NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KĨ THUẬT THỂ LOẠI, PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ VÀ L ỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU (sau
3.1.2. Từ truyện ngắn theo quan niệm truyền thống đến truyện ngắn có sự phức hợp cốt
truyện (gia tăng những yếu tố thuộc về cấu trúc tiểu thuyết)
Theo quan niệm truyền thống, một cốt truyện chuẩn phải có đầy đủ năm thành phần: trình
bày – khai đoạn (thắt nút) – phát triển – đỉnhđiểm (cao trào) và kết thúc (mở nút) [23,tr.101]. Tuy nhiên trên thực tế, đặc biệt là đối với các nhà văn hiện đại, quan niệm về cốt truyện trở nên linh hoạt hơn, không nhất thiết phải có đầy đủ các thành phần đã nêu.
Nói đến truyện ngắn, về nguyên tắc, là nói đến một câu chuyện được thuật lại một cách ngắn gọn, có bố cục chặt chẽ, có mở đầu, có kết thúc. Trong xu thế chung của truyện ngắn hiện
đại, ở truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, cốt truyện không còn có tính chặt chẽ, đầy đủ các thành phần như yêu cầu của cốt truyện truyền thống.
Khảo sát truyện ngắn của ông, người viết nhận thấy ngay từ trước 1975 đã có sự linh hoạt, đa dạng về tổ chức cốt truyện. Những truyện như Con đường đến trường học, Chuyện đại đội, Lá thư vui… có cốt truyện khá đơn giản, ít xung đột, có khi chỉ là những mẩu chuyện bình dị của đời thường. Ở những truyện như Đất rừng, Nguồn suối, Nhành mai, Những vùng trời khác nhau, Mùa hè năm ấy…, câu chuyện được kể với hình thức phức tạp hơn. Trong mạch trần thuật, đã có sự đan xen, đảo ngược về thời gian giữa quá khứ và hiện tại. Tuy có sự co giãn gấp khúc về thời gian nhưng về cơ bản, kết cấu của chúng là đơn tuyến.
Ở những truyện như Câu chuyện trên trận địa, Mảnh trăng cuối rừng, nhà văn đã bắt đầu thể nghiệm một lối kết cấu đa tuyến có sự phân cắt, chồng lấn nhiều mạch chuyện. Trong Câu chuyện trên trận địa, tác giả kể lại những ghi chép được từ lời của đại úy Lâm – nhân vật xưng Tôi trong câu chuyện. Truyện mở đầu và kết thúc ở thì hiện tại với cảnh bắn rơi máy bay địch của một khẩu đội pháo. Xen vào giữa là câu chuyện của Lâm về Doãn – người chiến sĩ bắn rơi máy bay, về gia đình bố mẹ Doãn ở trong miền Nam… Cốt truyện đan xen nhiều mảng thời gian với nhiều biến cố khác nhau, tuy nhiên hơi rối. Thành công hơn cả là những thể nghiệm trong thiên truyện nổi tiếng Mảnh trăng cuối rừng. Kiểu kết cấu trùng phức với “người kể chuyện kép” giúp cho câu chuyện được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau, vừa có tính khách quan của một câu chuy ện thời chiến vừa được soi sáng từ điểm nhìn của người trong cuộc. Trong câu chuyện của người kể khách quan giấu mình, ta thấy có đến ba mạch truyện cùng tồn tại. Ngoài câu chuyện của Lãm kể về chuyến hành trình với Nguyệt, câu chuyện của chị Tính và Nguyệt lão, còn có một mạch truyện ẩn kể về những cảm nhận, những chuyển biến nhận thức của Tôi về Nguyệt. Từ những hồi ức đứt nối của nhiều người kể, câu chuyện trở nên hết sức hấp dẫn bởi sự mơ màng, huyền ảo của cái đẹp trong một hành trình khám phá chưa kết thúc.
Sau 1975, những thể nghiệm nêu trên tiếp tục được nhà văn sử dụng và phát triển trong một
“phong cách trần thuật có chiều sâu”. Xu hướng tiểu thuyết hóa tạo điều kiện cho nhà văn có dịp
để thể nghiệm những cách tân của mình về kĩ thuật truyện ngắn. Dường như không bằng lòng với những cốt truyện có bố cục chặt chẽ gợi cảm giác về một thế giới được định hình trong những khuôn mẫu cố định, nhà văn tìm đến với những cốt truyện linh hoạt hơn nhằm có thể tái hiện được những gì mong manh, bí ẩn, khó lí giải trong đời sống tâm lí phức tạp của con người trước cuộc đời “đa sự”. Mặc khác, những vấn đề bức xúc của cuộc sống thời hậu chiến dường như vượt quá giới hạn phản ánh của khuôn khổ thể loại. Cấu trúc nòng cốt của truyện ngắn vì vậy phải được phá vỡ để nhà văn có thể chuyển tải được nhiều hơn những thông điệp muốn gửi đến bạn đọc.
