11. Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên
2.6. Nhân vật Lệ Nương trong Chuyện Lệ Nương
Trước khi Phật Sinh và Lệ Nương được sinh ra, hai bà mẹ đã hứa gả con cho nhau nếu bên này sinh con trai, bên kia sinh con gái. Đành rằng họ đã hứa là vậy nhưng nếu Lệ Nương và Phật Sinh không có mối nhân duyên thì không thể có được sự thân thiết tới mức “tuy kì cưới xin chưa định nhưng hai người chẳng khác chi vợ chồng”. Tai hoạ đến với Lệ Nương khi xảy ra cái vạ Trần Khát Chân. Nàng bị bắt vào cung. Nguyễn Dữ không miêu tả tỉ mỉ, rõ ràng cuộc đời của Lệ Nương trước khi bị bắt vào cung. Nàng cũng như Phật Sinh “đều ham nghề nghiên bút” rồi “thường cùng nhau xướng hoạ thơ từ”. Chúng tôi không bàn về ý nghĩa mối tình đó. Chúng tôi quan tâm đến cuộc sống của nhân vật theo cách nhìn của xã hội xưa. Mối tình Phật Sinh – Lệ Nương đặt trong xã hội ngày xưa không phải là sự hiếm nhưng cũng không phải là nhiều. Cả hai thân nhau tuy không phải là do “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” nhưng ít nhiều liên quan đến lời hứa gả con cho nhau của các bậc sinh thành ra đôi lứa ấy. Chỉ có điều ý định của cha mẹ cũng phù hợp với tấm tình của hai người nên Phật Sinh và Lệ Nương mới gắn bó chẳng khác chi vợ chồng. Chắc chắn nàng Lệ Nương không phản đối cái “tình thân” dường như đã có số mệnh rồi. Các bà mẹ đã nghĩ: “Bình dân ta lại làm bạn với bình dân, chẳng cần kén chọn con ông cháu cha gì cả, nói có Sơn thần chứng giám, tôi quyết không sai lời” thì cái ý nghĩ ấy đã trở thành quyết định rồi. Nàng tuân theo quyết định ấy và nghĩ hi vọng cuộc đời nàng sẽ hạnh phúc.
người chồng thực sự của nàng.“Một ngày nên nghĩa”, cái tình của Lệ Nương với Phật Sinh thực sự là cái tình “chưa chăn gối cũng vợ chồng” vì thế mà bị ép vào cung nàng mới cảm thấy:
Đãn hữu u sầu chủng chủng,
Thanh lệ ba ba.
Trướng túc nguyện chi đa vi Tiểu thử sinh chi lãng độ.
Tạm dịch:
Luống những mạch sầu đợt đợt Sóng lệ trùng trùng
Nguyền xưa tan nát nghĩ mà đau Kiếp ấy lỡ làng sinh cũng uổng.
Cái tâm trạng đau đớn ấy của Lệ Nương có nét tương đồng với tâm trạng Thuý Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du khi phải lỗi thề với chàng Kim Trọng. Một lời đã trót thâm giao với Phật Sinh nên bị bắt vào cung, nàng xót xa đau đớn cho mình mà cũng đau đớn cho chàng Phật Sinh. Lời khuyên mà cũng là lời khẩn cầu của nàng đối với Phật Sinh nghe tha thiết như có cả nước mắt:
Xin chàng trân trọng lấy mình Liệu kết nhân duyên chốn khác Đừng vì tình một buổi
Để lỡ kế trăm năm
Xót thân phận mình mà thương cho người tình, tấm lòng vị nghĩa ấy là một biểu hiện đẹp đẽ của tâm hồn người con gái Lệ Nương. Đặt tâm trạng của nàng bên tâm trạng của người con gái ao ước được vào cung trong
Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, chi tiết trên càng thêm phần ý
nghĩa. Người cung nữ kia có cái ước muốn, cái kiêu hãnh, cái khao khát thật ích kỉ, thực dụng, thật tầm thường. Còn nàng Lệ Nương thì lại cảm thấy
đau đớn xót xa. Rõ ràng là cái mồi phú quý đã không nhử được người con gái ấy. Thế nhưng số phận người cung nhân Lệ Nương vẫn là số phận đầy cay đắng. Nàng đã bị ném vào cái vòng xoáy của xã hội, chôn vùi tuổi trẻ và nhan sắc ở chốn cung đình mục nát và cuối cùng là chôn vùi thân xác ở nơi biên ải, dẫu có được khen là “trinh thuần cương liệt”, tiết tháo hơn người thì cũng chỉ là hồn ma nơi xứ lạ.
