp. Song nghĩ cái giá băng ngọc ở trên mây, mà đi kết mối tóc tơ ở cõi thế, vạn nhất tiếng tăm vỡ lở, thiên hạ chê cười, quần tiên chúng ta e không khỏi mang tiếng lây được.

Bà Kim tiên nói:

Ta ở trong chốn lâu thành trên trời, chầu hầu cạnh Thượng đế, mênh mang trần hải, chưa từng đặt bước xuống bao giờ. Thế mà những kẻ hiếu sự còn bịa ra, nào bảo Dao Trì hội kiến ở đời Chu, thanh điểu truyền tin ở đời Hán, ta còn thế huống chi là lũ các nàng ư? Song tân lang ngồi đây, ta không nên bàn phiếm những câu chuyện khác làm rối lòng dạ người ta.

Bà phu nhân nói:

Tôi nghe tiên khá gặp chứ khôn tìm, đạo không tu mà tự đến. Những cuộc gặp gỡ hiếm lạ, đời nào mà không có: như đền Bạc hậu, như quán Cao đường, như thần Lạc phố lướt sóng, như nàng Giang Phi cởi ngọc, như Lộng Ngọc lấy Tiêu Sử, như Thái Loan gặp Văn Tiêu, như Lan Hương gặp Trương Thạc. Bao nhiêu những chuyện cũ còn sờ sờ ra đó; nếu thế này mà bị chê cười thì đã có những người trước ấy chịu đỡ tiếng cười cho mình.

Vượt qua khỏi khuôn phép của cõi tiên để đi tìm hạnh phúc. Giáng Hương đã tìm thấy nhưng hạnh phúc của nàng không trọn vẹn. Giáng Hương gặp được Từ Thức, mà chỉ với Từ Thức, Giáng Hương mới có ít

nhiều hạnh phúc. Từ Thức là ai? Một vị quan huyện khác thường, con một vị đại thần mà lại bị quở trách là không làm tròn bổn phận một chức tri huyện. Con người ấy hay rượu, thích đàn, ham thơ, mến cảnh đã treo ấn từ quan để ngao du sơn thuỷ, gửi hồn vào thắng cảnh núi sông. Sở thích, lối sống của con người ấy rất gần gũi với tiên giới.

Hạnh phúc của Giáng Hương cũng thật là ngắn ngủi. Cảnh tiên, cõi tiên và cả nàng tiên Giáng Hương nữa không giữ được chàng Từ Thức, ngăn được khát khao trở về trần gian của chàng. Thế là, hạnh phúc đã tuột khỏi tay nàng. Nàng lại trở về với cuộc đời “ngọc nữ không chồng”.

Ngày Từ Thức giã từ cõi tiên, hơn ai hết Giáng Hương biết đó là ngày chấm dứt cái hạnh phúc mà nàng đã có. Cuộc chia tay giữa người của cõi tiên và người trần thế cũng rất bùi ngùi, lưu luyến và có cả nỗi xót xa. Nàng Giáng Hương “bùi ngùi không nỡ dứt” rồi nàng khóc, còn phu nhân thì “tràn nước mắt mà li biệt”.Nàng tiên Giáng Hương đã bỏ cả cõi tiên để đi tìm hạnh phúc ở cõi trần cuối cùng vẫn trắng tay. Bức thư gửi theo Từ Thức là lời tuyệt mệnh “Kết lứa phượng ở trong mây, duyên xưa đã hết, tìm non tiên ở trên bể, dịp khác còn đâu”.

Câu chuyện khép lại mà lòng người đọc thì ám ảnh, day dứt khôn nguôi. Những ngày chưa được là vợ chồng với Từ Thức, thân thể Giáng Hương dẫu có khô gầy nhưng ít nhiều nàng còn hy vọng. Từ nay là cuộc chia tay vĩnh viễn. Nàng lại trở về với sự khô gầy nhưng chua xót hơn, vì những tháng ngày tiếp theo chỉ được lấp đầy bằng tuyệt vọng. Từ Thức không bao giờ quay lại được nữa, giữa cõi tiên này chỉ còn lại một nàng Giáng Hương buồn tủi, cô đơn. Thật xót xa cho Giáng Hương – một nàng tiên vĩnh viễn cô độc giữa quần tiên trên thượng giới.