Với tinh thần nêu trên, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 đã có nhiều chuyển biến linh hoạt về kết cấu cốt truyện. Có những truyện ngắn chỉ gói gọn lại trong một tình thế suy t ư, chiêm nghiệm về cuộc đời như Bến quê, Một lần đối chứng…, có truyện chỉ đơn giản là tái hiện lại một mảnh đời vụn vặt như Mẹ con chị Hằng, Đứa ăn cắp…, có những truyện lại trải dài theo cả một số phận qua nhiều thời đoạn như trong Cỏ lau, Sống mãi với cây xanh, Phiên chợ Giát…
Kiểu truyện kể về những câu chuyện vụn vặt đời thường như Chuyện đại đội, Lá thư vui
(trước 75) nay vẫn tiếp tục xuất hiện với trường hợp của Mẹ con chị Hằng, Hương và Phai, Lũ trẻ ở
dãy K, Đứa ăn cắp… Ở đây, khung cốt truyện được nới lỏng đến mức nhiều lúc dường như không
còn truyện, chỉ là những mảnh đời vụn vặt, những cảnh sinh hoạt bình dị của đời thường. Trong các truyện “không có cốt truyện” này, hầu như khó tìm thấy những điểm nút đóng vai trò tạo xung đột hoặc giải quyết xung đột. Chuyện về cách đối xử của cô con gái với bà mẹ, những lời đàm tiếu về người khác của những người phụ nữ bên vòi nước tập thể, trò mai mối tưởng như đùa của hai đứa trẻ cho anh chị chúng bỗng trở thành sự thật, những chuyện đại loại như vậy diễn ra hàng ngày xung quanh ta. Sự suy ngẫm, phân tích, lí giải để rút ra ý nghĩa vấn đề được nhường lại cho người kể chuyện và bạn đọc. Chính vì vậy, so với trước, những truyện trên có tính gợi mở nhiều hơn.
Sự chuyển biến rõ nét hơn cả về kĩ thuật thể loại của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 là nằm ở các truyện có cốt truyện dựa vào kết cấu tâm lí hoặc phức hợp.
Như đã nêu ở phần trên, kiểu cốt truyện chủ yếu dựa vào “hành động bên trong” của nhân vật là một điều hiếm thấy trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trước 1975 (trừ trường hợp của
Đất quê ta). Sau 1975, ta có thể bắt gặp kiểu cốt truyện này trong rất nhiều truyện như Hạng, Bức
tranh, Dấu vết nghề nghiệp, Bến quê, Một lần đối chứng, Chú chim… Cùng với việc kết cấu dựa
vào sự vận động nội tâm của nhân vật, kiểu kết kết cấu phức hợp được gia tăng làm cho truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 vừa có điều kiện đi sâu khám phá thế giới nội tâm con người, vừa thông qua những chuyển biến của số phận cá nhân mà nêu lên được những vấn đề mang tầm vóc thời đại.
Trong mối quan hệ tương tác giữa hai thể loại có nhiều điểm gần gũi là truyện ngắn và tiểu thuyết, xu hướng tiểu thuyết hóa ở truyện ngắn Nguyễn Minh Châu thể hiện rõ nét ở sự biến đổi, nở rộng cả về dunglượng và quy mô phản ánh. Các truyện như Cỏ lau, Phiên chợ Giát, Sống mãi với
cây xanh… có xu hướng muốn ôm trùm cả một hiện thực bao quát với không gian và thời gian rộng
lớn. Ở các truyện này, câu chuyện không còn chỉ là những lát cắt của đời sống mà trải dài theo lịch sử của một số phận, một cuộc đời với những xung đột tâm lí phức tạp.Ý đồ khái quát số phận con người trong sự phức tạp của đời sống dẫn đến sự đan xen, chồng lấn của các tuyến sự kiện, từ đó xuất hiện kiểu cốt truyện phức hợp theo xu hướng tiểu thuyết hóa. Xu hướng ôm trùm những mảng
hiện thực rộng lớn nhằm tái hiện những vấn đề xã hội nhân sinh phức tạp làm cho những truyện ngắn vừa nêu “mang dáng dấp của những tiểu thuyết được cô đúc lại” [20, tr.669].
Trong những truyện ngắn loại này, bên cạnh tuyến chính gắn với cuộc đời của nhân vật trung tâm là những tuyến phụ mà nếu tách riêng ra cũng có thể tạo nên một truyện ngắn thu nhỏ.