Nhìn lại cách sống, tâm hồn, phẩm chất của những nhân vật vừa nêu trên chúng ta đều thấy họ đã sống theo những khuôn mẫu, những tiêu chuẩn của chế độ phong kiến từng đòi hỏi. Trong số các nhân vật ấy, nàng Nhị Khanh và Vũ Thị Thiết là những con người lý tưởng. Và có lẽ những quan niệm, những đòi hỏi của lễ giáo phong kiến dù nghiệt ngã đến đâu cũng không thể đòi hỏi hơn ở họ. Thế nhưng những “tín đồ ngoan đạo” nhất của những quan niệm ấy lại là những kẻ bất hạnh, đều gặp phải bi kịch. Sống tuân thủ, phục tùng một cách vô điều kiện lễ giáo phong kiến họ lại không có hạnh phúc, thậm chí là nạn nhân đau khổ của thứ lễ giáo ấy.
Từ số phận cuộc đời Nhị Khanh, Vũ Nương chúng ta có thể thấy: họ là nạn nhân của những bi kịch từ xã hội và gia đình. Bi kịch từ phía xã hội có thể vượt qua nhưng đối với người phụ nữ bi kịch gia đình mới thật là ghê gớm, mới thật là tàn nhẫn bởi vì, với người phụ nữ Việt Nam thì sự hi sinh cho gia đình, cho chồng con là niềm hạnh phúc. Họ sống để cho chứ ít khi để nhận. ấy thế mà cái sự dâng hiến ấy, cái sự tận tụy ấy nhiều khi chỉ mang lại cho họ thiệt thòi, bất hạnh, bi kịch và cái chết.
Sáu nhân vật phụ nữ mà chúng ta vừa đề cập ở trên, có thể nói là mỗi người một vẻ mỗi người đều có những cảnh ngộ riêng. Sáu con người ấy có thể nói đã đại diện cho một nửa “thập loại chúng sinh”. Họ đã hội tụ tất cả những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ: tài hoa, nhan sắc, hiếu hạnh, thuỷ chung, thông minh, nhân ái, giàu lòng thương người và đức hi sinh. Với lễ giáo phong kiến, họ thực sự là những tấm gương tiêu biểu, là những
con người lý tưởng. Song kết cục của họ tuy mỗi người một vẻ nhưng lại thống nhất ở một điểm là bất hạnh và bi kịch.
Nàng Ngô Chi Lan, tài hoa bậc nhất, lại phải mãi mãi ôm mối hờn vì người đời ghen ghét, những kẻ thiển bạc nói xằng, cố tình làm hoen ố thanh danh của một con người có tài hoa gấm, có lòng đoan chính.
Nàng Thuý Tiêu vì nhan sắc mà mang họa, may được giải thoát nhưng phải trốn lánh gần chục năm trời.
Nàng Nhị Khanh (Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu) và Vũ Thị Thiết – những nàng dâu hiếu thảo, những người vợ, người mẹ tuyệt vời lại là nạn nhân của những phẩm chất tuyệt vời đó, nạn nhân của những bi kịch xã hội và gia đình mà thật cay đắng lại chính là cái gia đình mà họ đã vun đắp, đã hi sinh cho nó.
Dương thị, người đàn bà thuỷ chung như nhất, sống lương thiện, xinh đẹp và đoan chính đã khốn khổ vì chính cái nhan sắc rực rỡ ấy của mình, được giải thoát thì lại vĩnh viễn mang nỗi sầu phải rời bỏ đứa con mang nặng đẻ đau.
Nàng Lệ Nương tài sắc, bị ép làm cung nhân một cách bất đắc dĩ phải vĩnh viễn chia lìa với người yêu - người chồng tương lai để rồi kết cục làm ma nơi đất khách.
