Chuyện nghiệp oan của Đào Thị.

Một phần của tài liệu Truyền kỳ mạn lục (Trang 35 - 36)

Nàng ca kỹ ở Kỡ Sơn, có tài văn học, tên là Đào thị. Nhân một lần nàng làm thơ nối vần bài thơ của vua Dụ Tôn, có hai chữ “hàn than”, nàng được vua khen, nhân đó gọi là “ả Hàn Than”. Hai chữ ấy thành tiểu tự của nàng. Vua Dụ Tôn mất, nàng phải thải ra ở ngoài phố, thường đi lại nhà quan Hành khiển là Nguỵ Nhược Chân. Vợ Hành khiển không có con, tính lại hay ghen, ngờ nàng tư thông với chồng, bắt nàng đánh một trận rất là tàn nhẫn. Tức tối vô cùng, nàng thuê thích khách vào nhà Nguỵ Nhược Chân để trả thù. Việc không thành, lại bị bại lộ, nàng phải trốn đến tu ở chùa Phật Tích. Nàng dựng ra am Cư Tĩnh, hội họp các văn nhân để xin một bài bảng văn. Chỉ vì nói đùa một cậu học trò chừng 14, 15 tuổi, nàng bị cậu ta dò hỏi gốc tích rồi làm bài văn chế giễu. Hàn Than lại phải trốn đến chùa Lệ Kỳ. Sư cụ Pháp Vân thấy nàng quá nhan sắc đã khuyên sư bác Vô Kỷ không nên nhận nàng. Vô Kỷ không nghe, sư già lập tức dời lên núi Phượng Hoàng. ở với Vô Kỷ, hai người đã yêu nhau, mê đắm say sưa, hàng ngày thường làm thơ ngâm vịnh, chẳng để ý gì đến kinh kệ nữa. Năm Kỷ Sửu, Hàn Than có thai, ốm lay lắt từ mùa xuân đến mùa hạ rồi quằn quại chết

trên giường cữ.

Vô Kỷ quá thương xót nàng cũng ốm nặng. Một đêm Hàn Than hiện về xin Vô Kỷ về chốn suối vàng để cùng nàng đầu thai trả thù cái nợ oan gia ngày trước. ít lâu sau, Vô Kỷ chết. Oan hồn hai người đầu thai vào nhà Nguỵ Nhược Chân làm hai con trai là Long Thúc và Long Quý. Chỉ còn mấy tháng nữa là đến dịp trả thù thì họ bị một vị thầy tu phát hiện, cuối cùng bị sư cụ Pháp Vân trừng trị.

Một phần của tài liệu Truyền kỳ mạn lục (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w