Tuyến chính trong Cỏ lau là câu chuyện về cuộc đời của Lực, trải dài qua mấy chục năm chiến tranh cho đến ngày chiến thắng, nút thắt cuối cùng của đời người lính là một hoàn cảnh trớ trêu khi anh trở về gặp lại những người thân trong gia đình mình. Xen vào câu chuyện của Lực là cuộc đời của ông Quảng, và mối quan hệ của ông ta với hai người vợ, là cuộc đời sớm nhiều trắc trở của cô gái trẻ tên Huệ cùng với câu chuyện đi tìm hài cốt người yêu của cô. Ngay trong cuộc đời của Lực cũng chia nhiều chặng, trong đó có những nhánh rẽ hàm chứa một tình thế có vấn đề như câu chuyện của anh và cái chết oan uổng của người lính trinh sát tên Phi.
Ở Sống mãi với cây xanh, câu chuyện về cuộc đời bác Thông, về bà Ngan, về cặp vợ chồng Loan – Huân, bố của Huân (thế hệ quá khứ), thằng bé Tham (thế hệ tương lai)… đan bện vào nhau trong những quan hệ phức tạp, diễn ra trên nền của một hiện thực lịch sử rộng lớn kéo dài trong nhiều năm tháng, vắt qua nhiều thế hệ.
Trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, lồng trong câu chuyện của nhân vật Tôi là câu chuyện đầy biến cố của cô y sĩ Quỳ với nhiều mối quan hệ phức tạp. Lấy Quỳ làm tâm điểm, mối quan hệ giữa Quỳ và Hòa, Quỳ và Hậu, Quỳ và Ph. cũng có thể tạo nên những câu chuyện độc lập…
Quá trình “đa tuyến hóa” nói trên làm nảy sinh các vấn đề về mặt kĩ thuật buộc nhà văn phải xử lí để những truyện trên vẫn giữ được cốt cách của một truyện ngắn (tức chỉ tập trung nói một ý, một chủ đề, thể hiện một tư tưởng, gây một ấn tượng duy nhất…). Đó chính là việc sử dụng kĩ thuật nối kết của tiểu thuyết để xâu chuỗi các mảng, các phần trong truyện thành một khối thống nhất thông qua việc tổ chức điểm nhìn trần thuật, dùng các thủ pháp lắp ghép, lồng truyện, phân rã cốt truyện…
Trong Cỏ lau, song song với mảng sự kiện kể về công việc tìm kiếm và quy tập hài cốt những chiến sĩ đã hi sinh tại vùng núi Tử sĩ là mảng sự kiện liên quan đến hành trình đi tìm cuộc đời đã mất của Lực. Lồng vào đó là những câu chuyện về ông Quảng, về Huệ, về người lính tên Phi… Những mảng sự kiện đan xen tưởng như rời rạc đã được xâu chuỗi lại trong mạch trần thuật của người kể chuyện, cũng là nhân vật trung tâm của câu chuyện. Những đoạn hồi ức của Lực giúp kéo gần lại những khoảng thời gian vốn cách xa trong quá khứ, đồng thời đảm bảo cho mạch truyện được thông suốt. Có những chi tiết được khéo léo gài vào đoạn đầu để rồi phục hiện ở phần cuối. Hình ảnh đoạn thành cổ trống hoác Lực nom thấy khi ở hiệu ảnh đã xuất hiện lại khi anh hồi tưởng về Phi. Chi tiết về bức ảnh chụp vợ chồng người vệ quốc đoàn chính là đầu mối để dẫn đến cuộc trò
chuyện sau đó giữa Lực và ông Quảng, đến cuối truyện hình ảnh lứa đôi ấy còn trở lại một lần nữa trong tấm hình chụp chung của Huệ và Phi tạo nên mối liên kết bóng gió xa xôi. Sự nối kết các biến cố của số phận (kể cả biến cố lịch sử dưới góc nhìn số phận) thông qua điểm nhìn từ nội tâm của nhân vật Lực đã giúp tái hiện cả một mảng lịch sử chiến tranh từ những năm cuối kháng chiến chống Pháp cho đến những ngày sau 1975. Những chấn thương nội tâm của người lính được khám phá từ nhiều mối quan hệ, vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật nhờ vậy được bộc lộ toàn diện, sâu sắc hơn.
Ở một số truyện khá, ta cũng bắt gặp điều tương tự. Trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc
hành, mạch trần thuật của nhân vật Tôi với tư cách người chép chuyện giữ cho câu chuyện nằm trong một cái khung cố định. Việc di chuyển điểm nhìn về phía nhân vật tạo điều kiện để nối kết dễ dàng những mảng sự kiện đầy ắp biến cố chiến tranh (thông qua hồi ức của Quỳ). Sự xuất hiện mối quan hệ giữa Quỳ và Ph. sau khi chiến tranh kết thúc (vốn nằm trong ý đồ khắc họa người đàn bà “muốn làm thánh nhân” của nhà văn), có vẻ như được lắp ghép gượng ép, thực ra đã được tác giả chuẩn bị kĩ cho sự xuất hiện của nó từ phần đầu trong mối quan hệ giữa Hòa và Ph.. Trong Khách ở
quê ra, truyện mở đầu và kết thúc ở thì hiện tại, xen vào mạch chuyện về mấy ngày lão Khúng ở Hà
Nội là những quãng đời đầy biến động trong quá khứ của lão, tất cả được xâu kết lại qua những đoạn hồi ức của Định. Điều này cho phép nhà văn thu gọn lịch sử một đời người vào một khoảng thời gian tương đối ngắn, giúp cho câu chuyện có một độ căng nhất định của một truyện ngắn.