Tuy nhiên, phần kết thúc của các số phận trên dường như ít nhiều đều có hậu. Sở dĩ có được điều đó là vì Nguyễn Dữ đã cảm thông, chia sẻ với nhân vật của mình. Trái tim yêu thương của ông không để cho ông phản ánh về số phận của họ bằng ngòi bút lạnh lùng. Để làm dịu bớt nỗi đau nhân tình của những con người đó mà cũng là của những người phụ nữ nói chung, Nguyễn Dữ đã cho các nhân vật của mình có được ít nhiều sự an ủi. “ Ông muốn bù đắp những tổn thương mất mát và thiệt thòi mà họ phải gánh chịu khi đang sống. Để thực hiện ước nguyện ấy, Nguyễn Dữ đã mượn phương thức truyền
giới ấy tuy không có thật nhưng tốt đẹp hơn thế giới chúng ta đang sống và nó tồn tại ngoài thế giới khổ ải này” [26, tr.33].Việc làm ấy có thể giúp cho người phụ nữ còn ít nhiều niềm tin, ít nhiều hi vọng vào cuộc đời vốn đã bất công và ngang trái, dù là một niềm tin và hi vọng hết sức mơ hồ. Vì thế mới có màn gặp gỡ giữa Ngô Chi Lan và Sái Thuận để chiêu tuyết cho thanh danh của nàng. Cũng vì thế mới có cuộc gặp sau khi chết giữa Nhị Khanh và Trọng Quỳ và con cái nàng được vinh hiển về sau. Vì thế mới có cuộc đoàn tụ giữa Thuý Tiêu với chồng sau nhiều tháng ngày chia lìa đau đớn. Cũng vì thế mà Dương thị mới gặp lại được chồng, nàng Lệ Nương mới gặp lại được Phật Sinh, được cải táng bằng nước thơm, được khen là trinh thuần cương liệt.
Sự có hậu ấy còn do một nguyên nhân khác, đấy là sự ảnh hưởng của văn học dân gian đến sáng tác của Nguyễn Dữ. “Môtíp các nàng tiên cứu người chết oan khá phổ biến trong truyện truyền kỳ phương Đông. Tái hợp là nguyện vọng của mọi người.” [25, tr.31]
Từ số phận của Ngô Chi Lan, Lệ Nương, Thuý Tiêu, Dương thị, Vũ Nương, Nhị Khanh chúng ta thấy rằng dù họ có sống theo sự chuẩn mực của lễ giáo phong kiến thì số phận của họ vẫn là số phận của những con người đau khổ bất hạnh và bi kịch. Phản ánh về những số phận ấy, một ý nghĩa khách quan vượt ra ngoài cái chủ quan của Nguyễn Dữ: lễ giáo
phong kiến khô cứng thật là tai hoạ đối với người phụ nữ và càng sống theo những yêu cầu của lễ giáo phong kiến thì cuộc sống của họ, số phận của họ càng nhiều bi kịch.
Chương 3
số phận Người phụ nữ
có lối sống vượt ra khỏi lễ giáo phong kiến
Tuân theo yêu cầu của lễ giáo phong kiến, hạnh phúc của người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục đã luôn luôn bị đe doạ, bị tước đoạt, bị biến thành bi kịch hoặc cái chết. Người phụ nữ có thể tìm thấy hạnh phúc ở đâu và bằng cách nào? Đấy là câu hỏi mà Nguyễn Dữ đặt ra và chúng ta cũng đặt ra. Hy vọng trả lời được câu hỏi ấy, chúng tôi tìm hiểu những nhân vật phụ nữ mà chúng tôi xếp ở nhóm thứ hai – tức là những người phụ nữ sống không tuân theo những nguyên tắc của đạo đức lễ giáo phong kiến đã được Nguyễn Dữ miêu tả qua các truyện sau đây:
- Chuyện cây gạo
- Chuyện kì ngộ ở trại Tây
- Chuyện nghiệp oan của Đào thị - Chuyện yêu quái ở Xương Giang - Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên
Một vấn đề đặt ra cho chúng ta khi nghiên cứu những truyện trên là liệu những câu chuyện đó có một cơ sở hiện thực nào không? Trong số năm truyện kể trên thì chỉ có Chuyện nghiệp oan của Đào thị và Chuyện Từ
Thức lấy vợ tiên là có phần thực, có phần kì, thực ít, kì nhiều. Còn Chuyện cây gạo và Chuyện kì ngộ ở trại Tây, Chuyện yêu quái ở Xương Giang là
hoàn toàn kì ảo.