Nhìn lại số phận của những nhân vật phụ nữ đã được trình bày ở chương 3 này, chúng tôi nhận thấy:

Trừ số phận của hai nàng Đào, Liễu, và nàng tiên nữ Giáng Hương, họ ít nhiều tìm thấy hạnh phúc ái ân, bi kịch của họ không mấy nặng nề nhưng cuộc đời của họ lại quá ngắn ngủi và họ không chống lại được số mệnh. Số phận những nhân vật còn lại đều có bi kịch hết sức đau thương, kết cục cuộc đời là vô cùng thảm khốc.

Nàng Nhị Khanh (Chuyện cây gạo), nuối tiếc cuộc đời, nuối tiếc xuân sắc, nuối tiếc hạnh phúc ái ân đã cố gắng đi tìm lại nó thì kết cục chẳng những hài cốt không còn mà còn bị quỷ Dạ Xoa gông trói giải về âm phủ.

Nàng Đào Hàn Than, muốn trả thù sự tàn nhẫn của người đời, muốn tìm lại tình yêu và hạnh phúc kết cục phải chết đến hai lần và thân xác chỉ còn lại là một nắm tro tàn.

Nàng Thị Nghi, từ lúc sinh ra đã trót mang theo hai “tội” là có nhan sắc và nghèo khổ, đã bị đánh đến chết. Nàng cố tìm cách để giành lại hạnh phúc, tìm lấy mái ấm gia đình thì hạnh phúc đâu chẳng thấy, mái ấm đâu chẳng thấy, chỉ có một chỗ dành cho nàng là ngục cửu u nơi âm phủ.

Rõ ràng là những nhân vật phụ nữ trên đây, cố gắng đi tìm lấy tình yêu hạnh phúc và sự ái ân - cái mà thượng đế chỉ ban cho con người trong muôn loài - thì may mắn lắm hạnh phúc, ái ân cũng có đến với họ nhưng chỉ thoảng qua rồi lập tức thân phận họ lại tàn lụi và chìm đắm vào bóng tối. Số còn lại vĩnh viễn không bao giờ giành được hạnh phúc ái ân. Thay vào đó, họ chỉ nhận được sự đoạ đầy, sự trừng phạt với những cực hình vô cùng khủng khiếp.

Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu được tổng hợp và trình bày trên đây, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định Truyền kỳ mạn lục là một sáng tác rất thành công và có giá trị nhiều mặt. Truyền kỳ mạn lục, mặc dù đã trải qua mấy trăm năm nhưng vẫn là một tác phẩm có sức hấp dẫn cao và mãi mãi chiếm được cảm tình của người đọc. Đó là một tác phẩm, tuy mượn hình thức từ nền văn học già Trung Quốc nhưng rõ ràng nó là sản phẩm của người Việt Nam, do người Việt Nam viết, mang đậm nét tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam. Trái tim trăn trở trước cuộc đời dâu bể, trước số phận người phụ nữ đã được Nguyễn Dữ thể hiện thành công qua tác phẩm này.

Bắt nguồn từ Trung Hoa, nhưng do đặc điểm của thể loại, truyền kỳ đã thâm nhập vào tất cả các nước “đồng văn” (Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản…) và trở thành một loại hình văn học mang tính chất khu vực. Thế kỷ thứ XVI, chế độ phong kiến Việt Nam bước vào thời kỳ khủng hoảng. Ngọn cờ độc lập dân tộc với tư tưởng yêu nước thân dân do Lê Lợi khởi xướng và nền tảng của chế độ phong kiến tập quyền do Lê Thánh Tông xây dựng trên cơ sở học thuyết Nho giáo đều đã bị đẩy lùi vào quá khứ. Những biểu tượng đẹp đẽ, những ước muốn của bao thế hệ trí thức phong kiến và của cả dân tộc về một chế độ “vua sáng tôi hiền” không còn nữa. Hiện thực trước mắt chỉ là chế độ xã hội đang lụi tàn: các vua Lê Uy Mục, Lê Tương Dực… hoang dâm vô độ; nội chiến Lê – Mạc bùng lên; cuộc Trung hưng cơ nghiệp của nhà Lê tương lai còn mờ mịt… nhân dân đói khổ, cướp bóc hoành hành. Tất cả những cái đó khiến tầng lớp trí thức hoang mang, ngơ ngác. Nho giáo vốn đã không chiếm lĩnh được toàn bộ tâm hồn một nhà nho mà cũng không khống chế được toàn bộ một xã hội [18, tr.53] giờ đây càng suy giảm thêm quyền lực của nó. Họ do dự giữa “xuất” và “xử”, “hành” và “tàng”. Đấy là cơ hội tốt cho loại hình truyền kỳ ra đời. Nếu như không kể