Khác với các trường hợp trên, kết cấu câu chuyện trong Sống mãi với cây xanh dường như lỏng lẻo hơn với việc tổ chức thành các phần tương đối độc lập:
Phần I: Một ông lão biết nói chuyện với cây cối
Phần II: Một cô gái ngại xê dịch và một thanh niên lang thang đi tìm cha Phần III: Người đàn bà đứng tuổi dưới gốc cây sầu đông
Như lời giới thiệu của tác giả, đây là một “thiên hồi kí đầy cảm động của cây sấu và cây cột điện”. Cây sấu và cây cột điện đóng vai trò như những nhân chứng lịch sử chứng kiến bao đổi thay của cuộc đời qua nhiều giai đoạn. Ngoài tình thế giả định nêu trong lời đề tựa, mạch truyện được nối kết bởi sự có mặt của các nhân vật chính trong từng phần. Nhân vật bác Thông xuất hiện ở cả ba phần, trừ khoảng thời gian hai mươi năm cuối. Sự xuất hiện của Huân trong phần hai thực ra đã được tác giả chuẩn bị bằng câu chuyện về người chiến sĩ tự vệ - bố của anh, trong bức tranh ở phần một. Thằng bé Tham là sự tiếp nối hình ảnh của Huân ở phần cuối. Các nhân vật bà Ngan, cô Loan xuất hiện từ phần hai cho đến cuối truyện, vào thời điểm mà hình ảnh cây sấu và ông lão năm xưa chỉ còn trong kí ức của họ. Sự kết hợp các nhân vật và các sự kiện vốn rời rạc, không mấy quan hệ với nhau thật ra là ý đồ của tác giả. Ứng xử với thiên nhiên, với môi trường, với quá khứ, với cộng đồng như thế nào ? Tất thảy các vấn đề trên đều có quan hệ chặt chẽ với nhau, không còn riêng của
một cá nhân mà động chạm đến cả mọi người. Tự mỗi người đọc có thể rút ra cho mình những suy ngẫm riêng từ nhiều vấn đề trong truyện.
Cùng với xu hướng kết cấu tâm lí, chuỗi sự kiện mạch lạc và chặt chẽ trong một cái khung cố định của kiểu cốt truyện đơn tuyến đã bị phá vỡ, từ đây xuất hiện hiện tượng “phân rã cốt truyện” theo những dòng chảy của tâm trạng.
Tiêu biểu nhất là trường hợp của Phiên chợ Giát. Câu chuyện bán bò của lão Khúng chỉ diễn ra trong khoảng mấy tiếng đồng hồ. Con đường từ nhà lão về chợ Giát cũng không dài lắm. Thế nhưng trên cái nền của thời gian, không gian hạn hẹp ấy, bao nhiêu biến cố ghê gớm của lịch sử và số phận, cùng với đó là những chấn động dữ dội trong tâm hồn nhân vật đã ào ạt ùa về, tràn vào mạch trần thuật. Theo mạch phát triển của dòng tâm tư, thời gian tuyến tính theo sự sắp xếp tuần tự các sự kiện nhường chỗ cho thời gian vận động bên trong tâm hồn nhân vật. Theo dòng tâm tư của nhân vật, xuất hiện những mảng hồi ức đan xen với diễn biến ở hiện tại, một chi tiết nhỏ nhặt cũng có thể gợi liên tưởng cho những suy ngẫm xa xôi, có cả những khoảng lặng ngưng đọng bên trong tâm hồn.
Có đến bốn mạch truyện xuất hiện trong Phiên chợ Giát. Mạch truyện thứ nhất kể về cuộc sống nhọc nhằn của gia đình lão Khúng khi từ miền biển lên khai hoang lập nghiệp tại vùng đất mới, mạch truyện thứ hai chủ yếu dùng để kể về cái chết của đứa con trai tên Dũng, mạch truyện thứ ba là những hồi ức về công cuộc làm ăn tập thể dưới bàn tay lãnh đạo của ông bí thư huyện ủy vốn xuất thân là dân buôn bò, mạch truyện cuối cùng là cuộc giải thoát cho con bò Khoang nhưng