Khi viết lời bình của truyện Từ Thức lấy vợ tiên, Nguyễn Dữ (hoặc một người cùng thời với ông) cho rằng: “Than ôi, nói truyện quái sợ loạn truyện thường cho nên thánh hiền không nói. Nhưng việc Từ Thức lấy vợ tiên cho là thực không ư ? Chưa hẳn là không; cho là thực có ư ? chưa hẳn là có. Có không lờ mờ, câu truyện tựa hồ quái đản… Những bậc quân tử sau này khi để mắt đến sẽ liệu mà thêm bớt, bỏ chỗ quái mà để chỗ thường
thì phỏng có hại gì.”[8, tr.130]
Về lời bình ấy đã có ý kiến: “chúng ta hãy gạt đi thuyết luân hồi, quả báo, cái thuyết “không thị sắc, sắc thị không” của nhà Phật, chúng ta thấy người viết lời bình đã nói đúng ở chỗ: có một nội dung hiện thực qua một hình thức quái đản”[ 27, tr.251]
Nhìn lại tất cả các nhân vật phụ nữ được đề cập trong Truyền kỳ mạn
lục ta lại thấy: nếu như các nhân vật ấy là có thực thì dường như nhân vật
nào cũng sống theo những nguyên tắc đạo đức lễ giáo phong kiến( các nhân vật ở nhóm sáu truyện trên: Ngô Chi Lan, Lệ Nương, Nhị Khanh, Dương thị, Thuý Tiêu, Vũ Nương). Những nhân vật sống không theo những nguyên tắc đạo đức lễ giáo phong kiến thì chỉ có thể là hoá thân từ những yếu tố không phải là người như từ hồn hoa hoặc là người thì nhất thiết phải sau khi đã chết. Tại sao lại như vậy?
Từ các công trình nghiên cứu về Truyền kỳ mạn lục đã cho ta thấy: Viết Truyền kỳ mạn lục, ở mảng đề tài người phụ nữ và tình yêu của họ, Nguyễn Dữ đã thể hiện sự mâu thuẫn trong tư tưởng [31, tr.257]. Là con người của Nho giáo Nguyễn Dữ phải thể hiện quan điểm của mình dưới góc nhìn của Nho giáo, cho nên Truyền kỳ mạn lục có nhiều câu truyện ca ngợi, biểu dương những phẩm chất của người phụ nữ theo quan niệm đạo đức của lễ giáo phong kiến. Nhưng là con người của thế kỉ XVI, khi mà “khuôn khổ lễ giáo phong kiến đã bắt đầu rạn vỡ, quan hệ nam nữ luyến ái đã có phần nào phóng khoáng”[28, tr.257], Nguyễn Dữ có những cảm thông với những mối tình, những tâm sự, tâm trạng, những bi kịch của con người nhất là người phụ nữ. Điều đó giải thích vì sao khi viết về những mối tình trong
Chuyện nghiệp oan của Đào thị, Chuyện yêu quái ở Xương Giang, mối tình
của Trình Trung Ngộ và Nhị Khanh trong Chuyện cây gạo, Hà Nhân và hai nàng Đào, Liễu, ngòi bút của Nguyễn Dữ có nét “bay bướm”, “uyển chuyển”, “hả hê”, “Nguyễn Dữ đã để cho nhân vật bộc lộ tâm tình một cách
say sưa” [28, tr.257]. Cũng vì là con người của Nho giáo, Nguyễn Dữ không thể ca ngợi, chấp nhận hoặc cho phép thứ tình yêu lãng mạn, cái luyến ái có phần phóng khoáng ấy tồn tại như là nó vốn có trong thực tế. Nhà văn phải cho nó và chỉ cho nó tồn tại ở một thế giới khác. Đấy là thế giới của những hồn ma. Đó là nguyên nhân vì sao những nhân vật sống không tuân theo những nguyên tắc lễ giáo phong kiến thì chỉ có thể là những người sau khi đã chết hoặc là hồn ma biến hoá mà thành.
Trên cơ sở quan điểm tiếp cận như vậy, chúng tôi đi vào xem xét hành động lối sống của các nhân vật phụ nữ trong bốn truyện nói trên: