Nhân vật Dương thị trong Chuyện đối tụn gở Long cung

Một phần của tài liệu Truyền kỳ mạn lục (Trang 44 - 46)

11. Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên

2.2. Nhân vật Dương thị trong Chuyện đối tụn gở Long cung

Nàng Dương thị là người phụ nữ có duyên sắc, cái duyên sắc ấy ắt phải tươi tắn lắm mới được làm vợ quan thái thú họ Trịnh, mới làm Thần Thuồng luồng mê đắm mà tìm cách cướp lấy. Đẹp người hẳn còn phải đẹp nết nên Thái thú mới yêu chiều và tìm cách giữ gìn, được Thái thú yêu thương tới mức sau khi nàng bị Thuồng luồng cướp đi “Trịnh buồn nản bỏ

quan về, chôn một cái mả hờ dưới chân núi Đốn, hằng ngày ở một mình trong cái lầu nhỏ”. Bỏ quan mà về, đắp mả để nhớ thương thế rồi tìm cách cứu vợ đã nói lên lòng chung tình hiếm có của Thái thú – một may mắn không dễ có được của Dương thị - đồng thời cũng hẳn là nàng Dương thị phải đoan chính gia giáo tới mức nào mới có hạnh phúc được người chồng chung tình, chung thuỷ đến thế.

Xứng đáng với tình yêu thương ấy của họ Trịnh, cho nên Dương thị dẫu cho Thần Thuồng luồng có biệt đãi, nàng “được phong là Xương ấp phu nhân, ở trong một cái điện bằng ngọc lưu li, chung quanh có ao sen bao bọc, gối chăn yêu dấu hơn hết các phòng” nhưng tấm lòng chung thuỷ của nàng với chồng vẫn không thay đổi. Lời dặn của Dương thị qua người thân tín của Bạch Long hầu:“Chị về nói với Trịnh lang cho ta: người vợ xấu số ở bến nước xa xăm, lúc nào cũng vẫn thương nhớ đến chàng; chàng nên cố xoay xở cách nào để cho được phượng lại trong mây, ngựa về bên ải, đừng khiến tôi phải già đời ở chốn cung nước làng mây này.”

Và bức thư Dương thị gửi cho chồng: “áo xiêm đã lắm tanh nhơ, thân thế tạm còn thoi thóp. Sầu đầy tựa bể, ngày dài như năm. Nào hay những lúc bơ vơ bỗng nhận được thư thăm hỏi. Ngắm cành thoa mà ứa lệ, nhìn khách đến những đau lòng. Một bước lỗi lầm, riêng cỏ nội hoa hèn thắc mắc, ba sinh thề ước, có trời cao đất cả chứng tri”

Cùng với lời khẳng khái của nàng trước Long Vương:“Người áo xanh kia là chồng thiếp, còn người áo đỏ là kẻ thù”, một lần nữa khẳng định lòng chung thuỷ của nàng. Nguyễn Dữ không viết thật cụ thể về xuất thân của Dương thị, về tứ đức của nàng nhưng cái tinh thần “ xuất giá” chỉ biết “ tòng phu”, dù có uy quyền và phú quý vẫn không thay lòng đổi dạ đã trở thành sự bất di bất dịch trong ý thức của nàng.

Thuỷ chung như nhất, tiết hạnh vững bền, lại may gặp được người chồng làm quan Thái thú nhất mực yêu thương thế mà “Nếu không nhờ

được sự soi lời của vầng thái dương, thì hồn tàn vóc nát sẽ phải chịu nhơ nhuốc trọn đời…”

Dương thị thật may mắn có Bạch Long hầu giúp đỡ, đức Long Vương anh minh mới được thoát nạn. Vợ quan thái thú còn vậy thì những kẻ thường dân, số phận còn mong manh đến chừng nào. Rõ ràng Dương thị và Thuý Tiêu là những người vợ hiền thục, “đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu” nhưng số phận thì thật long đong lận đận. Nàng Thuý Tiêu đã thoát ra cùng chồng nhưng vẫn không thể sống như người bình thường bởi Trụ quốc vẫn còn đương thịnh, uy thế rất đáng sợ đành phải cùng chồng “ ẩn hình náu vết, trốn lánh ở chỗ nhà quê” mới có thể toàn tính mạng. Và, nàng Dương thị nữa, số phận nàng có thể coi là “may mắn” hoặc được “đền bù” chăng? May ít mà rủi nhiều. Đọc tác phẩm, bị nghệ thuật sử dụng cái kì ảo của Nguyễn Dữ cuốn hút, người đọc dường như đã thoả mãn về sự xét xử ở Long cung “ Dương thị kia nết tuy đáng trỏ, tình cũng đáng thương, thân nên về với tiền phu, con đẻ trả cho hậu phu”. Dương thị được về với chồng thì đành mất đứa con. Chẳng lẽ nàng lại không có tình mẫu tử với đứa con đứt ruột đẻ ra hay sao? Chắc rằng không thể không có dẫu đó là đứa con của thuỷ quái. Được trở về với chồng thì lại phải xa đứa con vĩnh viễn, vậy thì nỗi đau “tử biệt sinh li” của nàng sẽ không bao giờ dứt.

Một phần của tài liệu Truyền kỳ mạn lục (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w