Nhân vật Đào thị trong Chuyện nghiệp oan của Đào thị

Một phần của tài liệu Truyền kỳ mạn lục (Trang 67 - 71)

11. Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên

3.2. Nhân vật Đào thị trong Chuyện nghiệp oan của Đào thị

Chuyện nghiệp oan của Đào thị là một câu chuyện rất cảm động và bi

thương về số phận của người phụ nữ. Đào Hàn Than là nhân vật có cuộc sống chia làm hai giai đoạn: giai đoạn làm người và giai đoạn làm ma.

ở giai đoạn làm người, Đào thị là một danh kỹ “thông hiểu âm luật và chữ nghĩa” lại có tài ứng khẩu thành chương; từng được vua ngợi khen và đặt cho tiểu tự là Hàn Than. Đào thị được tuyển sung vào làm cung nhân đến khi vua Dụ Tôn mất nàng phải thải ra. Như vậy quãng đường thanh xuân của Đào thị là cuộc đời của một cung nhân.

Nhược Chân” rồi bị “vợ nhà quan Hành khiển không có con, tính lại hay ghen, ngờ Hàn Than tư thông với chồng, bắt nàng, đánh cho một trận rất là tàn nhẫn”. Cái lý do nàng bị đánh thì đã rõ. Nhưng việc nàng thường đi lại nhà quan Hành khiển Ngụy Nhược Chân để tư thông với viên quan ấy hay không thì chưa thể rõ. Đàn bà vốn hay ghen, sự cả ghen có thể dẫn họ tới sự mù loà, lú lẫn. Đến Trương Sinh còn ghen bóng gió để đến nỗi vợ phải quyên sinh thì cái ghen của vợ quan Hành khiển rất có thể là vô cớ. Nàng Hàn Than vốn là một danh kỹ, giỏi âm luật và thạo thơ phú. Vậy thì việc nàng thường đi lại nhà Nguỵ Nhược Chân có thể chỉ là sự “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” của những người có cái sở thích văn chương mà thôi. Cuộc gặp gỡ bởi thú đam mê văn chương của những người “cùng hội, cùng thuyền” như thế, với họ là niềm vui, niềm hạnh phúc, là sự thanh cao và có thể còn là niềm kiêu hãnh nữa. Bởi vậy, khi bị đánh ghen một trận tàn nhẫn, Hàn Than mới “tức tối vô cùng, bèn đem những trâm hoa bằng vàng ngọc để thuê thích khách vào nhà Nguỵ Chân nhằm trả thù”.

Sau hành động trả thù không thành, Hàn Than phải cạo trọc đầu và trốn đến tu ở chùa Phật Tích. Vốn thông minh nên việc “giảng kinh, thuyết kệ, chỉ mấy tháng đã làu thông”. Nàng dựng ra am Cư Tĩnh, “mời họp các văn nhân để xin một bài bảng văn”. Đến đây mà xét, thì Hàn Than cũng chỉ là một người “nữ nhi thường tình” mà thôi. Đành rằng, nàng có một hành động không thể tha thứ là thuê người thích khách nhưng cái âm mưu giết người ấy đã không thành và đã phải trốn đến nương nhờ của Phật. Cái tên am Cư Tĩnh ấy cũng nói lên cái ý nguyện ở yên mà tu tâm, niệm Phật của nàng. Cái cây chắc là đã muốn lặng. Song chính từ cái ý muốn xin một bài bảng văn của đám văn nhân mà tai họa lại đến với nàng. Chỉ một câu nói đùa, một lời nói có chút kiêu ngạo mà cuộc đời Hàn Than lại ngoặt sang hướng khác. Một chút kiêu ngạo của nàng cũng dễ hiểu bởi nàng vốn là một cung nhân có tài văn chương đã được vua Dụ Tôn khen ngợi. Những người

có tài mà nhất là tài năng văn chương thường cũng dễ kiêu ngông. Hàn Than kiêu ngông với một cậu bé độ tuổi 14, 15 thì có gì là quá. ấy thế nhưng, sau khi hỏi được gốc tích Hàn Than, cậu bé kia lại làm bài văn chế nhạo cái thân thế, tình cảnh của nàng. Cái giọng văn độc địa phơi bày và giễu cợt nàng của cậu học trò kia là sự cố tình gợi lại những ám ảnh bi thương của nàng. Nó cũng là một thế lực ghê gớm dồn đuổi Đào thị. Nếu nàng không có cái năng khiếu văn chương đến thế, nếu nàng chỉ là một dân phụ bình dị thì đâu đến nỗi phải “đương đêm bỏ chùa mà trốn”. Cái luật trời “bỉ sắc tư phong” sao mà nghiệt ngã đối với nàng. Với nàng, thật đúng là “hại thay mang lấy sắc tài” cho nên dù “nước đã đóng phèn” mà “bùn lại vẩn lên”.

Chùa Phật Tích lừng danh, nơi có Đức Phật từ bi quảng đại, thấu suốt sáu cõi, cứu vớt chúng sinh thế mà không dung nổi một Hàn Than. Cường quyền và dư luận thật ghê sợ biết chừng nào! Chả trách, trong Truyện Kiều, sư Giác Duyên khi biết chuông vàng khánh bạc “của nhà Hoạn nương cũng đã phải một phen sợ hãi đến rụng rời dành khuyên Thuý Kiều: “ Lánh xa trước liệu tìm đường, Ngồi chờ nước đến nên dường còn quê.”. Đúng là cái xã hội ngày ấy khiến “Phật cũng bó tay, thánh thần cũng vô dụng”.