Thánh Tông di thảo thì Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ là tác phẩm sáng

tác theo phương thức truyền kỳ đầu tiên của Việt Nam hiện còn văn bản. Vừa ra đời, Truyền kỳ mạn lục đã chiếm được ngay cảm tình của người đọc, và được coi là một “thiên cổ kỳ bút”. Tiến sĩ Trung Quốc học bà I.K. Gô- lư-ghi-na khi so sánh Truyền kỳ mạn lục với Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu Trung Quốc, Kim ngao tân thoại của Kim Xi Xứp Triều Tiên, Trăng

trong sương mờ của Nhật Bản, đã khẳng định tính độc đáo của tác phẩm

Nguyễn Dữ và chỉ ra rằng, sỡ dĩ Truyền kỳ mạn lục độc đáo bởi, tác giả của nó khi tiếp thu văn học Trung Hoa, đã biết dựa vào truyền thống văn học dân tộc, đặc biệt là văn học dân gian để sáng tạo nên những truyện mang màu sắc Việt Nam. Đôi cánh tưởng tượng của thể lại truyền kỳ đã đưa bạn đọc phiêu diêu trong thế giới kỳ ảo. Người đọc được chu du trong các cõi: thượng thiên, thuỷ phủ, âm ti, tiên giới…; được tiếp xúc với thiên tào, địa phủ…; gặp gỡ những con người sống trước chúng ta hàng nghìn năm, hàng trăm năm như Hạng Vương, Phạm Tăng, Kim Hoa, Nguyễn Trung Ngạn… Chính vì thế, thể loại truyền kỳ nói chung, Truyền kỳ mạn

lục nói riêng luôn hấp dẫn mọi người ở mọi thời đại. Tuy nhiên, đôi cánh

tưởng tượng của thể loại truyền kỳ luôn luôn được Nguyễn Dữ hướng về một mục tiêu, đó là hiện thực cuộc sống. Cho nên tác phẩm dù dẫn dắt người đọc vào một thế giới khác, dù nuôi dưỡng trí tưởng tượng của người đọc đến đâu thì vẫn đưa họ trở lại giữa cuộc đời. Người đọc vẫn thấy một hiện thực, hiện thực của xã hội Việt Nam thế kỷ XVI. Vì thế, dù bay bổng đến đâu, người đọc cũng không bao giờ bật khỏi quỹ đạo cuộc sống và bao giờ cũng trở về mảnh đất mà mình đang đứng.

Nhìn vào Truyền kỳ mạn lục, chúng ta có thể thấy bức tranh toàn cảnh về xã hội phong kiến Việt Nam. Có thể nói, trừ Câu chuyện ở đền

Hạng Vương là bức tranh về xã hội Trung Quốc thời xưa, còn lại tất cả các

Đấy là xã hội mà vua chúa thì trễ nải chính sự, ham mê săn bắn. Quan lại thì tâm thuật bất chính, ghen người hiền, ghét người tài, tham lam vô độ, càn rỡ không còn chừng mực nào. Bọn người ấy, nếu không là tướng quân họ Lý thì cũng là Trụ quốc họ Thân…Quan lại như vậy nên ma quỷ mới dám đùa bỡn. Lại thêm nữa, trộm cắp nổi lên khắp nơi, thần quyền không còn là nơi con người trông cậy, ngược lại, lại là tai họa của dân. Sống giữa xã hội ấy, số phận con người nói chung đều hết sức bấp bênh mà số phận người phụ nữ thì lại càng bấp bênh hơn. Những con người vốn từ ngàn đời đã là nạn nhân của xã hội thì giờ đây cuộc sống của họ càng thêm đắng cay và tủi nhục. Cho nên, Truyền kỳ mạn lục tuy đề cập đến nhiều vấn đề xã hội rộng lớn nhưng vấn đề nổi bật nhất vẫn là số phận người phụ nữ. Truyền kỳ

mạn lục có bao nhiêu nhân vật phụ nữ thì có bấy nhiêu cảnh đời, bấy nhiêu

số phận. Tất cả đều bất hạnh, bi kịch và cay đắng. Người nghĩa phụ ở Khoái

Một phần của tài liệu Truyền kỳ mạn lục (Trang 76 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w