Nhân vật Ngô Chi Lan trong Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa

Một phần của tài liệu Truyền kỳ mạn lục (Trang 42 - 44)

11. Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên

2.1. Nhân vật Ngô Chi Lan trong Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa

Nếu chỉ đọc qua câu chuyện, ta có cảm giác, Ngô Chi Lan là một nhân vật phụ nữ mà số phận không có gì đặc biệt. Nàng có chồng là một người danh giá, nàng có tài văn chương được các vua nhà Lê yêu mến, được làm nữ học sĩ, nàng chết khi ngoài bốn mươi tuổi. Sau khi chết, chỉ thấy nàng xuất hiện một lần trong cuộc nói truyện thơ. Thế nhưng, đọc kỹ tác phẩm, ta sẽ thấy một nàng Ngô Chi Lan “tài tình tuyệt thế”, dù đã chết đi vẫn ôm mãi một nỗi “khảm kha bất bình” với con người, với cuộc đời.

Phần đầu của câu chuyện, tác giả cho chúng ta thấy Ngô Chi Lan là một phụ nữ xuất thân quyền quý. Nàng đã “là bậc nội trợ hiền của tiên sinh họ Phù. Nàng chữ tốt văn hay, nhất là thơ ca càng giỏi lắm. Đức Thuần hoàng đế (Thánh Tông) triều Lê, yêu tài văn mặc, vời nàng vào cung, giao cho việc dạy các cung nữ. Mỗi khi yến tiệc, nàng thường ôm quyển đứng hầu vua, hễ vua phán làm thơ, chỉ thoắt chốc đã làm xong ngay, không cần phải sửa chữa gì cả. Năm ngoài bốn mươi tuổi, nàng mất, táng ở cánh bãi Tây Nguyên.”

Nếu chỉ căn cứ vào những lời giới thiệu trên đây về thân thế của Ngô Chi Lan thì rõ ràng số phận của nàng không có gì đặc biệt và cũng không có gì phải nói. Thế nhưng xem xét toàn bộ câu chuyện ta sẽ thấy số phận của nàng vẫn là số phận của con người bất hạnh.

Là “nội trợ hiền của vị tiên sinh họ Phù” thì nàng phải sống chuẩn mực theo yêu cầu của khuôn phép Nho gia.

“Chữ tốt văn hay, thơ ca càng giỏi, nàng được Đức Thuần hoàng đế yêu tài văn học, vời vào cung giao cho dạy các cung nữ” thì hẳn cái tài văn

học của nàng đã có đất dùng. Hạnh phúc hơn nữa, người yêu cái tài văn học của nàng lại là một bậc thánh minh, vị Tao đàn nguyên suý, người được các sử gia đánh giá là “tư trời cao siêu, anh minh quyết đoán, hùng tài đại lược, võ giỏi văn hay”, vì thế mới có năm đĩnh vàng và danh hiệu “Phù gia nữ học sĩ” làm phần thưởng của nhà vua cho nàng.

Vào cung vua, dạy phép tắc cho cung nữ, nàng là người truyền bá và thực hành những nguyên tắc đạo đức lễ giáo phong kiến. Con người ấy chắc chắn phải là sản phẩm hoàn mỹ của thời phong kiến mới được giao cho trọng trách ấy.

Được ở gần Thánh Tông hoàng đế, nàng Ngô Chi Lan hằng chầu hầu nghiên bút nên thông lề luật, có “tài hoa gấm” mới ứng khẩu thành chương, “nức tiếng đương thời được làng văn mặc coi trọng”. Làm nữ sĩ, Ngô Chi Lan “thờ đức Thánh Tông lâu năm rồi lại thờ đức Hiếu Tông, nghĩa kết vua tôi nhưng tình thật như cha con, lúc chầu hầu, khi lui tới không cần giữ ý tỵ hiềm”

Con người ấy, lối sống ấy, tài năng ấy, đáng ra Ngô Chi Lan phải là người hạnh phúc. Có lẽ đã có rất nhiều người phụ nữ mơ ước được một phần những điều nàng đã có.

Thế nhưng, “cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu” đã đến với nàng. Điều bạc mệnh đầu tiên mà chúng ta biết được là năm bốn mươi tuổi nàng mất. Nhưng đâu phải chỉ có thế, nàng chết là mang theo mình một nỗi lòng không biết bày tỏ cùng ai. Bởi lẽ, lúc sống nàng được vua yêu mến về tài văn học, được ban thưởng cả danh lộc nên nhiều kẻ ghen ghét, “ những kẻ thiển bạc bày chuyện nói xằng”, cố tình làm nhem nhuốc thanh danh một bậc tài hoa tiết hạnh. Người đời khi dùng văn chương chế nhạo, bôi nhọ người khác thì cái độc ác ấy mới thật là ghê gớm vì người bị chế nhạo (nhất là người đã chết) không có cách nào để minh oan được cho mình.

không ai biết nếu không có cuộc gặp gỡ với anh linh của Đường Sái Thuận. Nàng Ngô Chi Lan, như nàng đã nói, sẽ mãi mãi là “hòn ngọc Khuê có dấu vết, lấy gì mài cho sáng, dũa cho sạch được”. Cái bả văn chương thật là tai hại với kẻ văn chương. Nàng Ngô Chi Lan khổ vì văn chương, tài sắc. Có lẽ cùng thời với Ngô Chi Lan, nàng Tiểu Thanh (Trung Quốc ) đã có một nỗi khổ vì bị người ta ghét người mà đốt cả văn chương. Cái nỗi khổ đau ấy đã khiến thi hào Nguyễn Du phải than thở, gọi nó là “cổ kim hận sự”, “phong vận kì oan”. Nỗi hờn kim cổ ấy, cái án phong lưu ấy cũng chính là nỗi hờn, cái án của bậc nữ học sĩ triều Lê này.

Từ cái oan khuất của nàng, từ cuộc gặp gỡ kì lạ của các bậc tao nhân mặc khách ấy, câu chuyện không chỉ cho chúng ta thấy nỗi đau của Ngô Chi Lan mà còn cắt nghĩa căn nguyên niềm oan khuất ấy của nàng bằng một nguyên nhân xã hội. Cũng qua câu chuyện ấy, qua câu nói của Sái Thuận: “Thơ của người đời xưa, lấy hùng hồn làm gốc, bình đạm làm khéo, câu tuy ngắn nhưng ý thì dài, lời tuy gần nhưng nghĩa thì xa. Người thời nay thì lại khác hẳn, hễ không có giọng đong đưa tất có giọng mỉa giễu, làm phú Cao Đường thì bôi xấu Thần nữ, làm ca Thất tịch thì nói mỉa Thiên Tôn, bày truyện đặt điều không còn cách nào tệ hơn nữa”, chúng ta có thể thấy được sự suy thoái của làng văn thời Nguyễn Dữ. Sống trong một xã hội như vậy thì những “hòn ngọc Khuê” như Ngô Chi Lan, và còn có biết bao nhiêu những người trinh liệt bị ngòi bút trào phúng làm cho bực mình cũng không có gì lạ.

Một phần của tài liệu Truyền kỳ mạn lục (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w