Cái bi kịch mà người phụ nữ tài hoa ấy muốn dấu giếm nơi cửa Phật lại bị khơi lên. Hàn Than phải tìm đến chùa Lệ Kỳ. Cuộc chạy trốn này là nỗi đau đớn, tủi nhục của nàng. Đến Lệ Kỳ, nàng không được sư già Pháp Vân chấp nhận. Cái thanh tịnh, tu tâm diệt dục của sư già đối lập với cái xuân sắc lộng lẫy trẻ trung của Đào thị. Sự không chấp nhận của Pháp Vân chắc hẳn đã làm tổn thương trái tim Hàn Than. Sư già dời lên núi Phượng Hoàng, chùa Lệ Kỳ chỉ còn một sư bác Vô Kỷ ở lại. Sau bằng nấy sự tai vạ, sự dồn đuổi, nàng Hàn Than chắc đã nghiệm rõ về cái thật giả, cái đúng sai, cái được mất của cuộc đời và cái số phận của nàng. Gặp được Vô Kỷ, một tình yêu đã nảy nở và trở nên nồng nàn giữa hai người. Có lẽ đến lúc này, Đào thị mới gặp được người thực sự yêu nàng. Làm cung nhân, nàng chỉ là

“cánh én ba ngàn”. Ra khỏi cung, nàng toàn gặp những kẻ hẹp hòi và ghen ghét. Bây giờ gặp Vô Kỷ thì cái tình yêu như “con bướm gặp xuân, trận mưa cửa hạn” cũng là lẽ thường tình. Tình yêu ấy đâu phải là một tội lỗi. Chắc chỉ có ai đứng trên lập trường hẹp hòi, cổ hủ của lễ giáo phong kiến hoặc tu hành đắc đạo như sư cụ Pháp Vân mới có thể lên án mối tình đó.

Những ngày ở bên Vô Kỷ là những ngày hạnh phúc của cuộc đời nàng. Cái xuân sắc, xuân tình không bị phí hoài mà cái năng khiếu văn chương cũng có cơ nảy nở. “Hàng ngày hai người cùng nhau làm thơ liên cú, phàm những cảnh vật trong núi, cái gì có thể ngâm vịnh được đều đặt bút để vịnh đề ghi danh thắng”.

Những bài thơ của Vô Kỷ và Hàn Than đã thể hiện cái giao cảm của tâm hồn họ với những cảnh sắc u tịch, nhẹ nhàng, thanh khiết ở chốn chùa chiền. Tưởng như cuộc đời Hàn Than đã tìm thấy nơi bến đậu. Họ đắm say trong tình yêu nhưng “vui quá hoá buồn”. Tai hoạ bất hạnh vẫn xảy ra với họ. Nguyên nhân của tai họa ấy là gì? Nguyên nhân trực tiếp Nguyễn Dữ đã nói tới. Nguyên nhân trực tiếp ấy là “năm Kỷ Sửu, Hàn Than có thai rồi ốm lay lắt từ mùa xuân đến mùa hạ… khiến nàng sau phải nằm quằn quại chết trên giường cữ.” Hạnh phúc, tình yêu của nàng đã chấm dứt. Tình yêu chỉ mang lại hạnh phúc ngắn ngủi cho nàng để rồi thay thế hạnh phúc ấy là nỗi bất hạnh.

Nguyên nhân sâu xa lại ở chỗ khác. Mới gặp Hàn Than mà sư già Pháp Vân đã khuyên bảo, nhắc nhở, cảnh cáo Vô Kỷ. Lời khuyên vô hiệu và ghê gớm hơn nữa là hai người đã dám yêu nhau say đắm. Xã hội không chấp nhận tình yêu của những kẻ tu hành, càng không chấp nhận cái tình yêu trần tục, đời thường ấy diễn ra ở nơi chùa tự linh thiêng này. Như thế thì cái kiếp sống trên trần gian của Đào thị là phong phú, phức tạp và không giống bất kì nhân vật phụ nữ nào khác trong Truyền kỳ mạn lục. Nếu như cái chết của Nhị Khanh (trong Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu )và của Vũ Thị Khiết ( trong Chuyện người con gái Nam Xương) và của nhiều

nhân vật khác chỉ là sự chuyển hoá giữa hai giai đoạn: từ cuộc đời tạm bợ ở cõi trần sang cuộc đời vĩnh hằng ở cõi thần, thì cái chết của Đào thị lại là kết cục bi thảm của con người tài hoa không chịu nhẫn nhục và luôn luôn vùng dậy để giành lấy cuộc sống.

Hàn Than chết, ôm theo cả một khối tình chưa thoả nguyện và cả một khối hận chưa trả xong. Nàng đã nuôi chí trả thù: đầu thai vào chính nhà kẻ thù của mình rồi âm thầm chờ ngày báo oán. Oan hồn của nàng và oan hồn của Vô Kỷ dù đã biến thành Long Thúc, Long Quý, mặc dù đã trải qua tám năm nhưng vẫn bị thầy tu phát giác, bị sư cụ Pháp Vân trừng phạt.

Nàng Hàn Than thông minh, giỏi dang, nhan sắc ngày nào bây giờ chỉ còn là nắm tro tàn. Nàng chết đến hai lần và cả hai lần cái chết đều rất đau đớn và thảm khốc.

Một phần của tài liệu Truyền kỳ mạn lục (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w